THỊ TRƯỜNG

Nhiều mặt hàng thiết yếu ổn định giá

Ngày đăng: 21 | 06 | 2011

Theo đánh giá của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong nửa đầu tháng 6, giá cả các mặt hàng thiết yếu nhìn chung giảm và ổn định so với cùng kỳ tháng 5/2011. Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá dự báo, CPI tháng 6 có thể tăng ở mức 1,2% -1,4%.

Giá rau củ quả được dự báo sẽ giảm nhẹ
Mặt hàng thóc gạo ổn định trên cả 2 miền Nam Bắc. Trong khi đó, giá gạo Thái Lan đã tăng trong nửa đầu tháng này do nhu cầu nhập khẩu gạo Thái Lan của các nước châu Phi và Trung Đông tăng. Giá chào bán gạo xuất khẩu và giá gạo trong nước của Việt Nam giảm do thu hoạch ở vụ đông xuân nên nguồn cung trong nước tăng, trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo từ Việt Nam không cao. 
Vì Thái Lan và Việt Nam đang bước vào vụ thu hoạch mới với dự báo sản lượng sẽ tăng cao trong khi nhu cầu gạo thấp. Do đó, Cục Quản lý giá dự báo giá gạo sẽ giữ ổn định như hiện nay hoặc giảm.

Về thực phẩm tươi sống, so với nửa đầu tháng 5, giá các loại rau củ quả giảm nhẹ, giá các loại thịt ổn định. Riêng giá thịt lợn hơi tăng nhẹ mặc dù vẫn thấp hơn mức giá tháng 5/2011. Cục quản lý giá dự báo từ nay đến cuối tháng, giá các mặt hàng rau củ quả có xu hướng giảm nhẹ, giá các loại thịt có xu hướng ổn định.

Không tương đồng xu hướng với những mặt hàng thực phẩm thiết yếu kể trên, giá đường sau thời gian giảm do nguồn cung tăng, đến nay, bắt đầu có xu hướng tăng. Giá bán lẻ đường trong nước 15 ngày đầu tháng tương đối ổn định so với cùng kỳ tháng 5. Trong khi đó, giá đường thế giới tăng do nhu cầu tăng mạnh tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi khi mùa lễ hội của đạo Hồi đang đến gần. Nguồn cung đối với mặt hàng này bị thắt chặt và vụ mùa thu hoạch bắt đầu chậm khiến hoạt động XK đường tại các cảng của Brazil tiếp tục bị trì hoãn. 

Trước những lo ngại về hoạt động xuất khẩu đường tại các cảng của Brazil vẫn tiếp tục bị trì hoãn, Cục Quản lý giá dự báo, giá đường từ nay đến cuối tháng sẽ tiếp tục tăng nhẹ cho đến khi hoạt động xuất khẩu mía đường của Brazil trở lại bình thường.

Phân Urê là mặt hàng đầu vào của ngành sản xuất cũng ở trong xu hướng tăng giá trong thời gian vừa qua. Tại thị trường trong nước, giá bán phân bón Urê ổn định so với cùng kỳ tháng 5. Xu hướng giá ổn định này được xác định là do thị trường phân bón trong nước 15 ngày đầu tháng 6 có diễn biến khá chậm. Lượng hàng tiêu thụ ở mức bình thường tuy nhiên, giá các mặt hàng phân bón vẫn tăng nhẹ do giá phân bón thế giới liên tục tăng cao trong những ngày gần đây. 

Do đó, Cục Quản lý giá dự báo, trong nửa cuối tháng 6, giá phân bón trên thị trường thế giới có xu hướng tăng. Trong nước, mặc dù đã qua mùa vụ, nhu cầu giảm nhưng giá phân bón vẫn có xu hướng tăng nhẹ do ảnh hưởng của giá phân bón thế giới.

Khí hóa lỏng (LPG) cũng là thuộc nhóm mặt hàng chịu tác động tăng giá do diễn biến của giá thế giới. Tổng nhu cầu sử dụng LPG trong tháng 6/2011 dự kiến giữ ổn định như tháng 5/2011. Cụ thể, tổng nhu cầu LPG sử dụng cho sản xuất công nghiệp và dân dụng khoảng 90.000 tấn, trong đó, nguồn LPG sản xuất trong nước khoảng 52.500 tấn, phần còn lại là nguồn nhập khẩu 37.500 tấn.

Do thời tiết mùa hè nắng nóng, nhu cầu LPG ở một số nước châu Âu và Mỹ đã giảm. Các nước chịu ảnh hưởng bởi tình hình chính trị bất ổn ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Nhật Bản đã cân đối đủ nguồn thay thế và dự trữ... nên giá LPG nhập khẩu trên thị trường thế giới từ ngày 1/6/2011 là 890 USD/tấn, giảm 80 USD/tấn so với tháng 5/2011. 

Được xác định trên cơ sở giá LPG nhập khẩu nên giá LPG thị trường trong nước cũng giảm ở mức tương ứng. 4/5 công ty kinh doanh LPG lớn làm đầu mối đã gửi đăng ký giảm giá bán lẻ về Bộ Tài chính với mức giảm giá so với tháng 5/2011 là khoảng 4%-7,7%.

Thị trường vật liệu xây dựng cũng ổn định ở mức cao. Đối với mặt hàng xi măng, theo Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, trong 15 ngày đầu tháng, ước tổng sản lượng sản xuất đạt 653.000 tấn, giảm 132.000 tấn, mức tiêu thụ đạt 683.000 tấn, giảm 69.000 tấn so với cùng kỳ tháng trước. 

Đối với mặt hàng thép xây dựng, mặc dù giá phôi thép và nhu cầu tiêu thụ thép trong nước giảm nhưng các nhà máy sản xuất kinh doanh thép vẫn giữ giá bán hiện hành và có các biện pháp hỗ trợ đại lý như tăng chiết khấu, hỗ trợ vốn, chi phí vận chuyển. Trên thị trường, giá bán lẻ thép giảm nhẹ khoảng 300-500 đồng/kg so với cùng kỳ tháng trước. Theo dự báo của Cục Quản lý giá, giá thép tại thị trường trong nước trong nửa cuối tháng 6 có xu hướng ổn định.
AGROINFO – Theo VnEconomy

Nguồn:http://vneconomy.vn/20110621095723656P0C19/nhieu-mat-hang-thiet-yeu-on-dinh-gia.htm

NỘI DUNG KHÁC

Giá cá tra xuất khẩu đang tăng cao

21-6-2011

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) vừa cho biết, giá cá tra xuất khẩu hiện đang tăng từ 3-11% so với cùng kỳ năm 2010.

Trung Quốc ồ ạt gom nông sản Việt: Coi chừng nông dân bị lừa

20-6-2011

"Buôn bán với TQ có thể nói với chúng ta chưa bao giờ là "chuyện bình thường" cả. Bởi do buôn bán của ta với thương nhân TQ chủ yếu là biên mậu, giao hàng mới trả tiền nên đầy rủi ro...".

Sẵn sàng cho mùa vải bội thu: Vẫn còn nhiều "sạn"

20-6-2011

Đã thành lệ, cứ đến vụ thu hoạch vải là cảnh tượng chen lấn, xô đẩy, tắc nghẽn giao thông, chặt chém và ép giá lại xuất hiện… khiến nông dân chịu nhiều thiệt thòi. Năm nay, với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, nhiều người kỳ vọng, tình trạng này sẽ chấm dứt.

Xuất khẩu gạo, khó qua "ải"!

16-6-2011

Có khá nhiều doanh nghiệp gửi hồ sơ tới bộ để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nhưng một số hồ sơ phải trả về vì thiếu giấy xác nhận cơ sở xay xát.

Trung Quốc tranh mua nguyên liệu nông sản: Bài cũ học hoài chưa thuộc

16-6-2011

Trước sức cầu Trung Quốc quá lớn, nhiều loại nguyên liệu trong nước không chỉ tăng giá mà còn khan hiếm.

Thương lái Trung Quốc tận thu heo Việt Nam

16-6-2011

Mấy ngày gần đây, giá thịt heo trên đột ngột tăng mạnh trở lại, vượt qua “đỉnh” hồi tháng 4.2011, do nguồn cung ở các tỉnh phía Bắc thiếu hụt nặng, đặc biệt là do thương lái Trung Quốc đang gom hàng ồ ạt.

Hạt gạo và bài toán lợi nhuận người trồng lúa

15-6-2011

Thành tựu của ngành trồng lúa ở Việt Nam đã được thế giới khen ngợi, thế nhưng chúng ta vẫn day dứt vì những nông dân trồng lúa là những người nghèo nhất.

Muối tồn kho 235.000 tấn

15-6-2011

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa đề nghị bộ Công thương chưa phân giao hai lượng hạn ngạch nhập khẩu 50.000 tấn muối của năm nay với lý do lượng muối tồn dư trong nước còn nhiều.

Chờ “thuốc” cứu giá lúa

15-6-2011

Thông tin Hiệp hội Lương thực VN (VFA) quyết định sẽ mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo trong vụ lúa hè thu này bắt đầu từ 15.7, với giá không dưới 5.000 đồng/kg khiến nhiều nông dân hết sức phấn khởi.

Nguy cơ thiếu tôm nguyên liệu

15-6-2011

Tôm nuôi ở ĐBSCL chết hàng loạt không chỉ làm người nuôi tôm điêu đứng, mà còn khiến doanh nghiệp phải đương đầu với tình trạng thiếu nguyên liệu, dự báo có thể kéo dài đến cuối năm nay.

Biến phế thải thành phân bón giá rẻ

14-6-2011

Ông Ayumi Konishi, Giám đốc đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam nhận định: “Dự án sản xuất phân bón vi sinh giá rẻ cho cây sắn minh chứng cho óc sáng tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tác động giảm nghèo và tác động về môi trường của dự án này là rất lớn".

Long đong phận sắn: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

14-6-2011

Các cơ quan, nhà quản lý khuyến cáo, nếu nông dân ở nhiều địa phương đua nhau trồng sắn (khoai mì), rất có thể sẽ dẫm phải "vết xe đổ" của nhiều loại cây khác. Tuy nhiên, trên thực tế, sắn vẫn đang lấn rừng...