TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội nghị chỉ đạo quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng: Kiến nghị cho nuôi

Ngày đăng: 28 | 04 | 2011

Ngày 26/4, tại TP Sóc Trăng, hơn 150 đại diện các sở NN-PTNT của 8 tỉnh vùng ven biển ĐBSCL, các nhà khoa học các Viện Nuôi trồng thủy sản 2, Trường ĐH Cần Thơ, Cơ quan Thú y vùng VII và Hiệp hội các nhà nuôi tôm tham dự hội nghị chỉ đạo quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng do Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức.

Nhiều ý kiến tham luận tại hội nghị xoay quanh phân tích mặt lợi và bất lợi, nên hay không nên cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng đại trà, vượt ra ngoài vùng qui hoạch của một số tỉnh ĐBSCL.
Các Sở NN-PTNT ở ĐBSCL cho hay, từ năm 2008 đến nay, hầu hết các tỉnh ven biển đều có thả nuôi tôm chân trắng. Ban đầu quy mô diện tích, mật độ cũng như mô hình thả nuôi khác nhau, nhưng nhìn chung kết quả mang lại hiệu quả khá cao, nhất là trong những năm tôm sú thiệt hại lớn. Ngay vấn đề lo ngại lâu nay về dịch bệnh, nhất là hội chứng Taura cũng phần nào giải tỏa vì chưa phát hiện có bệnh này. Tôm chân trắng chỉ xảy ra một số bệnh thông thường như tôm sú: bệnh đốm trắng, MBV…Do vậy, các tỉnh kiến nghị Bộ NN-PTNT nên sớm cho phép nuôi trên diện rộng. Bởi trên thực tế diện tích nuôi tôm chân trắng vừa qua người dân đã âm thầm mở rộng. Đồng thời, các đại biểu cũng kiến nghị Bộ NN-PTNT có hướng dẫn cụ thể về quy trình nuôi, kiểm soát con giống, quản lý dịch bệnh.
Tuy nhiên, Vụ Nuôi trồng thủy sản nhấn mạnh: Tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực ở ĐBSCL, việc nuôi tôm chân trắng cần có quy hoạch riêng biệt để tránh lây lan dịch bệnh sang tôm sú. TS Lý Thị Thanh Loan, Viện Nuôi trồng thủy sản II nhận xét: “Qua các kết quả thử nghiệm gây cảm nhiễm hội chứng Taura trên tôm thẻ chân trắng cho thấy mức độ ảnh hưởng rất nhỏ, không đáng quan tâm”. Tuy nhiên, TS Loan khuyến cáo, bà con không nên nuôi thẻ ở những vùng sâu trong nội đồng mà chỉ nên nuôi khu vực ven biển theo hướng thâm canh để có thể kiểm soát được dịch bệnh và môi trường nuôi. “Riêng vấn đề mức độ cạnh tranh dẫn đến tạp giao giữa tôm chân trắng và tôm sú cho đến thời điểm hiện nay, các nghiên cứu vẫn chưa phát hiện. Nhưng về lâu dài cần có theo dõi và nghiên cứu thêm”- TS Loan nhấn mạnh.
Cùng ngày, đại diện các doanh nghiệp sản xuất và thương mại thuốc thú y thủy sản, các hộ nuôi tôm thảo luận, góp ý cho danh mục các chất có thể thay thế chất Trifluralin dùng trong nuôi thủy sản.
Giải tỏa nỗi lo, nhìn về thị trường một cách tích cực, ông Nguyễn Văn Nhiệm - Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), cho rằng: Trong tình hình tôm sú đang gặp dịch bệnh và thiệt hại nặng nề như hiện nay, nhìn sang tôm chân trắng đang rất có lợi thế. Nuôi tôm chân trắng chỉ cần 2 tháng đã có lời. Do đó, đối với những diện tích thả nuôi tôm sú bị thiệt hại, Hiệp hội đang cải tạo và thả nuôi khắc phục lại bằng tôm thẻ. Về thị trường xuất khẩu, ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch Ủy ban tôm VASEP, Tổng Giám đốc FIMEX (Sóc Trăng) cho biết: “Giá tôm đang rất cao, nên tôm thẻ chân trắng hiện đang có lợi thế. Hơn nữa, về màu sắc, kích cỡ tôm thẻ nuôi tại ĐBSCL đã đạt chuẩn theo yêu cầu các nước nhập khẩu”.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn thừa nhận: Tôm chân trắng vẫn có những ưu điểm nhất định khi phát triển tại ĐBSCL. Những lo ngại về hội chứng Taura đến nay gần như không có và cả tôm sú lẫn thẻ đều có những bệnh như nhau.
ĐBSCL đã và đang phát triển đối tượng nuôi này với nhiều mô hình khác nhau. Do vậy, ông Tuấn cho biết Tổng cục sẽ kiến nghị Bộ NN-PTNT cho phép được nuôi tôm thẻ cả trong và ngoài vùng quy hoạch theo hình thức nuôi thâm canh có điều kiện. "Trước mắt, các tỉnh ĐBSCL cần xác định việc nuôi chân trắng nhằm mục đích tận dụng thị trường chứ không phải để cạnh tranh với tôm sú. Đối với mô hình nuôi tôm thẻ quảng canh, các địa phương cần có tổng kết đánh giá để làm cơ sở chỉ đạo trong thời gian tới”- ông Tuấn nói.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/77594/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Sớm xúc tiến thành lập tổ hợp tác xã

27-4-2011

Sau khi đăng loạt bài về “Thừa nguồn lực, thiếu cú hích” phản ánh những bất cập của Nghị định 41, NTNN đã nhận được nhiều hiến kế của chuyên gia, nhà quản lý, đại diện ngân hàng.

Làm lúa theo VietGAP: Tăng hiệu quả sử dụng phân bón

27-4-2011

Một loại phân bón đáp ứng được tiêu chuẩn của VietGAP đã được Công ty Phân bón Bình Điền nghiên cứu, sản xuất và đưa vào ứng dụng thành công.

Gần 105 tỷ đồng cho dự án nông nghiệp cấp bách

27-4-2011

Bộ NN và PTNT chuyển từ khởi công mới sang chuẩn bị thực hiện 13 dự án cấp bách của ngành…

Thống nhất hỗ trợ 13,21 tỷ đồng phát triển vùng nguyên liệu mía

27-4-2011

Trong thời gian qua, tình trạng mua mía nhỏ giọt diễn ra ở các huyện Nghĩa Hành, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ (Quảng Ngãi). Những nơi này còn đến hàng chục ngàn tấn mía cây chín rộ nhưng chưa được phát phiếu thu họach. Người trồng mía ở Quảng Ngãi đang hết sức lo lắng vì mía cháy khô ngoài đồng và nhiều đồng mía đã trổ cờ, làm giảm sút năng suất và chất lượng.

Bảo hộ giống cây trồng còn hạn chế

27-4-2011

Công tác đầu tư của Nhà nước cho đào tạo và phát triển giống lúa được ưu tiên. Tuy nhiên, theo thống kê, tỷ lệ giống lúa được đăng ký bảo hộ còn rất hạn chế.

Liên kết chăn nuôi, các bên cùng có lợi

26-4-2011

Trước thực trạng giá thức ăn chăn nuôi leo thang từng ngày, trong khi đầu ra không ổn định, nhiều hộ chăn nuôi ở xã Diên Lộc (Diên Khánh - Khánh Hòa) đã liên kết để sản xuất nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận khi tiêu thụ sản phẩm.

Bảo hiểm bò sữa ở Mộc Châu: Một cách làm hiệu quả

26-4-2011

Tháng 7 tới đây, bảo hiểm nông nghiệp bắt đầu được triển khai thí điểm ở 21 tỉnh, thành phố trên một số đối tượng cây trồng - vật nuôi nhưng tại Mộc Châu (Sơn La), bảo hiểm bò sữa do Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu triển khai trong 7 năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, được người chăn nuôi nhiệt tình hưởng ứng. Qua mô hình này, người ta thấy rõ mối liên kết bền chặt giữa nông dân và doanh nghiệp khi quyền lợi và trách nhiệm hài hòa.

Nhiều địa phương triển khai đưa hàng Việt về nông thôn

26-4-2011

Thời gian qua, việc đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa của các doanh nghiệp nhằm hưởng ứng Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được tiến hành khá quyết liệt. Hiện nhiều địa phương đã và đang tiếp tục triển khai việc đưa hàng Việt về nông thôn, góp phần thiết thực bảo đảm an sinh xã hội.

Dự báo vụ lúa Hè - Thu vẫn tiềm ẩn yếu tố bất lợi

26-4-2011

Nông dân trong tỉnh An Giang đã cơ bản thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân 2010 – 2011, bước vào xuống giống đại trà vụ lúa hè thu 2011. Đến nay nông dân đã xuống giống được hơn 100.000 ha lúa trong tổng số 230.000 ha theo kế hoạch, đồng thời tập trung chăm sóc diện lúa mới xuống giống khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp.

Nông sản tăng giá: ai được lợi?

26-4-2011

Bước sang năm 2011, chỉ số giá lương thực trên thế giới đã tăng 28,3% so với giữa năm 2010. Nhiều mặt hàng đang thiết lập mức giá kỷ lục từ trước tới nay như: tiêu, cà phê, thủy sản, cao su. Hầu hết các mặt hàng nông, lâm, thủy sản khác cũng đều đang tăng giá mạnh mẽ.

Nông dân nhận... lương hưu

25-4-2011

Các cụ cao tuổi là những người đầu tiên được nhận lương hưu ND. Gương mặt của các cụ đều tươi cười rạng rỡ. Hội trường trước giờ khai mạc thật rộn rã với những câu chuyện thăm hỏi nhau về sức khoẻ, con cháu...

Xây dựng tâm lý “trọng thợ”

25-4-2011

Dù được hỗ trợ học nghề miễn phí, nhưng nhiều thanh niên nông thôn vẫn không đi học vì tâm lý “ngại làm thợ”. Tâm lý này cần có sự tác động thay đổi để có được lớp thợ trẻ giỏi việc, yêu nghề...