TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xây dựng tâm lý “trọng thợ”

Ngày đăng: 25 | 04 | 2011

Dù được hỗ trợ học nghề miễn phí, nhưng nhiều thanh niên nông thôn vẫn không đi học vì tâm lý “ngại làm thợ”. Tâm lý này cần có sự tác động thay đổi để có được lớp thợ trẻ giỏi việc, yêu nghề...

Ghi nhận của NTNN tại TP.HCM.
Quay lưng với học nghề
Ông Đặng Bốn - Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp - đào tạo, Trung tâm Dạy nghề quận 2 cho biết: “Khi đất canh tác nông nghiệp không còn, quận 2 đã đầu tư xây dựng một trung tâm dạy nghề với vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng, mở nhiều ngành nghề đào tạo như: May công nghiệp, tiện-phay-bào, sửa chữa ô tô, điện công nghiệp - dân dụng, may… với máy móc, trang thiết bị tiên tiến và kết hợp với các trường trung cấp, cao đẳng và đại học mở nhiều ngành với nhiều trình độ khác nhau, nhưng vẫn không thu hút được học viên vào học”.
Tuy đầu tư bài bản, nhưng Trung tâm Dạy nghề quận 2 vẫn không tuyển được học viên.
 
Ông Đặng Bốn đưa thêm ví dụ: “Năm trước chúng tôi có tổ chức cho thanh niên trên địa bàn quận học nghề để về làm việc tại Khu công nghệ cao quận 9. Tiền học không phải đóng, trong khi học có xe đưa đón, tốt nghiệp có việc làm liền. Học được 2-3 tháng không em nào chịu đi học nữa”.
Thầy Trần Văn Hùng - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng lo lắng: “Cách đây 8 năm, nhà trường không lo thiếu học sinh, giờ lại phải cố “lượm” từng học sinh một vào học”. Các trường “top” khác như: Trường Cao đẳng Nghề TP.HCM, Trường cao đẳng Cao Thắng, Trường Cao đẳng Nam Sài Gòn… cũng chung tình cảnh.
Thậm chí, theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thanh niên theo học nghề nếu thuộc diện 135 (thu hồi đất) thì được thành phố hỗ trợ 3 triệu đồng/người/năm; bộ đội xuất ngũ được hỗ trợ học một nghề không giới hạn kinh phí đào tạo tới khi học xong. Đối với thanh niên nông thôn được hỗ trợ 2 triệu đồng. Thanh niên học nghề xong sẽ được tạo điều kiện vay vốn kinh doanh hay giới thiệu việc làm miễn phí... Tuy chính sách rộng như vậy, nhưng thanh niên vẫn không học.
Nặng nề tâm lý “làm thợ”
Nguyên nhân khó tuyển sinh trường nào cũng có thể chỉ ra, đó là thanh niên không muốn làm thợ vì tâm lý “trọng thầy khinh thợ”. Anh Đoàn Nguyên Khoa, 22 tuổi (tổ 8, khu phố 4, Phước Long B, quận 9) sau khi xuất ngũ được UBND phường giới thiệu đi học nghề ở trung tâm dạy nghề, nhưng Khoa lại đăng ký học từ xa hệ tin học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM. “Dù là học từ xa, nhưng cũng là học đại học. Chứ học nghề ra chỉ làm thợ, bạn bè khinh rẻ” - Khoa nói.
TP.HCM có hơn 30 trường trung cấp nghề, 41 trường trung cấp chuyên nghiệp, 24 trung tâm dạy nghề quận (huyện) và khoảng 60 trường CĐ-ĐH có đào tạo hệ trung cấp. Tuy nhiên năm nào cũng vậy, cứ đến mùa tuyển sinh các trường lại loay hoay với “nỗi buồn” thiếu người học.
Tại khu phố 3, đường Nguyễn Duy Trinh (phường Bình Trưng Đông, quận 2), lão nông Nguyễn Văn Hai nay đã chuyển nghề sửa xe gắn máy buồn bã nói: “Ngày trước tôi quanh năm làm ruộng, nhưng nay do đô thị hóa, tôi kịp học nghề sửa xe gắn máy, cuộc sống khá hơn, có của ăn của để. Vậy mà con tôi chê học nghề vì nói làm thợ lấm lem lại nặng nhọc quá!”.
Cũng tương tự quận 2, ở huyện Nhà Bè, Bình Chánh, quận 9, quận 12… tình hình “kéo” thanh niên học nghề còn thê thảm hơn vì quá trình đô thị hóa quá nhanh, thanh niên không kịp thích ứng.
Cùng ra quân với Đoàn Nguyên Khoa, Nguyễn Văn Dũng lại chọn cho mình con đường học nghề tại Trung tâm Dạy nghề quận 9, hiện nay Dũng đã mở cửa hàng và đang nhờ phường tạo điều kiện vay vốn để mở rộng sản xuất. Theo Dũng: “Giờ học nghề ra làm lương đã 3-4 triệu đồng, gấp rưỡi lương đại học, nếu làm nghề tốt thì thu nhập còn cao hơn. Quan trọng nhất hiện nay là tâm lý của người học và xã hội”.
Nhằm thu hút người học, nhiều trường cho rằng hiện tại quan trọng nhất là thay đổi tâm lý, cách tác động để xã hội có thái độ “trọng thợ” như “trọng thầy” và đào tạo thợ giỏi. Theo quy định của Nhà nước, hiện nay những người học nghề xong có thể học liên thông lên cao đẳng và đại học, có thể trở thành kỹ sư, nhà doanh nghiệp… Đó là “cửa mở” cho học nghề để có những thợ giỏi trình độ cao. Vì vậy, cần làm tốt hơn nữa công tác hướng nghiệp ngay từ khi học sinh nộp hồ sơ dự thi, xét tuyển vào các trường nghề.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay
Nguồn: http://danviet.vn/40524p1c25/xay-dung-tam-ly-trong-tho.htm

NỘI DUNG KHÁC

Lấy “công” xây “nông”

25-4-2011

Từ một xã thuần nông, xã Nam Cường (TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái) đã trở thành điểm sáng về xây dựng NTM toàn diện, đặc biệt là việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, du lịch và tạo dựng sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Xu hướng tăng giá tháng 4 được dự báo chậm lại

22-4-2011

Dự báo giá thị trường tháng 4 tiếp tục có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng sẽ chậm lại so với tháng 3, do cân đối cung cầu hàng hóa về cơ bản được bảo đảm, nhu cầu và giá cả một số hàng hóa thiết yếu trong nước đang có xu hướng giảm hoặc ổn định và hiệu quả bước đầu của các biện pháp tập trung kiềm chế lạm phát, theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Tiên lượng vụ xuân 2011

22-4-2011

Có thể nói, chưa bao giờ điều kiện thời tiết, khí hậu lại có những biểu hiện bất thường như vụ xuân này.

Phát triển ngành nghề, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp nông thôn

22-4-2011

Với nhiều chính sách hỗ trợ mang tính dài hạn nhằm phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã tích cực triển khai các hoạt động khuyến công và đã thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Đưa nghị định 41 vào cuộc sống - Thiếu vốn, nông dân tự bơi

22-4-2011

Giải ngân vốn theo NĐ 41, dù được nông dân đánh giá là giải quyết có hiệu quả những khó khăn về điều kiện vay vốn và tạo sức bật mới cho nông thôn, nhưng chưa phải nông dân nào cũng được tiếp cận nguồn này.

Dân lại hoang mang lo xăng tăng giá

22-4-2011

Mấy ngày qua, người dân các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh... lại xôn xao bàn tán chuyện xăng dầu sắp lên giá, bởi đã xuất hiện tình trạng các cây xăng bán hàng nhỏ giọt.

Giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ

22-4-2011

Gạo 5% tấm xuất khẩu tuần này dao động từ 480 - 485 USD/tấn, trong khi gạo 25% tấm có giá 450 USD/tấn, FOB, tăng 5 – 10 USD so với tuần trước.

Giá nhiều mặt hàng nông, thủy sản ở mức cao

22-4-2011

Giá cá tra nguyên liệu lập kỷ lục mới, giá tôm sú tăng vì thiếu hàng, giá gạo và thịt heo đồng loạt tăng.

Giá cà phê arabica tạm rời mức cao 34 năm, triển vọng tăng tiếp

22-4-2011

Tổ chức Cà phê Quốc tế dự đoán, giá cà phê arabica có thể lên tới 4 USD/lb trong năm nay vì dự trữ đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1965.

Giá hạt điều tiếp tục giảm sâu

22-4-2011

Trưa 21/4, giá hạt điều tươi tại Bình Phước, vùng trồng điều trọng điểm của nước ta, tiếp tục giảm sâu xuống mức 22.000-23.000 đồng/kg, có chung mức giá với Bà Rịa-Vũng Tàu.

Nông sản VN cần chú trọng thương hiệu

22-4-2011

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia tại Hội thảo mô hình và giải pháp tiếp thị, xây dựng thương hiệu nông sản bền vững, do thời báo Kinh Tế Sài Gòn tổ chức tại TP.HCM ngày 21-4.

Nhập thủy sản sống phải xin phép

22-4-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo thông tư liên quan đến thủ tục nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản.