HỘI THẢO

Bạc Liêu: Chậm gỡ khó cho ngư dân, 50% tàu đánh cá nằm bờ

Ngày đăng: 20 | 04 | 2011

Khoảng 50% tàu đánh cá của ngư dân Bạc Liêu hiện nằm bờ, do giá các loại vật tư, nguyên nhiên liệu đầu vào tăng mạnh, trong khi cơ quan quản lý sản xuất đối với lĩnh vực khai thác biển lại quá chậm chạp trong việc phối hợp với địa phương để có những giải pháp cấp bách tổ chức lại sản xuất thích ứng với tình hình mới.

Tổ hậu cần nghề cá là biện pháp hữu hiệu duy nhất trong thời điểm này để giúp ngư dân tiết kiệm nhiên liệu ra vào bến, bám biển khai thác dài ngày. Đáng tiếc là hiện vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra phối hợp tổ chức có bài bản, qui củ cho ngư dân làm theo. Những tổ hậu cần nghề cá hiện có rất ít, và chủ yếu do sáng kiến của ngư dân trước "bão giá". Họ tự liên kết theo dòng tộc, xóm làng; ngành nghề khai thác để tự thích ứng và duy trì sản xuất, bảo quản ngư lưới cụ, phương tiện và hơn thế là để ''nuôi sống'' hàng ngàn ngư phủ là ''bạn tàu'' của các chủ phương tiện cùng đồng cam cộng khổ lâu nay.
Với giá nhiên liệu tăng trên 4.000 đồng lít sau 2 đợt điều chỉnh giá, các tàu ra khơi khai thác biển phải gánh thêm nhiều chục triệu đồng cho phần nhiên liệu. Giá ngư lưới cụ, thực phẩm cũng tăng theo từ 15 đến 25% tùy loại làm cho giá đầu vào tăng quá lớn, quá sức chịu đựng của các chủ phương tiện. Trong khi đó, ngư trường khai thác trên biển diễn bíến xấu, suy giảm sản lượng khai thác đặc biệt là đối với con tôm. Cho nên, dù hết sức cố gắng bám ngư trường, nhưng sản lượng tôm biển khai thác được của trên 1.000 phương tiện đánh bắt hiện có của Bạc Liêu trong quí I/2011 cũng chỉ bằng 58% sản lượng so với cùng kỳ năm 2010, trong khi đó con tôm chiếm hơn 50% giá trị của một chuyến đi biển của từng phương tiện. Giá bán nguyên liệu tôm, cá tuy cũng tăng, nhưng không đáng kể so với giá nhiên liệu vật tư đã tăng, cho nên nếu khi thác sản lượng đạt thấp sẽ không bù nổi chi phí cho một chuyến đi biển, lỗ vài chục triệu đồng là chuyện rất dễ xảy ra cho một chuyến ra khơi đối với loại tàu có công suất trên 45CV khai thác từ 15 đến 20 ngày trên biển.
Các cấp, các ngành có trách nhiệm cần có giải pháp phối hợp với các cơ sở bán nhiên liệu, chủ vựa cá ký kết hợp đồng với các chủ phương tiện để ứng trước nhiên liệu cho các tàu đánh cá; sau khi về bến, tàu cá bán lại tôm, cá nguyên liệu theo giá thị trường cho các chủ vựa trong cảng, sau đó thanh toán tiền tạm ứng nhiên liệu cho chủ cơ sở bán xăng dầu cho tàu cá đã tạm ứng trước đó và theo đà đó thực hiện tiếp cho những chuyến đi biển về sau. Làm được việc này sẽ giúp cho các tàu đánh cá có điều kiện bám trụ ra khơi khai thác, ổn định đời sống của hàng chục ngàn lao động nghề cá, bảo đảm an sinh xã hội đối vùng ven biển Bạc Liêu.
Nếu để tàu cá tiếp tục nằm bờ, ngư lưới cụ, tàu cá sẽ dễ hư hỏng do phơi nắng, lãng phí tiền của công sức của người dân và sẽ phát sinh các vấn đề phức tạp về an sinh xã hội không đáng có từ hàng ngàn lao động trẻ không có việc làm. Cùng chung tay gỡ khó với ngư dân là việc cần làm ngay ở Bạc Liêu hiện nay./.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản
 

NỘI DUNG KHÁC

Tiền Giang: Công trình “ngọt hóa” đạt hiệu quả cao

20-4-2011

Hơn 40.000ha lúa đông xuân ở các huyện: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và thị xã Gò Công đã được thu hoạch với năng suất gần 7 tấn/ha; không có diện tích nào bị thiệt hại do thiếu nước ngọt.

Quảng Ngãi: Thu mua mía rất chậm!

19-4-2011

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Công văn đề nghị Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi dừng thu hồi kinh phí tạm ứng cho nhân dân trồng mía theo các cơ chế hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh; giao Sở Tài chính tổng hợp, trình UBND tỉnh giải quyết kinh phí thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu mía trước ngày 30/4/2011.

Người trồng ớt ở Bình Định: Vui vì trúng mùa, được giá

19-4-2011

Từ đầu năm đến nay, giá ớt tươi trên địa bàn tỉnh Bình Định liên tục tăng cao, hiện đạt 25.000 - 30.000 đồng/kg, bà con nông dân hết sức vui mừng.

Lạc không củ, ngô không hạt!

19-4-2011

Hậu quả những đợt rét đậm, rét hại kéo dài của vụ đông xuân 2010-2011 làm cho sản xuất nông nghiệp ở Quảng Trị gặp muôn vàn khó khăn. Nông dân ở các huyện Cam Lộ, Đakrông, Gio Linh... đang dở khóc, dở cười vì gần đến thời gian thu hoạch nhưng lạc không có củ, ngô không có hạt, lúa chậm phát triển... thiệt hại vô cùng lớn.

Những cánh đồng dưa hấu... đắng

18-4-2011

Nếu như Quảng Trị, một tỉnh Bắc Trung bộ đang nguy cơ mất mùa nhiều cây trồng vụ đông xuân thì phía trong đèo Hải Vân, sản xuất nông nghiệp cũng bị thiệt hại nghiêm trọng do mưa lạnh bất thường.

Đông Hưng - "Vương quốc" thanh trà

18-4-2011

Thanh trà là một loại cây ăn trái ít phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiện chỉ trồng tập trung tại ấp Đông Hưng I và 2, thuộc xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Hà Tĩnh: Hội Nông dân xung kích làm nông thôn mới

18-4-2011

Hội Nông dân (ND) Hà Tĩnh đã xác định nhiệm vụ tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ hàng đầu trong năm 2011 và những năm tiếp theo.

Trà Vinh: Thời tiết bất thường gây thiệt hại cho người nuôi tôm sú

18-4-2011

Các hộ nuôi tôm sú ở vùng ngập mặn ven biển tỉnh Trà Vinh đang gặp bất lợi về thời tiết. Tuy mới bước vào đầu vụ thả giống nhưng 2.200 hộ bị thiệt hại nặng với khoảng 116 triệu con tôm sú giống từ 30 - 75 ngày tuổi bị chết, tập trung chủ yếu ở các hộ thả giống sớm theo hình thức quảng canh cải tiến trên địa bàn hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang.

Vĩnh Long: Định hướng cho một ngành nông nghiệp phát triển toàn diện

18-4-2011

Vĩnh Long là một địa phương có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, với sản phẩm đa dạng như lúa gạo, trái cây, gia súc, gia cầm và thủy sản. Những sản phẩm này gần như có quanh năm. Tuy nhiên, để đột phá trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Vĩnh Long cần chọn ra cho mình sản phẩm chủ lực để có hướng đầu tư và tiêu thụ.

Ninh Bình: Hiệu quả từ hoạt động khuyến công

14-4-2011

Thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình đề án, hoạt động khuyến công tỉnh Ninh Bình đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp nông thôn tỉnh.

Vĩnh Long: Sản xuất lúa theo hướng bền vững

14-4-2011

Tỉnh Vĩnh Long đang tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng bền vững, phấn đấu năm nay sản xuất lúa 3 vụ đạt hơn 164.000ha, với tổng sản lượng 894.000 tấn phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Tiền Giang: Nông dân lãi cao nhờ trồng cây ăn quả đặc sản

14-4-2011

Mặc dù thời tiết, thủy văn bất lợi, khô hạn kéo dài nhưng nông dân Tiền Giang thu hoạch trên 298.000 tấn trái cây trái vụ các loại, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu, tăng trên 22% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, hầu hết các loại trái cây đặc sản chủ lực của địa phương như: thanh long, cam bưởi, sầu riêng, dứa...không chỉ tiêu thụ mạnh mà còn luôn giữ giá cao, bình quân tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước tùy theo loại.