ẤN PHẨM

Sắn ào ạt tràn biên

Ngày đăng: 04 | 04 | 2011

Từ một loại cây trồng được coi như “hạ đẳng”, rẻ rúng chỉ cách đây vài năm, cây sắn đang trở nên danh giá bậc nhất trong các loại cây trồng. Tại các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, mặc cho giá sắn trong nước đang thượng đỉnh, sắn Việt Nam vẫn ào ạt tuồn qua cửa khẩu, bởi giá sắn XK luôn thắng thế so với trong nước.

Sắn mốc, sắn thiu đều chảy ngược 
Ở miền Bắc, phần lớn lượng sắn thu hoạch từ cuối năm 2010 đều được tập trung vào tay các ông chủ thu mua nông sản cỡ bự ở khu vực Chương Mỹ (Hà Nội). Khu vực ven QL 6 qua huyện Chương Mỹ hiện tập trung gần trăm DN kinh doanh nông sản, là nơi trung chuyển sắn lớn nhất miền Bắc. Cũng như ngô, sắn từ Nghệ An, Thanh Hóa trở ra, tới các vựa trồng sắn vùng Tây Bắc như Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình... đều được gom về các kho hàng khổng lồ tại đây để sơ chế, sấy khô và đóng bao trước khi chuyển tới các NM TĂCN tại miền Bắc hoặc tuồn lên các cửa khẩu tại Lào Cai, Lạng Sơn hay Quảng Ninh.
 
Nhớ lại những năm 2008-2009, thời kỳ sắn mọc mầm trên nương nông dân không thèm nhổ vì giá sắn củ tươi có lúc chỉ 200đ/kg. Ngay cả sắn lát khô, chất lượng tốt đưa lên biên giới còn bị chủ hàng Trung Quốc chê ỏng chê eo. Không ít chủ hàng ít vốn tại Chương Mỹ đã phải chết đứng vì sắn đưa lên biên giới Lạng Sơn chất đống mốc meo, chờ dài cổ vẫn không có bạn hàng nào bên Trung Quốc rước đi. Chỉ những ông chủ bộn tiền, chuyên ký hợp đồng cung cấp sắn cho các NM TĂCN lúc đó là chắc ăn nhất, bởi mặc dù sắn nhập cho NM TĂCN thường đòi hỏi chất lượng khắt khe, nhưng ngược lại “cầu” luôn ổn định bền vững, giá lại cao. Còn bây giờ thì ngược lại, dân buôn sắn quay sang đổ hàng lên biên giới, vì ngay cả giá sắn mốc, sắn kém chất lượng XK đi Trung Quốc cũng có giá cao hơn cả “sắn xịn” bán cho NM TĂCN trong nước.
 
Anh Hoàng Văn Đê, GĐ Cty Đê Thơm (Chương Mỹ, Hà Nội), một DN chuyên gom sắn XK đi Trung Quốc phân tích: Chưa bao giờ sắn lại có giá như hiên nay. Từ mức giá khoảng 4.000đ/kg vào đầu năm 2010, gía sắn khô đẹp, độ ẩm 14% bán ngay tại kho ở Chương Mỹ hiện đã lên tới 5.700 – 5.800 đồng/kg. Nếu sắn đủ tiêu chuẩn, chở tận nơi cho các NM TĂCN tại miền miền Bắc thì mức giá hơn 6.000đ/kg. Với mức này, các DN thu gom sắn từ cuối năm 2010 với giá chỉ 4.000 – 4.300 đồng/kg, trừ chi phí sấy, lưu kho, đóng bao, vận chuyển... bán cho NM TĂCN cũng đã lãi không dưới 200 nghìn đồng/tấn. Tuy nhiên, điều này vẫn không làm cho các DN kinh doanh nông sản mặn mà, bởi độ sốt giá sắn trong nước như thế chưa ăn thua gì so với giá sắn XK sang Trung Quốc.
 
“Sắn nhập cho NM TĂCN phải sạch nấm mốc, đạt tiêu chuẩn độ ẩm, không tạp chất... Chưa kể một số Cty như Cargill, EH, Wimax... còn bắt buộc phải bóc vỏ cáy, đóng bao phải màu trắng... Tiêu chuẩn ngặt nghèo thế nhưng giá lại thấp hơn cả sắn thải loại xuất sang Trung Quốc. Thị trường sắn thời gian tới chắc chắn sẽ còn cạnh tranh khốc liệt hơn nữa. Bởi sớm nhất cũng phải đến tháng 5/2011, nguồn sắn ở miền Bắc mới có thu hoạch vụ mới ở khu vực Thạch Thành, Cẩm Thủy... của Thanh Hóa. Với tình hình này, các DN tiêu thụ sắn, đặc biệt là DN TĂCN trong nước sẽ rất khó cạnh tranh mua được nguyên liệu” – GĐ một DN thu mua sắn ở Hà Nội nhận định.
Theo những DN thu mua nông sản tại Hà Nội cho biết thì hiện nay, sắn chủ yếu được XK đi Trung Quốc qua các cửa khẩu của Lạng Sơn. Tuy nhiên, các DN nông sản ở Hà Nội không trực tiếp XK được sắn đi Trung Quốc, mà còn phải chở hàng lên khu vực TP Lạng Sơn bán lại cho hàng trăm ông chủ khác. Những ông chủ này thông thạo mối hàng, giỏi giao dịch bằng tiếng Trung sẽ trực tiếp giao hàng qua cửa khẩu để kiếm lời thêm một lần nữa. Dù vậy, giá sắn khô loại xấu nhất, trừ chi phí vận chuyển chở lên khu vực TP Lạng Sơn hiện tại cũng đã lên tới gần 6.300 – 6.500 đồng/kg.
Ông Đỗ Quang Bắc, GĐ Cty Kinh doanh nông sản Trung Hòa (Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết: Những năm trước, thường thì vào 3 tháng đầu năm, thị trường sắn xuất đi Trung Quốc khá trầm lắng. Hầu hết các DN thu mua sắn đều trữ sắn trong kho xuất dần trong cả năm. Tuy nhiên chỉ 3 tháng đầu năm nay, sắn xuất đi Trung Quốc liên tục cháy hàng. Ngoại trừ các DN đã ký hợp đồng cung cấp sắn cho NM TĂCN trong nước, các DN khác XK đi Trung Quốc hiện trong kho hàng đã sắp cạn.
Ông Bắc bảo, chỉ nghe phong phanh sắn tiêu thụ mạnh vì Trung Quốc họ mua làm xăng dầu gì đó nên cũng chẳng cần chất lượng. Ngay từ cuối năm 2010, thậm chí sắn lát tươi thiu, độ ẩm 28-30%, giẫm dính cả chân họ cũng mua tuốt! Hiện tại, sắn khô thải loại, độ ẩm 14% nhưng nát, mốc bám đen xỉn, còn nguyên cả vỏ cáy (vỏ lụa) không thể nhập cho NM TĂCN, các chủ hàng tại Lạng Sơn cũng tranh nhau mua tới hơn 6.000- 6.300đ/kg – cao hơn cả giá sắn chất lượng cao bán cho các NM TĂCN ở miền Bắc.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/76296/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Than Trung Quốc hướng nội

5-8-2009

Trung Quốc, nước tiêu thụ than đá lớn nhất thế giới, đã tăng nhập khẩu than lên mức cao kỷ lục trong tháng vừa qua sau khi nhu cầu hồi phục và giá thế giới giảm.

Ý kiến của quốc vụ viện TW ĐCS Trung Quốc về phát triển nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân trong năm 2009

30-6-2009

Trong hoàn cảnh Việt Nam chịu tác động sâu sắc của suy thoái kinh tế kinh tế thế giới hiện nay, ổn định phát triển nông nghiệp đóng vai trò quan trọng và là hướng đi chiến lược trong định hướng phát triển kinh tế đất nước. Để đưa ra những kiến nghị cho công tác hoạch định chính sách, IPSARD đã hoàn thiện tài liệu tham khảo chính sách dựa trên một số ý kiến của quốc vụ viện Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc về việc tiếp tục ổn định phát triển nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân trong năm 2009.

Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến lao động, việc làm và đời sống người dân nông thôn

30-6-2009

Nằm trong xu thế suy giảm, khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, từ đầu năm 2008 trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Tình trạng lạm phát gia tăng và kinh tế vĩ mô mất cân đối gây những tác động xấu lên kinh tế xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân nông thôn- nhóm xã hội dễ bị tổn thương.

Tái cấu trúc nền kinh tế, vượt qua suy giảm kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh phát triển.

30-6-2009

Trong tình hình suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế Việt Nam, IPSARD đã đưa ra bản kiến nghị chính sách “ Tái cơ cấu nền kinh tế, vượt qua suy giảm kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh phát triển”.

Assessment of water, Fertilizer and Pesticide use for Coffee production in Daklak province

1-2-2007

This study analyses the status of using resource for coffee production in Daklak. The study points out the affects of using that resource to environment and economy of interviewed households.

Nghiên cứu tiêu thụ cà phê trong nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

20-12-2006

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá cụ thể tình hình tiêu thụ cà phê trong nước của Việt Nam như bình quân tiêu thụ cà phê đầu người của Việt Nam, xu thế tiêu thụ, khó khăn trong quá trình khuyến khích tiêu thụ cà phê ...