TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phải tạo việc làm cho nông dân sau khi học nghề

Ngày đăng: 13 | 09 | 2010

Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 là đề án có tính xã hội và nhân văn sâu sắc, không chỉ thể hiện “ý Đảng” mà còn nhận được sự đồng thuận rất cao của người dân.

Chủ tịch Nguyễn Ngọc Trìu thăm mô hình sản xuất nhãn của hội viên HLV tỉnh Hưng Yên.

Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Trìu, Chủ tịch Trung ương Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam về những kết quả bước đầu trong việc phối hợp hoạt động giữa Trung ương Hội và Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Ông Trìu cho biết:

HLV Việt Nam rất quan tâm đến Đề án và Hội đã phối hợp với Tổng cục Dạy nghề triển khai nhiều chương trình cụ thể. Năm 2008 - 2009, Trung tâm Huấn luyện và Chuyển giao kỹ thuật VACVINA (TTHLVACVINA) phối hợp với Vụ Công tác học sinh - sinh viên (Tổng cục Dạy nghề) mở một số lớp dạy nghề thí điểm để tìm ra mô hình đào tạo phù hợp, chất lượng, hiệu quả. Trong chương trình này, TTHLVACVINA đã mở được 14 lớp dạy 3 nghề với trình độ sơ cấp cho 426 người tại 13 xã thuộc 4 tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Nam Định.

Thưa ông, kết quả cụ thể thế nào?

Về mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, tiến tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa, Hội dạy nghề thông qua các mô hình cụ thể. Điển hình như mô hình nuôi gà, cá giúp nông dân biết cách chuẩn bị ao hồ, chuồng trại đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường. Song song đó, bà con cũng biết chọn lựa con giống, chăm sóc đúng quy trình, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Với mô hình chuyển đổi nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp và kết hợp nông nghiệp với phi nông nghiệp, Hội phối hợp với Tổng cục Dạy nghề tổ chức đào tạo nghề chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản quy mô nông hộ tại 5 xã của Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định. Đến nay, bà con đã sản xuất được thức ăn có chất lượng tương đương với giá thành thấp hơn 30 - 40% so với thức ăn công nghiệp.

Thưa ông, kinh nghiệm HLVVN đúc kết được trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn là gì?

Từ thực tiễn triển khai thực hiện và kết quả học tập của hội viên, bước đầu HLV Việt Nam rút ra một số bài học kinh nghiệm. Thứ nhất, phải khảo sát để lựa chọn nghề, địa điểm phù hợp với người học. Thứ hai, phương pháp đào tạo phải phù hợp với trình độ, khả năng, điều kiện của người học. Thứ ba, đào tạo nghề là công tác quan trọng của toàn Đảng, toàn dân nên khi tổ chức mở lớp tại các xã phải có vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và phân công các tổ chức đoàn thể cùng tham gia. Thứ tư, phải tạo được việc làm, phát triển sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân sau khi học nghề.

Theo tôi, đây là mục tiêu rất quan trọng trong đào tạo nghề. Thực tế cho thấy, năm 2009, đối với lớp dạy nghề dưới 3 tháng, có tới 90% học viên của chúng tôi được tạo việc làm, phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống.

Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gặt hái được nhiều thành quả hơn nữa trong thời gian tới, ông thấy cần chú ý tới những vấn đề gì?

Để việc thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đạt hiệu quả, HLVVN kiến nghị 5 vấn đề. Thứ nhất, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động, tư vấn học nghề và việc làm với lao động nông thôn một cách thường xuyên. Thứ hai, tăng cường điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề từ cấp xã trở lên, từ đó lựa chọn nghề và đối tượng học nghề phù hợp. Thứ ba, trong quá trình triển khai thực hiện nên tổ chức sơ kết định kỳ. Thứ tư, Nhà nước cần hỗ trợ tiền đi lại, ăn ở trong thời gian tham gia giảng dạy, nhất là đối với giáo viên ở các huyện nghèo, vùng đặc biệt khó khăn. Cuối cùng, Nhà nước phải giao kế hoạch cho các cơ sở dạy nghề từ đầu năm để việc tổ chức triển khai được thuận lợi, đảm bảo tiến độ.

Xin cám ơn ông!

Theo Quỳnh Chi – Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Có chợ, thêm no ấm

13-9-2010

Hiệu quả của Chương trình 135 có thể nhìn thấy rõ thông qua việc đầu tư hệ thống điện, đường, trường, trạm. Riêng với Xà Phiên, xã vùng sâu của huyện Long Mỹ (Hậu Giang), nơi có 40% dân số là đồng bào Khmer, dấu ấn của Chương trình 135 nằm ở khu chợ khang trang, sầm uất.

Dự án FLITCH: Tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho người dân

13-9-2010

Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống cho người dân (FLITCH) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ được triển khai ở Phú Yên từ năm 2007. Dự án đã mở ra triển vọng trong phát triển kinh tế, cải thiện môi trường ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Đề án rau sạch 1000 tỷ, "âm ỉ" do đâu?

13-9-2010

Đề án “Sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (RAT) Hà Nội giai đoạn 2009-2015” với tổng vốn ngân sách gần 1.000 tỷ đồng, mở ra hy vọng cho nông dân trồng rau và người tiêu dùng. Tuy nhiên qua 1 năm triển khai, chưa có dự án nào cho ra sản phẩm, dư luận tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của đề án từng rùm beng này.

Tin tức báo chí

11-9-2010

Những thông tin quan trong thuộc chuyên ngành nông nghiệp - nông thôn quan trọng được cập nhật liên tục

Hội nghị nghiệm thu Dự án SMEs

8-9-2010

Ngày 8/9/2010, tại Hội trường Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã diễn ra Hội nghị nghiệm thu sản phẩm trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ phát triển của DNVVN trong lĩnh vực nông nghiệp” gọi tắt là SMEs

Tin tức báo chí trong lĩnh vực NNNT

7-9-2010

AGROINFO - Một bức tranh toàn cảnh về tin tức về nông nghiệp nông thôn trong ngày, cho phép tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và hệ thống nhất...

Ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng cơ chế sản xuất rau hữu cơ

6-9-2010

Ngày 01/09/2010 đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng cơ chế sản xuất rau hữu cơ...

Hệ thống tin tức báo chí trong tháng

30-8-2010

AGROINFO - Cập nhật có hệ thống tin tức báo chí trong lĩnh vực vực nông nghiệp - nông thôn...

Thiếu trung tâm dự đoán thị trường nông sản tin cậy

28-8-2010

AGROINFO - Ngành xuất khẩu nông sản nước ta đang đứng trước một nghịch lý: nông sản thi nhau bán ào ạt vào đầu mỗi vụ thu hoạch với giá thấp, nhưng khi giá trên thị trường thế giới tăng cao, doanh nghiệp và nông dân lại không còn hàng để bán

Mua tạm trữ không phải là giải pháp tốt

28-8-2010

AGROINFO - Đó là khẳng định của tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và phát triển nông thôn (IPSARD) khi trao đổi với Đất Việt về vấn đề cần có một chính sách hỗ trợ, giúp nông dân gắn bó với nông nghiệp.

Đại hội Công đoàn Viện chính sách và chiến lược PTNNNT tổng kết nhiệm kỳ XIII, bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ XIV(2010 - 2012)

27-8-2010

AGRROINF - Sáng 27/8, Công đoàn viện chính sách và chiến lược PTNNNT đã long trọng tổ chức Đại hội tổng kết hoạt động của ban chấp hành (BCH) công đoàn Viện nhiệm kỳ XIII, tiến hành bầu cử và triển khai hoạt động cho BCH công đoàn Viện nhiệm kỳ XIV.

Năng lượng cho phát triển bền vững: Sản xuất nhiên liệu sinh học gắn liền với lợi ích của nông dân

26-8-2010

AGROINFO - Sau gần một tháng đưa xăng sinh học E5 kinh doanh thí điểm tại 20 cửa hàng, đại lý xăng dầu của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) và Công ty Thương mại kỹ thuật và Ðầu tư (PETEC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ngày 24-8, phóng viên báo chí đã có cuộc trao đổi ý kiến với đồng chí Lý Hồng Đức, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam, một trong những nhà đầu tư chính trong sản xuất, phân phối, kinh doanh nhiên liệu sinh học (NLSH) cũng như phát triển vùng nguyên liệu chuẩn bị cung cấp cho ba nhà máy sản xuất ethanol ở Phú Thọ, Quảng Ngãi và Bình Phước.