TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xuất khẩu phi mã, lại bài toán "ghì cương" nhập siêu

Ngày đăng: 20 | 07 | 2010

AGROINFO - Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu sáu tháng qua đã đạt hơn 32 tỷ USD, bằng 52,7% kế hoạch năm 2010, trong đó có tới 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là thủy sản, dầu thô, dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị, điện tử và máy tính, đá quý, kim loại quý. Kim ngạch nhập khẩu tương ứng đạt 38,85 tỷ USD, bằng 52,5% kế hoạch năm.

Xuất khẩu thẳng đường phi mã

Một trong những điểm đặc biệt của năm nay là nhiều mặt hàng vốn trước đây chỉ chuyên nhập khẩu thì nay bước đầu đã xuất khẩu. Điển hình là ngành dệt may. Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) Vũ Đức Giang cho biết mặt hàng xơ sợi trước đây phải liên tục nhập khẩu thì nay đã bước đầu xuất khẩu được sang một số thị trường.


Bên cạnh đó, rất nhiều mặt hàng đã có sự tăng trưởng đột biến về số lượng. Tiêu biểu là sắt thép, chỉ trong sáu tháng mặt hàng này đã xuất được 644 nghìn tấn, tăng gấp gần 3,5 lần cùng kỳ; tương tự, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng hơn 2 lần; hóa chất và sản phẩm tăng trên 87%; cao su tăng 81%; máy móc thiết bị phụ tùng tăng 67%.

Gỗ là một trong chín mặt hàng của VN đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm 2010 (Ảnh minh họa - nguồn Internet)

Theo nhận định của ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu Bộ Công thương, song song với với sự gia tăng về lượng, nhiều mặt hàng đã có lợi thế về giá và “đây là một điểm sáng về xuất khẩu trong sáu tháng đầu năm và cũng là tín hiệu vui cho các tháng tiếp theo."


Nhờ sự tăng giá của các mặt hàng, kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng đã tăng đột biến như nhóm hàng nông lâm, thủy sản tăng thêm 473 triệu USD; nhóm hàng khoáng sản tăng thêm 1,15 tỷ USD. Tính chung hai nhóm hàng, giá tăng đã đóng góp vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu thêm khoảng 1,63 tỷ USD.


Ông Đào Trần Nhân, Vụ trưởng Vụ Châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Công thương cho rằng, hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô, hàm lượng giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó, nhóm hàng công nghiệp có hàm lượng chế biến, giá trị gia tăng cao hơn thì mới chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.


Do vậy, ông Nhân khuyến cáo, các doanh nghiệp nên quan tâm xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp, vì nhóm này tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng sẽ có mức tăng trưởng lớn trong tương lai và sẽ là động lực tăng trưởng chính trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.


"Ghì cương con ngựa nhập siêu"

Tuy nhiên, nhập siêu tiếp tục gia tăng đang là một bài toán khó. Theo đánh giá của các chuyên gia, khả năng xuất khẩu năm nay sẽ đạt 66-67 tỷ USD và nhập khẩu ước 80-81 tỉ USD thì nhập siêu cả năm 2010 sẽ rơi vào khoảng 12 tỷ USD.

Ở góc độ chuyên môn, ông Chinh phân tích: nhìn vào cơ cấu nhập khẩu sáu tháng thì tỉ trọng nhóm hàng cần nhập khẩu gồm nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất vẫn chiếm ưu thế (82% trong tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 27,4% so với cùng kỳ.


Do công nghiệp phụ trợ ở trong nước chưa phát triển nên phải nhập khẩu nhiều mặt hàng là nguyên liệu phục vụ sản xuất như nhập khẩu bông tăng tới 178,3% về lượng, 240% về giá; cao su các loại tăng 177,5% về giá; những mặt hàng thuộc nhóm cần hạn chế nhập khẩu cũng tăng như ô tô nguyên chiếc tăng 65% về lượng, 81% về giá; linh kiện, phụ tùng ôtô tăng 153%...


Ông Chinh cho rằng, việc nhập khẩu dù tăng mạnh nhưng chủ yếu rơi vào nhóm nguyên phụ liệu nên việc nhập này nhằm phục vụ cho chu kỳ tiếp theo và đảm bảo cho sản xuất trong nước. “Một số mặt hàng như bông, sợi các loại mức tăng hợp lý vì đó là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho xuất khẩu," ông Chinh phân tích.


Trong sáu tháng đầu năm, tỉ lệ nhập siêu vẫn ở mức cao, ước khoảng 6,7 tỷ USD bằng 20,9% kim ngạch nhập khẩu, trong khi mục tiêu kiềm chế lạm phát là không quá 20%. Để đạt được mục tiêu này cần phải có những biện pháp quyết liệt về thị trường, cải cách lại cơ cấu bằng việc xây dựng nguồn nguyên liệu tự chủ trong nước.


Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, để kiềm chế nhập siêu và tăng trưởng xuất khẩu, Bộ sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị mà trong nước đã sản xuất được. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất hàng nội địa, Bộ sẽ có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn và tạo các kênh phân phối dài lâu.


Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ Công Thương đã và đang xây dựng những hàng rào kỹ thuật hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước.


Đồng thời Bộ trưởng cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần khai thác tối đa các ưu đãi về vốn, về thị trường để thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của đất nước. Đặc biệt là tận dụng tối đa các lợi thế có được trong các hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thời gian tới.

Phạm Khánh (Theo Vietnam+)

NỘI DUNG KHÁC

Lâm Đồng: DN nước ngoài kinh doanh trà năm nào cũng...“lỗ”

19-7-2010

AGROINFO – 103 trong tổng số 111 doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài kinh doanh trà ở Lâm Đồng liên tục nhiều năm báo cáo kinh doanh thua lỗ. Dù lỗ, các DN này vẫn có tiền đề đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. "Đây là hiện tượng bất bình thường” - Cục trưởng Cục Thuế Lâm Đồng Trần Ngọc Hương phát biểu.

Sẽ có ban điều hành xuất khẩu cá tra

19-7-2010

Xuất khẩu cá tra 6 tháng cuối năm vẫn có nhiều bất ổn, nguy cơ giá xuất khẩu tiếp tục giảm ở các thị trường lớn như EU, Mỹ. Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa qua đã có ý kiến chỉ đạo phải vận hành Hiệp hội cá tra ĐBSCL trong tháng 10 năm nay, đồng thời thành lập ban điều hành xuất khẩu cá tra sang một số thị trường như Mỹ, Ai Cập, Ukraina. TBKTSG Online đã có trao đổi với ông Dương Ngọc Minh, Trưởng ban điều hành xuất khẩu cá tra sang Nga về ý kiến này.

Cập nhật những tin tức trong ngày...

19-7-2010

AGROINFO - Mục điểm tin sẽ tập hợp và cung cấp những tin tức nóng hổi trong ngày....

TPHCM: tổ chức Hội chợ tháng khuyến mãi 2010

19-7-2010

TPHCM sẽ tổ chức Hội chợ tháng khuyến mãi 2010, kéo dài từ ngày 31-8 đến 5-9 tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Phú Thọ.

Cần có giá sàn và dự báo thị trường chính xác cho con cá tra

19-7-2010

AGROINFO - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,4 tỉ USD.

Chính phủ có sẽ thu mua muối tạm trữ!

19-7-2010

Chính phủ có chủ trương thu mua muối tạm trữ nhằm bình ổn giá, đảm bảo diêm dân sản xuất có lãi từ 30-40% và hỗ trợ vốn cho vay phát triển sản xuất.

Tín dụng nông thôn: Cửa đã mở nhưng nông dân khó vào!

19-7-2010

AGROINFO - Với Nghị định số 41/2010/NĐ-CP mà Chính phủ, kênh tín dụng đối với khu vực nông thôn đã mở rộng hơn nhưng câu hỏi đặt ra là liệu vốn có thực sự đến được với bà con nông dân đúng như kỳ vọng?

Đào tạo về chống bán phá giá

19-7-2010

Từ ngày 9 đến 27-8, Cục Chế biến thương mại, nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Dự án POSMA tổ chức 3 khóa đào tạo tại Hải Phòng, Bình Định và Cần Thơ về chống bán phá giá.

Dự báo thị trường “lởm”, nông dân mất tiền oan

19-7-2010

AGROINFO - Các mặt hàng nông sản thường được người dân bán ào ạt ngay sau khi thu hoạch và thường chịu mức giá thấp, đến khi giá lên lại hết hàng. Chung quy là do công tác dự báo thị trường quá kém.

Giá cà phê sẽ “giảm nhiệt”?

16-7-2010

AGROINFO - Giá cà phê trên thế giới gần đây tăng mạnh đã kéo theo giá thu mua trong nước tăng mạnh, tuy nhiên mấy ngày qua đã có dấu hiệu “hạ nhiệt

Để hạn chế rủi ro: Nông dân nên đưa nông sản lên sàn giao dịch

16-7-2010

AGROINFO - Khi “cơn lốc” vỡ nợ của các doanh nghiệp, đại lý thu mua nông sản có liên quan đến kinh doanh ký gửi càphê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khiến nhiều người điêu đứng mới làm người trồng càphê bừng tỉnh. Phương thức giao dịch truyền thống, tiềm ẩn quá nhiều rủi ro đã dẫn đến hậu quả này

Nông dân Cần Giờ quyết khởi kiện Vedan chứ không nhận “hỗ trợ”

16-7-2010

AGROINFO - Sau khi không thống nhất được mức đền bù cho những thiệt hại mà Công ty Vedan gây ra, nông dân Cần Giờ đã quyết định không nhận “hỗ trợ” 7 tỷ đồng theo đề nghị của Vedan mà cương quyết đưa công ty này ra tòa.