TIN TỨC-SỰ KIỆN

Dự báo thị trường “lởm”, nông dân mất tiền oan

Ngày đăng: 19 | 07 | 2010

AGROINFO - Các mặt hàng nông sản thường được người dân bán ào ạt ngay sau khi thu hoạch và thường chịu mức giá thấp, đến khi giá lên lại hết hàng. Chung quy là do công tác dự báo thị trường quá kém.

Dù chưa có số liệu thống kê chính thức về thiệt hại do công tác dự báo thị trường, nhưng nhìn vào biến động giá một số nhóm hàng xuất khẩu từ đầu năm đến nay cho thấy thiệt hại mà người nông dân gánh chịu không hề nhỏ.

Mất tiền tỷ như chơi

Trong những tháng đầu năm, giá hồ tiêu thu mua trong nước chỉ trên dưới 40.000 đồng một kg. Hiện ngành hồ tiêu cả nước đã xuất khẩu tới 72.000 tấn, nếu lấy tổng sản lượng vụ tiêu năm nay (90.000 tấn) thì từ nay đến cuối năm chỉ còn khoảng 30.000 tấn, trong đó bao gồm cả những hợp đồng ký dài hạn từ trước. Điều đáng nói ở đây là giá tiêu xuất khẩu liên tục tăng đã khiến giá thu mua mặt hàng này trong nước cũng tăng vọt. Hiện giá tiêu đen tại nhiều vùng lên đến 80.000 đồng một kg, khiến không ít nông dân tiếc đứt ruột vì trong vòng 2 - 3 tháng, mỗi ký hồ tiêu mất đi 30.000 - 40.000 đồng. 

 
 Nông dân là người thiệt thỏi khi nghe theo dự báo thị trường sai về gia (Ảnh minh họa - nguồn Internet)

Tương tự với mặt hàng cà phê, ông Trần Viết Thuận, hộ dân trồng cà phê tại Lâm Hà (Lâm Đồng) cho biết, 5 tấn cà phê nhân ông thu hoạch từ cuối năm ngoái nếu bán ngay thì có thể được 27.000 đồng một kg. Tuy nhiên do chi phí sản xuất của vụ cà phê năm ngoái tăng nên mức này chưa có lãi, ông Thuận giữ đến tháng 6 năm nay để đợi giá lên, nhưng càng ngày giá càng sụt. Khi giá cà phê xuống mức 21.500 đồng, nhiều người trữ cà phê như ông đã phát hoảng vì lo ngại giá tiếp tục xuống. Nên ngay khi giá cà phê tăng trở lại mức 24.000 đồng một kg không ít người đã “chạy làng”. Đến khi lượng cà phê tồn trữ trong dân cạn dần, ngay lập tức giá lại vọt lên cao ngất ngưởng (30.000 đồng). “Chưa đầy một tháng trời mà mất đứt 30 triệu đồng do chênh lệch giá bán…”, ông Thuận tiếc rẻ.

Theo Bộ Công thương, giá xuất khẩu cà phê bình quân trong 6 tháng đầu năm ở mức gần 1.400 USD một tấn, nhưng từ cuối tháng 6 đến nay, mức giá luôn duy trì trên 1.700 USD. Như vậy mỗi tấn cà phê đã mất 300 USD, với gần 600.000 tấn cà phê xuất khẩu từ đầu năm đến nay, riêng mặt hàng này đã “ném tiền qua cửa sổ” gần 2 triệu USD (38 tỷ đồng). Đây cũng là thực trạng chung của rất nhiều mặt hàng nông sản hiện nay.

Khó dự đoán

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) thừa nhận, việc dự đoán thị trường hiện nay là rất khó. Bởi một số loại mặt hàng nông sản có tính mùa vụ ngắn. Chẳng hạn như từ đầu năm, VFA dự đoán Ấn Độ sẽ phải nhập khẩu hàng triệu tấn gạo do mất mùa, thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên chỉ ba tháng sau đó, nước này lại trúng mùa lớn. Không chỉ gạo mà các loại lương thực khác cũng bội thu, nước này tránh được phải nhập khẩu khiến giá lương thực trên thị trường thế giới giảm mạnh.

Còn theo phân tích của ông Nguyễn Công Hoàng, Phó tổng giám đốc công ty CP cà phê Việt Nam (Vinacaphe), kể từ khi gia nhập WTO ngày càng có mặt nhiều các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thu mua, chế biến nông sản trong số đó có cả những nhà đầu cơ với đủ chiêu thức điều khiển, lũng đoạn thị trường. Với lợi thế về tài chính, những doanh nghiệp ngoại rất dễ biến thị trường theo ý muốn của họ, “bài học từ diễn biến thị trường cà phê thời gian qua rất có thể tái diễn đối với những mặt hàng khác…”, ông Hoàng cảnh báo.

Ông Trần Đức Tụng, Chánh văn phòng Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, lý giải, hầu hết nông dân hiện nay không có vốn xoay vòng, nên mỗi khi bước vào vụ thu hoạch rộ phải ồ ạt bán ra. Giá đầu vụ lại thường xuống thấp, hiệp hội có kêu gọi hạn chế bán vì biết chắc giá tiêu sẽ còn tiếp tục lên. Nhưng đa phần người trồng đều trông ngóng đợi đến mùa, bán tiêu để lấy tiền trang trải các khoản đầu tư, các khoản vay… Muốn khắc phục điều này, theo ông Tụng nên hỗ trợ người nông dân trong những khoản vay ưu đãi để họ có điều kiện trữ hàng, điều phối lượng hàng bán ra để duy trì mức giá có lợi chung cho ngành. Nhưng không ít chuyên gia trong chính những ngành hàng này lại lo ngại, nếu mặt hàng nào cũng yêu cầu được nhà nước hỗ trợ vốn, mua tạm trữ… rất dễ vi phạm các điều khoản cam kết với WTO về vai trò bảo hộ của Nhà nước.

Phạm Khánh (Theo Báo Đất Việt)

NỘI DUNG KHÁC

Giá cà phê sẽ “giảm nhiệt”?

16-7-2010

AGROINFO - Giá cà phê trên thế giới gần đây tăng mạnh đã kéo theo giá thu mua trong nước tăng mạnh, tuy nhiên mấy ngày qua đã có dấu hiệu “hạ nhiệt

Để hạn chế rủi ro: Nông dân nên đưa nông sản lên sàn giao dịch

16-7-2010

AGROINFO - Khi “cơn lốc” vỡ nợ của các doanh nghiệp, đại lý thu mua nông sản có liên quan đến kinh doanh ký gửi càphê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khiến nhiều người điêu đứng mới làm người trồng càphê bừng tỉnh. Phương thức giao dịch truyền thống, tiềm ẩn quá nhiều rủi ro đã dẫn đến hậu quả này

Nông dân Cần Giờ quyết khởi kiện Vedan chứ không nhận “hỗ trợ”

16-7-2010

AGROINFO - Sau khi không thống nhất được mức đền bù cho những thiệt hại mà Công ty Vedan gây ra, nông dân Cần Giờ đã quyết định không nhận “hỗ trợ” 7 tỷ đồng theo đề nghị của Vedan mà cương quyết đưa công ty này ra tòa.

Tại sao cho nhập bột cá, cỏ, tỏi khi mà VN là nước mạnh về nông nghiệp?

16-7-2010

AGROINFO - Tại hội thảo "Những tác động đối với doanh nghiệp sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 12" diễn ra sáng 15-7 tại TP.HCM do Thời Báo Kinh Tế Việt Nam tổ chức, tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên - ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội - đánh giá Việt Nam cơ bản đã vượt qua được khủng hoảng kinh tế với tốc độ nhanh hơn các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và các nhà khoa học dự báo.

Để dòng tín dụng chảy mạnh vào nông nghiệp, nông thôn

16-7-2010

AGROINFO - Sau 12 năm triển khai Quyết định 67/1999/QĐ- TTg (ngày 30/3/1999) của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng bình quân gần 22%/năm.

Hà Nội sắp tổ chức tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ

16-7-2010

AGROINFO - Ban tổ chức dự kiến sẽ có khoảng 500 làng nghề tham gia vào tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ với chủ đề “Nghìn năm tinh hoa” do Sở Công thương Hà Nội và Công ty cổ phần ABIX thực hiện.

Xuất khẩu gạo 6 tháng cuối năm: Đối mặt với nhiều áp lực lớn

16-7-2010

AGROINFO - Quyết định thu mua dự trữ 1 triệu tấn lúa hè thu của Chính phủ đang được triển khai nhằm kích thích giá gạo trong nước tăng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, rất khó xảy ra tình trạng giá lúa trong nước được kéo lên vì giá gạo trên thị trường thế giới đang ở mức thấp. Hơn nữa, các doanh nghiệp thu mua lúa gạo không phải để xuất khẩu ngay mà để trong kho dự trữ. Do vậy, các doanh nghiệp sẽ phải thu mua theo một giá nhất định và chờ động tĩnh của thị trường thế giới để không bị lỗ.

Để trồng lúa có lãi – cần tổ chức lại sản xuất

16-7-2010

AGROINFO - Nghịch lý được mùa mất giá vẫn luôn được đề cập mỗi khi đến vụ thu hoạch lúa của nông dân ở ĐBSCL. Người dân như ngồi trên đống lửa khi lúa làm ra không tiêu thụ được, phải chất đống và lo bảo quản. Trong khi đó, giá thành sản xuất bị đẩy lên cao.

Trái cây Nam bộ với điệp khúc..."được mùa rớt giá"

16-7-2010

AGROINFO -Nam bộ đang trong mùa thu hoạch rộ rất nhiều loại trái cây. Tuy nhiên, các chủ vườn không mấy vui mừng vì giá trái cây sụt giảm liên tục. Cả ở miền Tây cũng như miền Đông Nam bộ, nhiều vườn cây trĩu quả mà không thu được là bao. Có những loại cây như chôm chôm, bơ… nhiều nhà vườn không muốn hái, để mặc cho rụng xuống đất.

Ngành chăn nuôi: Khi nào tới hồi thái lai?

15-7-2010

AGROINFO - Dịch tai xanh kéo dài một cách bất thường, giá thức ăn chăn nuôi từng ngày leo thang và việc nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm khiến nỗ lực khôi phục đàn gia súc của nông dân sau dịch càng thêm gian nan. Trước thực trạng này thấy ngành chăn nuôi chưa thể tới hồi thái lai trong thời gian gần.

IPSARD – VITV: Đối thoại “Đầu tư vào nông nghiệp nông thôn”

15-7-2010

AGROINFO và VITV đã phối hợp thực hiện đối thoại bàn tròn với chủ đề “Đầu tư vào nông nghiệp nông thôn”…

Nông dân Tây Ninh lại chặt điều làm củi

15-7-2010

AGROINFO -Thời gian vừa qua có không ít hộ dân ở nhiều địa phương trên địa bàn Tây Ninh đã tự tay chặt bỏ cây điều để tiến hành trồng mì và cao su. Bởi lẽ giá củ mì và mủ cao su luôn ở mức cao, trong khi giá cả hạt điều năm nay lại tiếp tục bấp bênh. Còn thân cây điều lại dễ bị sâu bệnh hại.