TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tín dụng nông thôn: Cửa đã mở nhưng nông dân khó vào!

Ngày đăng: 19 | 07 | 2010

AGROINFO - Với Nghị định số 41/2010/NĐ-CP mà Chính phủ, kênh tín dụng đối với khu vực nông thôn đã mở rộng hơn nhưng câu hỏi đặt ra là liệu vốn có thực sự đến được với bà con nông dân đúng như kỳ vọng?

Một trong những chính sách đáng chú ý trong vài ngày gần đây là Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Với Thông tư hướng dẫn từ Ngân hàng Nhà nước, giờ đây các hộ nông dân trong cả nước có thể vay ngân hàng đến 50 triệu đồng mà không cần tài sản thế chấp. Còn các hợp tác xã, chủ trang trại có thể vay tối đa lên đến 500 triệu đồng. Kênh tín dụng đối với khu vực nông thôn đã mở rộng hơn nhưng câu hỏi đặt ra là liệu vốn có thực sự đến được với bà con nông dân đúng như kỳ vọng hay không?

Vốn tín dụng về nông thôn, nông dân sẽ vui như trẻ thơ chơi diều! (Ảnh minh họa - nguồn Internet)

Trước khi có Nghị định 41, ngay từ năm 1999, tức là cách đây hơn 10 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 67 về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn. Đây có thể xem là bước ngoặt có tính chất lịch sử vì đã khơi những dòng chảy tín dụng đầu tiên về nông thôn. Bằng chứng là nếu như cuối năm 1998, dư nợ tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn mới chỉ đạt khoảng 34.000 tỷ đồng, thì sau 10 năm, dư nợ cho vay khu vực này đã tăng gần 9 lần, đạt hơn 290.000 tỷ đồng.

Cho dù đã có bước tiến khá xa trong việc đưa vốn về nông thôn, thế nhưng, so với nhu cầu thực tiễn, nguồn vốn này mới chỉ như “muối bỏ bể”, vì nhu cầu đầu tư cho nông nghiệp – nông dân và nông thôn đã và đang rất lớn. Một thực tế chỉ ra là ở nhiều địa phương trong cả nước, trong đó riêng tại đồng bằng sông Cửu Long, có khoảng 80% nông dân vẫn phải chạy vạy vay vốn cho sản xuất từ “tín dụng đen”. Và nhiều nghiên cứu cho thấy, khu vực nông thôn vẫn đang trong tình cảnh “khát vốn trầm trọng".

Nghiên cứu mới đây của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn chỉ ra rằng, vốn tự có của nông dân chủ yếu là sức lao động và các tài sản giản đơn của gia đình, còn vốn tự có bằng tiền và vốn tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp, thậm chí nhiều nơi không có. Từ năm 2002 trở lại đây, mức tích lũy trung bình của người dân nông thôn chỉ từ 800.000 - 1.000.000 đồng/năm. Do vậy, việc nông dân dùng lợi nhuận để tái đầu tư rất ít, ngoại trừ các trang trại trồng trọt, chăn nuôi có quy mô lớn. Phần đông nông dân chỉ lấy công làm lãi như một cách tự trả công cho mình chứ không mấy khi nghĩ tới lợi nhuận và tái đầu tư. Tình trạng nông dân mua nợ vật tư nông nghiệp của các đại lý quen mặc cho giá cao hơn thị trường diễn ra phổ biến. Và đặc biệt, trước mỗi vụ, đa phần các hộ nông dân thường phải vay 40% vốn từ các quỹ tín dụng để phục vụ sản xuất. Do đó, nhu cầu được vay, cung ứng vốn trước khi vào vụ sản xuất là lớn và bức thiết.

Trong một cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT – ông Cao Đức Phát, đã nhận định rằng: tăng trưởng của ngành nông nghiệp có liên hệ mật thiết với tốc độ tăng trưởng tín dụng. So sánh cho thấy, nông nghiệp cần có 6% tăng trưởng tín dụng để được mức tăng trưởng 1%. Và Nghị định 4 được kỳ vọng sẽ tạo ra mức tăng trưởng tín dụng cho khu vực nông thôn lên mức 24% để đạt được mức tăng trưởng khu vực này lên 4% như kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, để đạt được điều này sẽ không đơn giản vì nhiều lẽ:

Thứ nhất: Cho đến giờ, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng chính sách VN vẫn là 2 đơn vị có tỷ trọng dư dư nợ vay nông nghiệp – nông thôn lớn nhất nhưng vẫn chấp nhận một thực tế là “đói” vốn đầu vào so với nhu cầu ngày càng tăng mạnh của khu vực sản xuất này. Chính vì thế, đảm bảo nguồn vốn vay cho khu vực nông nghiệp-nông thôn đang thực sự là một thách thức không hề nhỏ.

Thứ hai: thủ tục luôn là vấn đề đáng nói nhất khi đi vay vốn. Những bất cập bộc lộ từ việc thực thi một loạt chính sách cho khu vực này, nhất là việc thực hiện Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng cho khu vực nông dân, nông thôn đã minh chứng điều đó. Mức vay tín chấp đã được tăng gấp 5 lần so với trước đây, song với những vướng mắc bắt nguồn từ thủ tục vay, vốn về tay bà con nông dân vẫn còn nhiều gian nan.

Thứ ba: Bản chất hoạt động của hầu hết các ngân hàng là “tìm kiếm lợi nhuận”, sở dĩ lâu nay dòng vốn tín dụng cho tam nông vẫn còn “chưa như ý” là do hiệu quả kinh tế không cao. Với hàng loạt món vay nhỏ lẻ, chi phí vốn cao trong khi rủi ro thiên tai, dịch bệnh rình rập, nên nhiều ngân hàng cũng vì thế mà không mặn mà mở rộng tín dụng. Chính những khó khăn đó khiến cho việc thực hiện chính sách mới, cụ thể là Nghị định 41 của Chính phủ, dù nhiều ưu đãi, dù mở rộng hạn mức và điều kiện vay vốn nhưng kênh tín dụng nông thôn dự báo sẽ vẫn khó chảy một cách mạnh mẽ, nếu không được khơi thông và tháo gỡ những nút thắt hiện tại.
Phạm khánh (Theo VOV )

NỘI DUNG KHÁC

Đào tạo về chống bán phá giá

19-7-2010

Từ ngày 9 đến 27-8, Cục Chế biến thương mại, nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Dự án POSMA tổ chức 3 khóa đào tạo tại Hải Phòng, Bình Định và Cần Thơ về chống bán phá giá.

Dự báo thị trường “lởm”, nông dân mất tiền oan

19-7-2010

AGROINFO - Các mặt hàng nông sản thường được người dân bán ào ạt ngay sau khi thu hoạch và thường chịu mức giá thấp, đến khi giá lên lại hết hàng. Chung quy là do công tác dự báo thị trường quá kém.

Giá cà phê sẽ “giảm nhiệt”?

16-7-2010

AGROINFO - Giá cà phê trên thế giới gần đây tăng mạnh đã kéo theo giá thu mua trong nước tăng mạnh, tuy nhiên mấy ngày qua đã có dấu hiệu “hạ nhiệt

Để hạn chế rủi ro: Nông dân nên đưa nông sản lên sàn giao dịch

16-7-2010

AGROINFO - Khi “cơn lốc” vỡ nợ của các doanh nghiệp, đại lý thu mua nông sản có liên quan đến kinh doanh ký gửi càphê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khiến nhiều người điêu đứng mới làm người trồng càphê bừng tỉnh. Phương thức giao dịch truyền thống, tiềm ẩn quá nhiều rủi ro đã dẫn đến hậu quả này

Nông dân Cần Giờ quyết khởi kiện Vedan chứ không nhận “hỗ trợ”

16-7-2010

AGROINFO - Sau khi không thống nhất được mức đền bù cho những thiệt hại mà Công ty Vedan gây ra, nông dân Cần Giờ đã quyết định không nhận “hỗ trợ” 7 tỷ đồng theo đề nghị của Vedan mà cương quyết đưa công ty này ra tòa.

Tại sao cho nhập bột cá, cỏ, tỏi khi mà VN là nước mạnh về nông nghiệp?

16-7-2010

AGROINFO - Tại hội thảo "Những tác động đối với doanh nghiệp sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 12" diễn ra sáng 15-7 tại TP.HCM do Thời Báo Kinh Tế Việt Nam tổ chức, tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên - ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội - đánh giá Việt Nam cơ bản đã vượt qua được khủng hoảng kinh tế với tốc độ nhanh hơn các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và các nhà khoa học dự báo.

Để dòng tín dụng chảy mạnh vào nông nghiệp, nông thôn

16-7-2010

AGROINFO - Sau 12 năm triển khai Quyết định 67/1999/QĐ- TTg (ngày 30/3/1999) của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng bình quân gần 22%/năm.

Hà Nội sắp tổ chức tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ

16-7-2010

AGROINFO - Ban tổ chức dự kiến sẽ có khoảng 500 làng nghề tham gia vào tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ với chủ đề “Nghìn năm tinh hoa” do Sở Công thương Hà Nội và Công ty cổ phần ABIX thực hiện.

Xuất khẩu gạo 6 tháng cuối năm: Đối mặt với nhiều áp lực lớn

16-7-2010

AGROINFO - Quyết định thu mua dự trữ 1 triệu tấn lúa hè thu của Chính phủ đang được triển khai nhằm kích thích giá gạo trong nước tăng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, rất khó xảy ra tình trạng giá lúa trong nước được kéo lên vì giá gạo trên thị trường thế giới đang ở mức thấp. Hơn nữa, các doanh nghiệp thu mua lúa gạo không phải để xuất khẩu ngay mà để trong kho dự trữ. Do vậy, các doanh nghiệp sẽ phải thu mua theo một giá nhất định và chờ động tĩnh của thị trường thế giới để không bị lỗ.

Để trồng lúa có lãi – cần tổ chức lại sản xuất

16-7-2010

AGROINFO - Nghịch lý được mùa mất giá vẫn luôn được đề cập mỗi khi đến vụ thu hoạch lúa của nông dân ở ĐBSCL. Người dân như ngồi trên đống lửa khi lúa làm ra không tiêu thụ được, phải chất đống và lo bảo quản. Trong khi đó, giá thành sản xuất bị đẩy lên cao.

Trái cây Nam bộ với điệp khúc..."được mùa rớt giá"

16-7-2010

AGROINFO -Nam bộ đang trong mùa thu hoạch rộ rất nhiều loại trái cây. Tuy nhiên, các chủ vườn không mấy vui mừng vì giá trái cây sụt giảm liên tục. Cả ở miền Tây cũng như miền Đông Nam bộ, nhiều vườn cây trĩu quả mà không thu được là bao. Có những loại cây như chôm chôm, bơ… nhiều nhà vườn không muốn hái, để mặc cho rụng xuống đất.

Ngành chăn nuôi: Khi nào tới hồi thái lai?

15-7-2010

AGROINFO - Dịch tai xanh kéo dài một cách bất thường, giá thức ăn chăn nuôi từng ngày leo thang và việc nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm khiến nỗ lực khôi phục đàn gia súc của nông dân sau dịch càng thêm gian nan. Trước thực trạng này thấy ngành chăn nuôi chưa thể tới hồi thái lai trong thời gian gần.