HỘI THẢO

Người dân Đắk Som "khát" nước sạch

Ngày đăng: 08 | 06 | 2010

AGROINFO - Đã đến mùa mưa, nhưng hàng ngày người dân Đắk Som (Đắk Glong) vẫn phải miệt mài gùi nước ao, nước hồ về để dùng. Nghịch lý là xã này hiện đang có gần chục công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh, dù vậy, người dân nơi đây vẫn luôn luôn "khát" nguồn nước sạch.

Nước ao… “ba trong một”

Với người dân Đắk Som, thiếu nước là chuyện thường ngày. Ngoài giờ đi học, giờ lên rẫy, nhiều học sinh nơi đây còn thêm công việc gánh nước hàng ngày. Giữa trưa, những ngày cuối tháng 5, trời nóng hừng hực, H’Huệ bước thấp bước cao, em phải đi lệch cả một bên người để xách can nước 5 lít từ hồ lên đường lớn. Để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, một ngày, em phải ra ngoài hồ xách nước từ ba đến bốn lần... Trên đường ra hồ, chúng tôi gặp không chỉ một, mà còn có nhiều người dân ở bon B’nơr cũng ra đây lấy nước. Chúng tôi đã quen thuộc với hình ảnh mỗi lần ra hồ người dân mang đến chục cái chai lớn nhỏ,đem bỏ tất cả vào gùi rồi "còng lưng" gùi nước về nhà. Ở đây, giếng không đào được, còn công trình cấp nước bị hư, nên k gần như cả bon phải ra hồ lấy nước. Chẳng biết nước sạch, bẩn thế nào, nhưng vì "khát" nước nên người dân đành phải dùng. Với những hộ gia đình ở xa hồ, việc lấy nước, nhất là vào mùa hè này hết sức khó khăn, vất vả.

Trong khi chờ nguồn nước sạch, người dân vẫn hàng ngày gùi nước về sinh hoạt

Hồ nước mà người dân nơi đây vẫn lấy nước sinh hoạt chỉ rộng chưa tới 1.000 m2 mặt nước. Sát bên hồ, bà con đào cái giếng nhỏ, làm nhiệm vụ thấm nước từ hồ ngấm vào. Bên giếng, gần như lúc nào cũng có gần chục người tụm lại múc nước đổ vào can, hay vỏ chai. Ngồi trên mấy cây gỗ bám sát mặt nước, người thì tắm, người giặt đồ và cứ thế họ để nước chảy quay lại cái giếng nhỏ vì không có bờ bao. Cũng trong khu vực hồ này, có cả chục con bò ngang nhiên tắm, đi lại và xả những thứ không cần thiết xuống. Chứng kiến việc dùng nước của bà con, chúng tôi nghĩ, khi khu vực hồ vắng người thì những chú bò kia cũng không ngần ngại ghé lại giếng dùng nước “sạch”. Còn chuyện nước giếng, nước hồ bị nhiễm bẩn từ chất thải của chính bà con và động vật xả ra cũng sẽ không tránh khỏi.

Cần sớm đầu tư sửa chữa các công trình

Qua tìm hiểu, ở những nơi thiếu nước sạch trong xã Đắk Som lại là nơi được đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Cả xã có 8 công trình cấp nước sinh họa tập trung, nhưng đến 6 cái là ngừng hoạt động. Hiện tại, toàn xã có 1.022 hộ dân với hơn 5.100 nhân khẩu, trong khi đó chỉ có 2 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hoạt động ổn định, đủ cung cấp cho khoảng 150 hộ gia đình. Và, ngoài những hộ đào, khoan được giếng dùng ổn định thì trong xã còn có không ít gia đình vẫn phải đi xin nước ăn từng bữa, nhiều người dân phải sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh. Như trường hợp ở thôn 1 và thôn 2, từ khi công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở đây bị hư, nhiều hộ cũng đã đầu tư khoan, đào giếng, nhưng cứ đến mùa khô là cạn, còn mùa mưa nước đục, vàng không dùng được.

Thực tế cho thấy, nguyên nhân dẫn đến việc các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung bị ngưng hoạt động ngoài một phần lỗi kỹ thuật thì phần lớn là do ý thức sử dụng của người dân còn nhiều hạn chế. Ở nhiều xã, ngay khi đưa các công trình vào sử dụng, do không có ban tự quản, nên nhiều hư hỏng nhỏ phát sinh trong quá trình sử dụng không được sửa chữa kịp thời, và do không có ban tự quản nên cả công trình lớn bị phơi mưa phơi nắng thường xuyên, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình. Để giải quyết tình trạng khan hiếm nước ở địa phương, xã hiện đã tiến hành kiểm tra, thống kê mức độ hư hỏng từ các công trình cấp nước SHTT và kiến nghị lên cấp trên giải quyết kịp thời sớm đưa công trình vào sử dụng. Vì hầu hết các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung này đều bị hư hỏng khá nặng nên xã không thể tự đầu tư sửa chữa...

AGROINFO (Theo Báo Đăk Nông)

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2010

18-5-2010

Ngày 12.5, tại TP Hồ Chí Minh, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức Hội thảo Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2010.

Hội thảo Triển vọng Nông nghiệp Việt Nam năm 2010:

18-5-2010

Hội thảo Triển vọng ngành hàng nông nghiệp Việt Nam năm 2010 sẽ diễn ra ngày 12/5 tới đây tại TP. Hồ Chí Minh, do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn – Ipsard (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác Phát triển quốc tế Tây Ban Nha... tổ chức.

Hội thảo triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam

17-5-2010

Hội thảo dự báo triển vọng, phân tích về thị trường cà phê và một số ngành hàng chiến lược khác của Việt Nam năm nay tổ chức ngày 12/5 tại khách sạn Đệ Nhất, phố Hoàng Việt, quận Tân Bình, TP HCM.

Hội thảo triển vọng thị trường ngành Nông nghiệp Việt Nam

17-5-2010

Tác động của biến đổi khí hậu, sức ép từ nhu cầu sản xuất nhiên liệu sinh học, bệnh dịch phát triển trên phạm vi toàn cầu cùng với những bất ổn trong khu vực tài chính tiền tệ đã đẩy ngành nông nghiệp và người nông dân đối mặt với ngày càng nhiều thách thức.

Họp ban chỉ đạo hợp phần Trung ương năm 2010

16-4-2010

Sáng nay, tại hội trường nhà B6 - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn đã diễn ra cuộc họp của Ban chỉ đạo hợp phần Trung ương năm 2010 Dự án “Hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007 – 2012. Tham dự và làm chủ toạ cuộc họp này gồm có: Ông Bùi Bá Bổng - Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Đồng trưởng ban chỉ đạo; Bà Tove Degnbol – Phó Đại sứ Đan Mạch - Đồng trưởng ban chỉ đạo; Ông Đặng Kim Sơn - Viện trưởng - Viện chính sách và chiến lược PTNNNT cùng các bên liên quan.

Lào Cai: Nắng hạn ảnh hưởng trực tiếp đến mùa vụ ở Si Ma Cai

14-4-2010

LCĐT – Đến nay, toàn huyện Si Ma Cai mới chỉ trồng được khoảng 30% diện tích ngô so với mọi năm, nhiều diện tích lúa do khô hạn đã phải chuyển sang trồng các loại hoa màu khác.

Sơn La oằn mình... chống hạn

14-4-2010

KTNT - Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Bắc, năm 2010, tình trạng khô hạn sẽ kéo dài và gay gắt nhất trong 10 năm trở lại đây. Điều này vốn đã khiến người dân các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La rơi vào cảnh khô hạn và thiếu nước sản xuất, giờ lại phải oằn mình chịu đựng cảnh thiếu nước sinh hoạt

Sơn La: Chủ động chuyển đổi cây trồng trên đất cạn

19-3-2010

Sản xuất vụ xuân năm nay, 10/11 huyện, Thành phố của tỉnh (trừ Bắc Yên) đang đối phó với tình hình thiếu nước trên diện rộng, với 1.200 ha phải chuyển đổi sang cây trồng cạn.

Lào Cai: Hiệu quả từ sắp xếp dân cư ở huyện vùng cao Bắc Hà

19-3-2010

LCĐT - Sau hơn 4 năm thực hiện đề án sắp xếp dân cư giai đoạn 2006 - 2010, huyện Bắc Hà đã tiến hành di chuyển sắp xếp 646 hộ gia đình "về đích" trước thời hạn 1 năm so với mục tiêu đề án.

Tranh chấp gay gắt ở vùng mặn, ngọt: Cứu lúa thì chết tôm

19-3-2010

Tranh chấp mặn ngọt đang xảy ra gay gắt trên địa bàn Bạc Liêu. Người làm lúa thì lo bị nước mặn xâm nhập, kẻ nuôi tôm thì chờ nước mặn để bơm vào cứu tôm.

Ninh Bình: Điểm sáng thực hiện Nghị quyết tam nông

17-3-2010

KTNT - Là tỉnh thuần nông nên nhiều năm qua, người dân Ninh Bình có thừa kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, thâm canh, tăng vụ… nhằm hướng tới sản xuất hàng hóa, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, chất lượng cao. Điều này càng được khẳng định khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành và đi vào cuộc sống, bộ mặt nông thôn Ninh Bình ngày càng khởi sắc...

Khuyến cáo không... “thiêng”!

15-3-2010

Tình trạng khô hạn gay gắt hiện nay khiến ngành nông nghiệp nhiều địa phương đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trầm trọng vụ đông xuân 2009-2010. Ở địa bàn Dak Lak, tình trạng này cũng đang diễn ra tại một vài nơi làm không ít hộ nông dân lo lắng.