TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông thôn Nam Bộ: Cúp điện tràn lan

Ngày đăng: 14 | 04 | 2010

Thực hiện “trát” cắt điện của EVN, nhiều vùng nông thôn ở Nam bộ đã trở thành “vật hy sinh” cho ngành điện. Số xã nông thôn bị cắt điện cứ tăng lên từng ngày.

 
                                         Ảnh minh hoạ

Theo Điện lực Long An, trong ngày 12/4,với lý do bảo trì sửa chữa lưới điện, điều hoà tiết giảm phụ tải, nhiều vùng nông thôn của tỉnh này đã bị cắt điện từ 6 giờ sáng đến tận 6 rưỡi chiều. Huyện Cần Đước có 17 xã, thị trấn, thì đã có tới 11 xã bị cắt điện. Ở huyện Cần Giuộc, các xã Mỹ Lộc, Phước Lâm, Phước Hậu, Thuận Thành, Phước Lý, Long Thượng và một phần xã Trường Bình cũng cùng chung cảnh ngộ. Ở các huyện khác ở vùng hạ Long An, cũng có nhiều ấp, xã bị cắt điện suốt cả ngày 12/4.

Các huyện trên vùng Đồng Tháp Mười cũng chẳng khá hơn gì. Huyện Vĩnh Hưng bị cắt điện nguyên ngày ở khu vực bờ nam sông Vàm Cỏ. Huyện Tân Hưng cũng có 3 xã bị cắt điện là Vĩnh Lợi, Thạnh Hưng và Hưng Hà. “Đau” nhất là huyện Tân Thạnh khi có tới 9/11 xã, thị trấn bị cắt điện trọn ngày. Theo lịch cắt điện của Điện lực Long An, nhiều vùng nông thôn tỉnh này trong những ngày tới sẽ còn tiếp tục khốn khổ vì bị cắt điện cả ngày, ngày sau số xã, thị trấn bị cắt điện lại tăng hơn ngày trước. Chẳng hạn, vào ngày 13/4 có 40 xã, thị trấn của 13 huyện bị cắt điện toàn bộ hoặc một phần suốt từ 6 giờ sáng đến 6 rưỡi chiều. Vào ngày 14/4 số xã, thị trấn bị ảnh hưởng bởi cắt điện là 45. Sang ngày 15/4, sẽ có 47 xã, thị trấn bị cắt điện suốt từ sáng tới tối …

Ở nhiều tỉnh khác, tuần này nhiều vùng nông thôn bị cắt điện nguyên ngày. Ở Tiền Giang, trong ngày 13/4, có tới 50 xã, thị trấn bị ảnh hưởng bởi cúp điện từ 6 giờ sáng tới tận 10 giờ đêm. Ngày 14/4, cũng sẽ có tới 44 xã và thị trấn của tỉnh này bị cúp điện từ 6 giờ sáng tới 10 giờ đêm.

Điều đáng nói là trong khi khu vực nông thôn bị cắt điện trên diện rộng, với rất nhiều xã, thị trấn bị “hy sinh”, thậm chí có những huyện bị cúp điện toàn bộ phần lớn diện tích, thì khu vực thành thị của những tỉnh này chỉ bị cắt điện ở phạm vi hẹp cỡ…khu phố. Chẳng hạn, ở Long An, trong ngày 14/4 sẽ có 45 xã, thị trấn bị cúp điện, thì chỉ có 9 khu phố ở TP Tân An bị cúp điện toàn bộ hoặc một phần, không có phường nào bị cúp điện toàn bộ. Ở Tiền Giang, trong các ngày từ 14-16/4, khu vực nội thị của TP Mỹ Tho không hề bị cúp điện, trong khi đó, ngày nào cũng có hàng chục xã, thị trấn bị cúp điện một phần hoặc toàn bộ.

Người dân các tỉnh ĐNB và ĐBSCL đang phải sống trong tiết trời oi bức khó chịu, nhiệt độ ban ngày ở nhiều nơi đã tới xấp xỉ 40 độ C. Giờ thêm tình trạng cúp điện làm các vùng nông thôn càng nóng hơn. Theo ông Dương Ngọc Hùng, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Tân Chánh (Cần Đước, Long An) trong ngày 13/4, xã này bị cúp điện từ 7 giờ sáng tới tận 8 giờ tối. Còn trong ngày 14/4, bị cúp điện tới tận 10 giờ đêm. Việc cúp điện khiến SXNN khốn khó, nhất là nuôi tôm, khi nông dân phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua dầu về chạy máy sục khí.

Một câu hỏi đang được đặt ra là tại sao biết những tuyến đường điện độc đạo liên quan tới nhiều xã, huyện, mà trong những ngày qua, điện lực Long An vẫn cứ cắt cái rẹt, bất chấp việc nông dân đang cần có điện hơn lúc nào hết?

Đang vào thời điểm thu hoạch rộ lúa ĐX, ông Ba Long- chủ một cơ sở xay xát ở xã Thạnh Hưng (Tân Hưng, Long An) kêu trời “Mấy ngày nay nông dân, hàng xáo mang lúa đến hoài mà tui cứ phải lắc đầu từ chối vì có điện đâu mà chạy máy xay xát?”. Một chủ trại chăn nuôi tại xã Xuân Phú (Xuân Lộc, Đồng Nai) không biết xoay trở thế nào khi hàng ngàn con heo nóng quá cứ lồng lên cắn xé nhau, con sứt đầu con mẻ trán. Hàng ngày ông phải dùng vòi nước tắm cho chúng 3-4 lần. Nhưng giờ điện bị cắt, không biết phải phun tắm cho mấy chục dãy chuồng heo như thế nào đây?

Trong khi đó ông Nguyễn Ngọc Tuấn, PGĐ Điện lực Long An cho biết, việc có nhiều xã, nhiều huyện của tỉnh này bị cúp điện trên diện rộng trong khi TP Tân An chỉ bị cúp vài khu phố, hoàn toàn bởi lý do kỹ thuật chứ không hề có phân biệt đối xử. Theo đó, ở vùng nông thôn Long An, có nhiều tuyến đường điện cao áp độc đạo, đi qua nhiều xã, nhiều huyện. Vì thế, nếu tuyến đường điện độc đạo nào đó bị cúp điện thì sẽ có hàng loạt, xã huyện bị ảnh hưởng. Còn ở TP Tân An, do có nhiều đường điện cao áp, nên chỉ có vài khu phố đơn lẻ bị ảnh hưởng bởi cúp điện.

 

Phạm Khánh (Theo Sơn Trang – Báo Nông Nghiệp)  

 

NỘI DUNG KHÁC

Chứng chỉ toàn cầu cho tôm, cá ba sa

14-4-2010

TT - Trong vòng một tháng, hai loại thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta là tôm sú và cá tra lần lượt nhận chứng nhận Global GAP. Với tiêu chuẩn toàn cầu này, sản phẩm thủy sản VN đã có thể tự tin thâm nhập các kênh phân phối khó tính nhất của thế giới.

Chính sách tín dụng mới phát triển nông nghiệp, nông thôn

13-4-2010

Theo chính sách tín dụng mới của Nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, kể từ ngày 1/6/2010, cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng.

Ngành mía đường: Những nghịch lý

8-4-2010

KTNT - Giá đường trong nước cao kỷ lục, doanh nghiệp bán lẻ không được mua trực tiếp, còn nhà máy sản xuất phải tiêu thụ thông qua hệ thống đại lý trong khi nông dân cứ thấy giá đường tăng là ồ ạt mở rộng diện tích mía. Tất cả những điều đó đang trở thành nghịch lý khó hiểu của ngành mía đường Việt Nam. Dù vậy, dường như các cơ quan chức năng vẫn đang bó tay với tình trạng này?

Nuôi bò sữa ở Ba Vì: Chuyên nghiệp nhờ liên kết

8-4-2010

KTNT - Nhằm mở rộng vùng nguyên liệu, tạo nguồn sữa đảm bảo chất lượng phục vụ chế biến, giúp người chăn nuôi nâng cao tính chuyên nghiệp, Công ty cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (Hà Nội) tổ chức các lớp dạy nông dân nuôi bò sữa. Đây là hình thức liên kết mới giữa doanh nghiệp và nông dân, cần được nhân rộng.

Lào Cai – chú trọng phát triển ngành thủy sản địa phương

8-4-2010

AGROINFO - Kết quả điều tra cho thấy bình quân mỗi hộ dân Lào Cai dành tới 24.17 ngày mỗi tháng cho hoạt động nuôi trồng thủy sản

Lào Cai : Chú trọng đầu tư giống, phát triển ngành thủy sản địa phương

8-4-2010

AGROINFO - Kết quả điều tra cho thấy bình quân mỗi tháng một hộ dân ở Lào Cai dùng 77.75 kg giống thủy sản

Đắk Lắk – cơ sở vật chất cho ngành giáo dục còn nhiều thiếu thốn

8-4-2010

AGROINFO - Theo nhu cầu xóa phòng học tạm, phòng học mượn, phòng học cấp 4 xuống cấp thì toàn tỉnh còn thiếu 740 phòng; các phòng bộ môn, thí nghiệm, thiết bị, thư viện, khu vệ sinh, sân chơi vẫn còn thiếu so với yêu cầu

Krong Bong: Ngành giáo dục địa phương không ngừng phấn đấu

8-4-2010

AGROINFO - Bình quân mỗi hộ gia đình Krong Bong chi 1.871.000 đồng cho việc mua sắm đồ dùng học tập. Ở Eakar, số tiền này chỉ là 1.114.556 đồng

Eakar – Khắc phục khó khăn, đầu tư cho giáo dục

8-4-2010

AGROINFO - Huyện Eakar dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều hộ dân vẫn nỗ lực để đầu tư cho việc học tập của con cái. Bình quân mỗi hộ gia đình ở Eakar chi cho sách vở 225.000 đồng mỗi tháng

Đắk Lắk– Nỗ lực đầu tư cho giáo dục

8-4-2010

AGROINFO - Hiện nay, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 78.1%, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 13.68%....

Ngành giáo dục huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục khó khăn

7-4-2010

AGROINFO - Về số tiền đóng góp cho nhà trường, cho các dịch vụ giáo dục, huyện Bắc Hà có mức đóng góp cao hơn so với huyện Bảo Thắng. Bình quân mỗi hộ dân Bắc Hà chi 1.682.000 đồng đóng góp cho nhà trường, dịch vụ giáo dục

Ngành giáo dục Lào Cai còn nhiều khó khăn, thách thức

7-4-2010

AGROINFO - Bình quân mỗi hộ dân Bắc Hà chỉ chi 9.000 đồng cho việc chi cho đồ dùng học tập. Ở Bảo Thắng, số tiền chi cho đồ dùng học tập là 30.000 đồng.