TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chứng chỉ toàn cầu cho tôm, cá ba sa

Ngày đăng: 14 | 04 | 2010

TT - Trong vòng một tháng, hai loại thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta là tôm sú và cá tra lần lượt nhận chứng nhận Global GAP. Với tiêu chuẩn toàn cầu này, sản phẩm thủy sản VN đã có thể tự tin thâm nhập các kênh phân phối khó tính nhất của thế giới.

 
 

Chứng kiến việc đầu tư trang trại và quy trình làm việc của công nhân tại vùng nuôi cá tra của Công ty cổ phần NTACO (An Giang) mới thấy để đạt được tiêu chuẩn Global GAP không phải là điều dễ dàng.

Vùng nuôi GAP lớn nhất châu Á

6g30, ngày làm việc của công nhân vùng nuôi cá bắt đầu. Công nhân đi thuyền trên ao để thăm cá, dọn vệ sinh, vớt cá chết trong đêm. Đến 7g30, công nhân vận chuyển thức ăn ra bè, sau đó cho cá ăn. Buổi chiều, quy trình được lặp lại.

Công việc tưởng như không có gì phức tạp nhưng theo anh Nguyễn Thanh Sơn, quê Sóc Trăng, hiện làm công nhân nuôi cá tại đây, mọi công việc đều phải ghi chép vào sổ rõ ràng. Nói thì dễ nhưng để làm thuần thục và theo quy trình cũng phải tập huấn và thực hiện cả năm mới đi vào nề nếp. “Sau mỗi vụ nuôi, hồ sơ ghi chép của mỗi ao nuôi xếp thành chồng cao ngất trong tủ”, anh Sơn cho biết.

Giấy thông hành vào thị trường khó tính

Global GAP là tiêu chuẩn chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu. Tiêu chuẩn Global Gap tập trung vào quản lý chất lượng, an toàn và truy nguồn gốc trong lĩnh vực nuôi trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc, thủy sản... Tiền thân của Global GAP là Euro GAP xuất hiện năm 1997, do các nhà bán lẻ ở châu Âu sáng lập nhằm thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm nông nghiệp an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và an toàn lao động.

Đến năm 2007, Euro GAP chính thức đổi tên thành Global GAP. Để đạt được chứng nhận Global GAP, nhà sản xuất hoặc chế biến phải tuân thủ và thỏa mãn các điều kiện mà quy định này đưa ra. Trước tôm sú và cá tra, nhiều loại nông sản khác của VN đã được công nhận tiêu chuẩn Global GAP như rau Đà Lạt, chè Bảo Lộc, chôm chôm Bến Tre, thanh long Bình Thuận, vú sữa Lò Rèn...

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, tổng giám đốc Công ty cổ phần NTACO, Global GAP đòi hỏi người sản xuất phải ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất, từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch, có thể truy xuất được nguồn gốc và quy trình sản xuất sản phẩm nếu cần.

Nói một cách nôm na, một khách hàng tại Đức mua một gói sản phẩm có đánh mã số căn cứ mã số sản phẩm và truy xuất ngược trở lại để biết mọi thông tin về sản phẩm đó bao gồm: nhà xuất khẩu, nhà máy sản xuất, vùng nuôi, nguồn cung cấp con giống, loại thức ăn đã sử dụng, thời gian nuôi, ngày bắt và chế biến...

Vùng nuôi của NTACO rộng 30ha được đánh giá là vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Global GAP lớn nhất châu Á. Ngoài 18 ao nuôi cá, vùng nuôi có thêm bốn ao lắng để chứa nước của các ao nuôi sau mỗi đợt thả cá.

Ở các trại thông thường, nước sau khi nuôi được thải trực tiếp ra các hệ thống kênh mương và cuối cùng đổ ra sông. Nhưng nước thải ở trại Global GAP phải được lưu ở ao lắng cho chất thải chìm xuống, phần nước phía trên sẽ được làm sạch tự nhiên bằng cách thấm hoặc chảy tràn ra bể lắng thứ hai rồi mới được đổ ra sông.

Ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết chi phí xây dựng trại, tập huấn công nhân và việc bỏ bốn ao (tương đương 20% diện tích nuôi) để xử lý môi trường đã làm giảm sản lượng ao nuôi hàng ngàn tấn cá mỗi năm. Đổi lại chất lượng và uy tín sản phẩm tăng lên rõ rệt.

Hiện toàn bộ cá tra Global GAP của công ty được một nhà phân phối tại Đức đặt hàng với giá cao hơn 20% so với cá tra thông thường. “Quan trọng hơn, với tiêu chuẩn này cá tra của công ty có thể vào các siêu thị ở châu Âu”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Tăng giá trị cho thủy sản Việt Nam

Tháng 3-2010 vừa qua, Công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú (Cà Mau) cũng đã được trao chứng nhận Global Gap về nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu. Ông Lê Văn Quang, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Minh Phú, cho biết từ năm 2009 các siêu thị ở châu Âu yêu cầu nhà cung cấp phải có chứng nhận Global GAP. Vì chưa có tiêu chuẩn này nên trong năm 2009 sản phẩm tôm của Minh Phú chỉ bán được ở một số siêu thị nhất định.

Việc có được chứng nhận Global GAP sẽ là cơ hội tốt cho công ty trong năm nay và sắp tới. “Sau khi đã đủ tiêu chuẩn đưa hàng vào các siêu thị lớn tại Mỹ, nay Minh Phú đã có tờ giấy thông hành để bán sản phẩm của mình vào các hệ thống siêu thị lớn ở châu Âu. Sản phẩm của Minh Phú đã có mặt ở tất cả hệ thống siêu thị lớn của thế giới”, ông Quang phấn khởi cho biết.

Ông Bùi Khương Thới, trưởng đại diện Tập đoàn Binca Seafoods Vietnam (nhà phân phối thủy sản tại châu Âu), đánh giá hiện nhu cầu của thị trường châu Âu đối với thủy sản VN đang có xu hướng kỹ tính hơn.

Các khách hàng muốn biết tường tận nguồn gốc của sản phẩm như: thức ăn của cá trong quá trình nuôi, giá trị dinh dưỡng, hàm lượng muối trên cá thành phẩm, vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất, điều kiện làm việc của công nhân...

Tất nhiên, nhu cầu cao hơn bao giờ cũng đi kèm giá trị tương xứng và đó cũng là cơ hội cho thủy sản VN. “Tôi cho rằng chỉ trong vài năm tới, Global GAP sẽ trở thành tiêu chuẩn bắt buộc đối với thủy sản vào châu Âu”, ông Thới nhận định.

Phạm Khánh (Theo Trần Mạnh – Báo Tuổi Trẻ)

 

NỘI DUNG KHÁC

Chính sách tín dụng mới phát triển nông nghiệp, nông thôn

13-4-2010

Theo chính sách tín dụng mới của Nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, kể từ ngày 1/6/2010, cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng.

Ngành mía đường: Những nghịch lý

8-4-2010

KTNT - Giá đường trong nước cao kỷ lục, doanh nghiệp bán lẻ không được mua trực tiếp, còn nhà máy sản xuất phải tiêu thụ thông qua hệ thống đại lý trong khi nông dân cứ thấy giá đường tăng là ồ ạt mở rộng diện tích mía. Tất cả những điều đó đang trở thành nghịch lý khó hiểu của ngành mía đường Việt Nam. Dù vậy, dường như các cơ quan chức năng vẫn đang bó tay với tình trạng này?

Nuôi bò sữa ở Ba Vì: Chuyên nghiệp nhờ liên kết

8-4-2010

KTNT - Nhằm mở rộng vùng nguyên liệu, tạo nguồn sữa đảm bảo chất lượng phục vụ chế biến, giúp người chăn nuôi nâng cao tính chuyên nghiệp, Công ty cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (Hà Nội) tổ chức các lớp dạy nông dân nuôi bò sữa. Đây là hình thức liên kết mới giữa doanh nghiệp và nông dân, cần được nhân rộng.

Lào Cai – chú trọng phát triển ngành thủy sản địa phương

8-4-2010

AGROINFO - Kết quả điều tra cho thấy bình quân mỗi hộ dân Lào Cai dành tới 24.17 ngày mỗi tháng cho hoạt động nuôi trồng thủy sản

Lào Cai : Chú trọng đầu tư giống, phát triển ngành thủy sản địa phương

8-4-2010

AGROINFO - Kết quả điều tra cho thấy bình quân mỗi tháng một hộ dân ở Lào Cai dùng 77.75 kg giống thủy sản

Đắk Lắk – cơ sở vật chất cho ngành giáo dục còn nhiều thiếu thốn

8-4-2010

AGROINFO - Theo nhu cầu xóa phòng học tạm, phòng học mượn, phòng học cấp 4 xuống cấp thì toàn tỉnh còn thiếu 740 phòng; các phòng bộ môn, thí nghiệm, thiết bị, thư viện, khu vệ sinh, sân chơi vẫn còn thiếu so với yêu cầu

Krong Bong: Ngành giáo dục địa phương không ngừng phấn đấu

8-4-2010

AGROINFO - Bình quân mỗi hộ gia đình Krong Bong chi 1.871.000 đồng cho việc mua sắm đồ dùng học tập. Ở Eakar, số tiền này chỉ là 1.114.556 đồng

Eakar – Khắc phục khó khăn, đầu tư cho giáo dục

8-4-2010

AGROINFO - Huyện Eakar dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều hộ dân vẫn nỗ lực để đầu tư cho việc học tập của con cái. Bình quân mỗi hộ gia đình ở Eakar chi cho sách vở 225.000 đồng mỗi tháng

Đắk Lắk– Nỗ lực đầu tư cho giáo dục

8-4-2010

AGROINFO - Hiện nay, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 78.1%, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 13.68%....

Ngành giáo dục huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục khó khăn

7-4-2010

AGROINFO - Về số tiền đóng góp cho nhà trường, cho các dịch vụ giáo dục, huyện Bắc Hà có mức đóng góp cao hơn so với huyện Bảo Thắng. Bình quân mỗi hộ dân Bắc Hà chi 1.682.000 đồng đóng góp cho nhà trường, dịch vụ giáo dục

Ngành giáo dục Lào Cai còn nhiều khó khăn, thách thức

7-4-2010

AGROINFO - Bình quân mỗi hộ dân Bắc Hà chỉ chi 9.000 đồng cho việc chi cho đồ dùng học tập. Ở Bảo Thắng, số tiền chi cho đồ dùng học tập là 30.000 đồng.

Từng bước đưa ngành giáo dục Bắc Hà đi lên

7-4-2010

AGROINFO - Từ khi tái lập tỉnh Lào Cai tháng 10/1991, qua 18 năm củng cố, xây dựng và phát triển, với nỗ lực triển khai thực hiện các chương trình trọng tâm của tỉnh trong phổ cập giáo dục, kiên cố hoá trường lớp, ngành Giáo dục & Đào tạo huyện Bắc Hà đã có bước tiến vượt bậc về "chất".