HỘI THẢO

Nhà nông làm dịch vụ

Ngày đăng: 14 | 09 | 2009

AGROINFO – Quá trình đi thực địa, khảo sát của cán bộ nghiên cứu AGROINFO ở Hà Tây (cũ) cho thấy nhiều người nông dân ở đây rất năng động trong việc tham gia vào các hoạt động dịch vụ ở địa phương. Những người làm dịch vụ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn và cơ hội tăng thu nhập.

Văn Phú Hợp (Đông La- Hoài Đức) Chủ cửa hàng kinh doanh phân bón và thuốc trừ sâu

Sinh năm 1959, gia đình bác Hợp gồm 5 người (2 vợ chồng, 2 người con và 1 đứa cháu). Thu nhập hàng tháng của gia đình bác vào khoảng 3-4 triệu chủ yếu là từ bán hàng và nuôi cá. Bác và người con trai đảm nhiệm việc bán hàng và trông ao cá; vợ và con dâu phụ trách công việc làm ruộng của gia đình.

Những người nông dân làm dịch vụ có nhiều cơ hội phát triển kinh tế hơn

Tổng diện tích nuôi cá của gia đình bác Hợp là 4 sào, sản lượng vào khoảng 5 tạ (một năm thu được 2 lứa), chủ yếu là cá trắm, cá trôi và cá mè. Từ đầu năm nay, giá thức ăn cho cá đang có xu hướng tăng mạnh. Tuy lứa cá năm nay chưa được thu song gia đình bác dự kiến thu từ lứa này sẽ bị giảm đáng kể. Năm 2008, trung bình mỗi tạ cám bột dùng cho chăn nuôi cá vào khoảng 270.000 - 280.000 đồng/tạ, hiện nay đã tăng lên mức 360.000 đ/tạ (tăng gần 30%). Tương tự, cám viên cũng tăng mạnh từ 350.000 - 360.000 đồng/tạ năm 2008 lên 400.000 đ/tạ. Bác Hợp cho biết, mỗi tuần gia đình bác cho ăn hết khoảng 20kg cám, chủ yếu là cám viên. Như vậy, bình quân mỗi lứa cá gia đình bác thu lãi chỉ trên dưới 8 triệu (chưa trừ chi phí trông nom, chăm sóc, cho ăn cỏ, lá xanh…).

Bác Hợp cũng cho biết, giá phân bón từ đầu năm đến nay cũng đang trong xu hướng tăng giá nên việc kinh doanh của cửa hàng có vẻ chậm hơn. Hiện người dân trong xã đã thu hoạch xong vụ lúa đông xuân, đang chuẩn bị cho làm màu nên mặc dù giá bán phân bón có tăng nhưng thời gian này hàng bán vẫn chạy, không bị chậm như những tháng trước. Cửa hàng của gia đình bác chủ yếu bán các loại phân như: phân bột, phân NPK, phân Lâm Thao, phân đạm trắng… Trong đó, phân bột Văn Điển đã tăng trên 30% (từ 30.000 đồng/kg năm 2008 lên 40.000 đồng/kg trong 6 tháng đầu năm 2009); phân NPK tăng 15%, từ 35.000 đồng/kg lên 40.000 đồng/kg; phân của công ty Lâm Thao được dùng bón cho cây ăn quả tăng gần 13%, đang có giá 45.000 đ/kg. Phân đạm trắng được nhập từ Trung Quốc là loại duy nhất có giá giảm so với giá năm 2008, giảm từ 90.000 đ/kg xuống còn 75.000 đ/kg. Cửa hàng của gia đình bác là cửa hàng kinh doanh nhỏ, chủ yếu là bán cho người dân trong xã nên không được hưởng chiết khấu như các đại lý lớn, chỉ được ưu đãi là giao hàng tận nhà nhưng cước vận chuyển lại được tính một phần vào giá giao hàng.

Nguyễn Thị Sinh (Đông La – Hoài Đức) Chủ cửa hàng xay sát và bán gạo

Là một trong số ít những hộ nông nghiệp ở xã Đông Lao có cửa hàng xay sát và bán gạo, thu nhập hàng tháng của gia đình bác Sinh từ cửa hàng xay sát gạo và chạy chợ thêm vào khoảng 2-3 triệu. So với mặt bằng thu nhập chung của các hộ trong xã, gia đình bác được xếp vào hộ có thu nhập khá.

Theo bác Sinh, máy xay sát của gia đình bác thường chỉ phục vụ người dân trong xóm nên thu nhập là không đáng kể, chủ yếu phụ thuộc vào việc chạy chợ nên thường không ổn định. Ngày bán được nhiều, bác cũng chỉ bán được 5-6 kg gạo (giá gạo 6.000 – 8.000 đồng/kg) và dăm ba chục cân cám (giá khoảng 4.000 đ/kg). Ngày ít, có khi cả ngày cũng chỉ bán được vài cân cám và hai ba cân gạo.

Do đó, để tăng thu nhập cho gia đình, nhà bác nuôi thêm 2-3 con lợn và đàn gà tam hoàng (50 con) nhằm tận dụng nguồn cám từ xay sát cũng như một số phụ phẩm có sẵn của nhà nông (rau, nước gạo đi xin…). Do không phải là nuôi theo kiểu công nghiệp nên lợn phải mất 4-5 tháng mới có thể xuất được. Năm nay giá lợn hơi thấp nên bác không có ý định tăng đàn, chỉ hy vọng lấy công làm lãi. Tương tự, đàn gà tam hoàng cũng được bác nuôi theo kiểu lấy công làm lãi. Trung bình, gà con bắt nở 1 ngày giá 6.000 đ/kg, nuôi khoảng 2 tháng hoặc hơn thì xuất chuồng. Đàn gà 50 con của gia đình bác thời gian mới nuôi ăn hết khoảng 1 kg cám gạo/ngày. Giai đoạn gần ngày xuất chuồng, gia đình bác cho gà ăn thêm cám viên (giá 7.000-8.000 đồng/kg) kết hợp với cám gạo để đàn gà nhanh lớn Như vậy, chỉ tính riêng chi phí thức ăn và con giống từ khi nuôi đến khi xuất bán là vào khoảng gần 15.000 đồng/kg. Giá bán hiện nay của gà tam hoàng trên thị trường là trên 20.000 đồng/kg. Bác Sinh nói, nếu đàn gà được mang ra bán tại chợ thì mới mong có lãi, nếu không tiền lãi cũng chỉ đủ để bù công chăm sóc của mọi người trong gia đình.

AGROINFO (Minh Nguyệt)

NỘI DUNG KHÁC

SARD SPS Sơ kết 6 tháng đầu năm, bàn kế hoạch 2010

11-9-2009

AGROINFO – Sáng ngày 11-9-2009, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Hợp phần Trung ương và Ban chỉ đạo hỗn hợp Dự án ARD SPS giai đoạn 2007- 2012 đã họp lần thứ 2...

Chuyển sang phi nông nghiệp: Mỗi nhà mỗi cảnh

11-9-2009

AGROINFO – Cán bộ nghiên cứu của AGROINFO đã có chuyến đi thực địa, lấy ý kiến của người dân về quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Cùng “lên phố” nhưng người dân phường Nam Cường (Lào Cai), mỗi người một hoàn cảnh.

Xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh: Sau ba năm nhìn lại

3-9-2009

AGROINFO - Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp – nông thôn, Hà Tĩnh đã triển khai mô hình “Nông thôn mới” và đã đạt được những kết quả khả quan trong vòng 3 năm đầu tiên…

Mô hình nuôi cá lóc với nông dân nghèo vùng ven biển

3-9-2009

AGROINFO - Con cá lóc đang được Trung tâm khuyến nông Thanh Hóa triển khai thành mô hình phát triển kinh tế cho nông dân nghèo ven biển và đạt hiệu quả cao.

Mong ước của người nông dân

31-8-2009

AGROINFO - Trong những lần đi thực địa, cán bộ nghiên cứu của AGROINFO đã tìm hiểu về hoàn cảnh sống và mong muốn của người nông dân thuộc nhiều địa phương trong cả nước....

“Cao kiến” nhà nông

20-8-2009

AGROINFO – Người nông dân Việt Nam vốn cần cù, sáng tạo. Vì thế mà trong mọi hoàn cảnh, mỗi người đều có những ý tưởng để vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống tốt hơn. Họ đã chia sẻ với chuyên gia của AGROINFO những suy nghĩ của mình…

Làng nghề đón lũ

20-8-2009

NNVN - Năm nay, theo dự báo lũ sẽ về sớm hơn mọi năm và kéo dài thêm một tháng nước mới rút. Lũ đẹp đem đến nhiều cơ hội mưu sinh, giúp tăng thêm thu nhập cho bà con vùng lũ. Lũ còn là dịp các làng nghề truyền thống chuyên làm những dụng cụ cho ngư dân đánh bắt cá tiêu thụ lờ, lọp, lưới, ghe...

Hội nghị lần thứ 27 Hiệp hội các nhà kinh tế học Nông nghiệp thế giới

19-8-2009

AGROINFO – Từ ngày 16 đến 22-8-2009, tại Bắc Kinh Hiệp hội các nhà kinh tế học Nông nghiệp thế giới đã tổ chức hội nghị lần thứ 25. Hội nghị sẽ bàn về những thách thức của nền nông nghiệp thế giới trong giai đoạn hiện nay...

Quản trị và chống khủng hoảng lương thực toàn cầu

13-8-2009

AGROINFO – Ngày 13-8-2009, tại Hà Nội, hội thảo “Kinh nghiệm quản trị và chống khủng hoảng lương thực toàn cầu được tổ chức

Nghe nhà nông kể chuyện

12-8-2009

AGROINFO – Làm nông nghiệp nhiều rủi ro, nhưng người nông dân vẫn đời đời tảo tần chung thủy, một nắng hai sương. Đóng góp của người nông dân cho đất nước, nhân dân không hề nhỏ. Trong những chuyến công tác của mình, cán bộ AGROINFO đã ghi nhận những sẻ chia, tâm sự nhọc nhằn của nhà nông…

Nuôi ong – Nghề mới ở Đông La

12-8-2009

AGROINFO - Là một vùng quê ven đô, Đông La (Hoài Đức- Hà Nôi) đang trở mình trong cơn sốt đô thị hóa. Và người dân nơi đây đang tìm cho mình những nghề mới phù hợp với cảnh đất chật người đông...

Vai trò của nông nghiệp trong khủng hoảng và tái cơ cấu nền kinh tế

12-8-2009

AGROINFO - Ngày 11-8-2009, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp- Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức hội thảo “Vai trò của nông nghiệp trong khủng hoảng và tái cơ cấu nền kinh tế”...