HỘI THẢO

Nuôi ong – Nghề mới ở Đông La

Ngày đăng: 12 | 08 | 2009

AGROINFO - Là một vùng quê ven đô, Đông La (Hoài Đức- Hà Nôi) đang trở mình trong cơn sốt đô thị hóa. Và người dân nơi đây đang tìm cho mình những nghề mới phù hợp với cảnh đất chật người đông...

Gia đình chị Nguyễn Thị Mùi có 6 thành viên, nhưng diện tích ruộng đất không còn đáng kể. Để đảm bảo cuộc sống, chị quyết định phát triển nghề nuôi ong. Hiện tại, thu nhập chủ yếu của cả hộ đến từ nuôi và kinh doanh ong và ong giống. Hiện tại gia đình chị nuôi khoảng 300 cầu ong, tức là khoảng 100 đàn, là hộ gia đình sở hữu đàn ong nuôi lớn nhất trong tổng số khoảng 20 hộ nuôi ong của thôn Đông Lao, xã Đông La.

Bà Nguyễn Thị Mùi: "Nghề nuôi ong giúp kinh tế gia đình tôi ổn định hơn"

Trước kia, các con trai chị sau khi học xong cấp 2 có ý định ra thành phố làm thuê, nhưng nhận thấy nuôi ong có thể đem lại thu nhập đủ cho cả gia đình, chị đã khuyên các con ở lại tham gia cùng 2 vợ chồng chị.

Trong nghề nuôi ong, thời tiết có 2 tác động lớn. Thứ nhất, ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa dùng để nuôi ong. Thứ hai, mưa có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sinh hoạt của đàn ong. Năm 2009, tình hình thời tiết có vẻ thuận lợi hơn, chị hy vọng sẽ cải thiện được thu nhập của gia đình. Hàng tuần, chị thường phải về quê tại Đại Thành, hoặc lên Yên Bái, Hải Dương thu mua hoa nhãn, hoa vải đem về nuôi ong. Nếu tính thêm cả chi phí gỗ thước xây tổ, cầu ong và thuốc bảo vệ ong, tổng chi phí trung bình một tháng cho đàn ong của chị lên tới 600-700 nghìn đồng.

Nghề nuôi ong đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình

Tuy nhiên, thu nhập đem lại từ nghề này cũng khá tốt. Đàn ong cho thu hoạch 2 lần/năm, mỗi lần gia đình chị thu về khoảng vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng từ sữa ong chúa, ong giống và mật ong. Uớc tính, năm 2009 thu nhập từ ong của gia đình chị cơ thể khá hơn mọi năm. Không chỉ vậy, gia đình chị còn tham gia cộng tác với công ty ong trung ương địa bàn tại tỉnh Hà Tây. Mỗi năm cung cấp cho công ty này 2-3 lần, mỗi lần vài trăm cầu ong giống.

Mật ong có giá trị kinh tế cao

Chị thấy các chính sách của Nhà nước, của chính quyền đến với bà con nông dân còn rất ít. Bà con vẫn phải tự trang trải cuộc sỗng và hưởng lợi rất ít từ các chính sách hỗ trợ; Ví dụ như chính sách hỗ trợ người dân vay vốn sản xuất nông nghiệp rất khan hiếm và khó tiếp cận.

AGROINFO (Hồng Liên)

NỘI DUNG KHÁC

Vai trò của nông nghiệp trong khủng hoảng và tái cơ cấu nền kinh tế

12-8-2009

AGROINFO - Ngày 11-8-2009, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp- Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức hội thảo “Vai trò của nông nghiệp trong khủng hoảng và tái cơ cấu nền kinh tế”...

Nghich lý thu nhập và chi tiêu

10-8-2009

AGROINFO - Xã Hợp Thành tuy thuộc Thành phố Lào Cai, nhưng cách xa trung tâm gần 30 ki-lô-mét với gần 4 giờ vượt đường rừng hiểm trở. Đoàn chúng tôi đã vượt qua những con dốc ngút trời, những khúc cua tay áo ngoằn nghèo đầy thách thức…

Những chuyện lạ ở vùng cao Tây Bắc

5-8-2009

Tây Bắc nơi ngút ngàn núi cao vực sâu, nơi những đỉnh núi quanh năm mây mù bao phủ. Cuộc sống của người dân trên những vùng núi đó ẩn chứa bao nhiêu điều lạ. Những chuyện lạ đó kể không bao giờ hết, giống như người đi rừng chỉ thấy miên man rừng cây…

Cụ ông 80 làm giàu từ cây nấm

4-8-2009

LĐ - Người ta gọi ông Vũ Phương Thảo là "bác Nấm" vì ông là chủ tịch câu lạc bộ trồng nấm đầu tiên ở Xuân Thuỷ và cũng là đầu tiên ở Nam Định...

Những đổi thay nhìn từ “người trong cuộc”

31-7-2009

AGROINFO – Sau ba năm thực hiện, dự án “Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng góp phần xóa đói giảm nghèo và quản trị địa phương” đã đạt được những thành tựu đáng kể. IPSARD xin trích dẫn ý kiến của những “người trong cuộc”…

Đưa nông dân tiếp cận siêu thị - Sáng kiến mới của Dự án Thông tin Thị trường Nông nghiệp Việt Nam (VAMIP)

27-7-2009

AGROINFO - Chương trình “Tiếp thị nông sản” do VAMIP tổ chức diễn ra từ ngày 16 – 18/07/2009 và từ ngày 20 – 22/07/2009 tại thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của đại diện các hợp tác xã và tổ nhóm nông dân tại các tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, và Bình Thuận...

Những chuyện lạ nơi vùng cao Ý Tý

26-7-2009

(LĐCT) - Có một dải đất nằm chênh vênh trên những triền núi đá giáp biên giới Việt-Trung, có những ngôi nhà đắp bằng đất nom như những chiếc nấm khổng lồ, nơi giá rét và mây mù nhiều hơn nắng, nơi quanh năm không mấy khi nhìn rõ mặt người...

Hoạt động của Trung tâm thông tin nông thôn: Cánh cửa đã mở để nhà nông tiếp nhận kiến thức.

21-7-2009

Thanh Hóa là một trong 10 tỉnh, thành của cả nước được thụ hưởng Dự án “Xây dựng trung tâm thông tin nông thôn kết nối mạng cấp xã” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) đầu tư.

“Tư duy làm giàu” của người trồng hoa lan Đông La

15-7-2009

AGRO INFO- Xã Đông La (Hoài Đức- Hà Nội) đã trở nên nổi tiếng với nghề trông hoa Lan. Đó là thành quả của những người nông dân biết đổi mới tư duy, biết làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương…

Đánh giá ảnh hưởng của chính sách đầu tư đối với thương mại và phát triển

15-7-2009

AGRO INFO - Từ 13h đến 17h ngày 15-7-2009, tại Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (68 Phan Đình Phùng- Hà Nội) sẽ diễn ra toạ đàm “Mối liên hệ của đầu tư đến thương mại và phát triển ở Việt Nam...

Sửa đổi luật đất đai cần dựa trên những quan điểm nguyên tắc cơ bản nào?

27-4-2009

Trước khi viết những điều cụ thể có tính kỹ thuật, chúng ta cần thảo luận để đi đến đồng thuận về những quan điểm, nguyên tắc xây dựng luật đất đai mới.

Hình ảnh và tài liệu buổi hội thảo “Hệ thống chính sách nông nghiệp của Butan”

24-6-2009

Ngày 19/6/2009, tại hội trường Viện chiến lược và chính sách PTNNNT (IPSARD) đã diễn ra buổi hội thảo về “Hệ thống chính sách nông nghiệp của Butan” do TS.Peter Kurt Hansen, Cố vấn trưởng, Dự án ARD SPS trình bày.