HỘI THẢO

“Cao kiến” nhà nông

Ngày đăng: 20 | 08 | 2009

AGROINFO – Người nông dân Việt Nam vốn cần cù, sáng tạo. Vì thế mà trong mọi hoàn cảnh, mỗi người đều có những ý tưởng để vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống tốt hơn. Họ đã chia sẻ với chuyên gia của AGROINFO những suy nghĩ của mình…

Ông Nguyễn Văn Đóa (Đông La – Hoài Đức – Hà Tây): Ít đất, người dân cần tìm phương pháp làm nông nghiệp hiệu quả hơn

Ông Nguyễn Văn Đóa: "Cần một phương pháp làm nông nghiệp hiệu quả mới tồn tại được
Tôi trước là cán bộ nhà máy nhiệt điện thuộc Bộ Điện Than. Từ ngày về hưu, ngoài việc nghỉ ngơi, tôi còn tham gia làm nông nghiệp cùng vợ con. Tôi cũng mong muốn góp sức mình vào xây dựng quê hương.

Vợ chồng tôi có 4 người con, nhưng 3 đứa con gái đã thoát ly, ra thành phố làm việc, chỉ còn gia đình anh con trai ở quê. Nhà tôi được chia cả thảy 3 sào 10 thước ruộng, vừa trồng lúa, vừa trồng màu và các loại rau sạch. Vì nhà neo người, tôi đem ruộng của nhà cho thuê 1 sào, vừa để giúp người dân nghèo có đất trồng lúa, vừa thu về vài cân thóc/tháng coi như đóng góp vào thu nhập của cả gia đình. Quê tôi hiện nay ít đất, nhiều người dân không có đất canh tác phải bỏ xã lên thành phố làm thuê. Thời gian vừa rồi trong thôn có tới hơn chục người phải quay trở về vì không có việc ổn đinh. Đó không phải là phương án lâu dài.

Tôi thấy trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của lạm phát, chi phí các loại vật tư nông nghiệp đều tăng đến chóng mặt. Trong khi giá nông sản bán tại ruộng lại tăng không đáng kể, có khi còn giảm, ví như giá 1 tạ lợn móc hàm 1 năm trước vào khoảng 3,7 triệu thì nay chỉ còn 3 triệu đồng. Do đó, tôi nghĩ để làm nông nghiệp có hiệu quả, người dân cần tiếp thu công nghệ mới, không chỉ làm nông nghiệp tự phát như trước kia. Có biết cách làm sao nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi mới có thể tồn tại trong điều kiện hiện nay.

Nguyễn Thị Hoàn (Đông La – Hoài Đức – Hà Tây): Phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới mong ăn nên làm ra.

Tôi trước là giáo viên tiểu học tại xã, về hưu hơn 5 năm nay, nên quay trở lại sản xuất

Bà Nguyễn Thị Hoàn: "Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo ra nhiều cơ hội làm giàu
nông nghiệp cùng gia đình và chăm sóc cây cảnh.

Tôi thấy nhận thấy việc chính quyền xã chủ trương thực hiện chuyển 165 ha diện tích trồng màu hàng năm sang trồng cây ăn quả và cây cảnh hiệu quả kinh tế cao là việc làm đúng đắn. Sự chuyển đổi này đem lại sự cải thiện đáng kể trong cuộc sống của người nông dân trong vùng.

Tôi thấy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn cho người nông dân trước đây rất chậm và khó nhận thấy hiệu quả. Tuy nhiên, gần đây, cả xã đã nhận được hơn 3 tỷ tín dụng hỗ trợ (lãi suất 0.9%/năm) từ ngân hàng chính sách nhằm mục đích giúp người dân sử dụng nước sạch, và một phần nhằm hồ trợ cây con giống. Người dân đang nắm bắt cơ hội này để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tương lai có vẻ rất sáng sủa. Do đó, tôi nghĩ, ở bất cứ hoàn cảnh nào, người nông dân cũng nên mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì mới khá lên được.

Anh Nông văn Đoàn (Thôn Cáng 4 xã Hợp Thành – Lào Cai): Tôi phải về quê để ổn định cuộc sống và việc làm.

Anh Nông Văn Đoàn: "Tôi đã về quê để ổn định cuộc sống"
Gia đình tôi thuần túy làm nông nghiệp, sau một thời gian dài đi bộ đội, đi học và đi làm thuê ở Hà Nội, tôi vừa quay về và đang muốn ổn định công việc tại quê nhà. Thu nhập gia đình tôi hiện nay chủ yếu đến từ làm nông và đi làm thêm (công nhân, khuân vác, phụ hồ…) với tổng mức của cả nhà khoảng hơn 1 triệu đồng/tháng.

Năm ngóai, tôi vay vốn 10 triệu đồng của nhà nước để làm ăn kinh tế. Tôi đã đầu tư mua 8 con lợn nuôi trong đó 2 con đã chết do đợt rét đậm, rét hại cuối năm. Thu nhập từ nông nghiệp năm nay có thể sẽ giữ nguyên chứ không khá hơn năm ngoái được.

Sắp tới, có một khu đô thị mới được xây dựng gần làng, nên việc làm thêm của cá nhân chắc sẽ khá hơn. Đành phải chịu khó hơn để tăng thu nhập gia đình vậy! Làm kinh tế ở quê, trước mắt có nhiều cái khó nhưng về lâu dài sẽ khá dần lên và ổn định. Chứ cứ đi làm thuê trên thành phố quá nhiều bấp bênh, nhiều cái phải lo, rồi cuối cùng cũng không biết sẽ đi về đâu.

AGROINFO (Hồng Liên - Quốc Chinh)

NỘI DUNG KHÁC

Làng nghề đón lũ

20-8-2009

NNVN - Năm nay, theo dự báo lũ sẽ về sớm hơn mọi năm và kéo dài thêm một tháng nước mới rút. Lũ đẹp đem đến nhiều cơ hội mưu sinh, giúp tăng thêm thu nhập cho bà con vùng lũ. Lũ còn là dịp các làng nghề truyền thống chuyên làm những dụng cụ cho ngư dân đánh bắt cá tiêu thụ lờ, lọp, lưới, ghe...

Hội nghị lần thứ 27 Hiệp hội các nhà kinh tế học Nông nghiệp thế giới

19-8-2009

AGROINFO – Từ ngày 16 đến 22-8-2009, tại Bắc Kinh Hiệp hội các nhà kinh tế học Nông nghiệp thế giới đã tổ chức hội nghị lần thứ 25. Hội nghị sẽ bàn về những thách thức của nền nông nghiệp thế giới trong giai đoạn hiện nay...

Quản trị và chống khủng hoảng lương thực toàn cầu

13-8-2009

AGROINFO – Ngày 13-8-2009, tại Hà Nội, hội thảo “Kinh nghiệm quản trị và chống khủng hoảng lương thực toàn cầu được tổ chức

Nghe nhà nông kể chuyện

12-8-2009

AGROINFO – Làm nông nghiệp nhiều rủi ro, nhưng người nông dân vẫn đời đời tảo tần chung thủy, một nắng hai sương. Đóng góp của người nông dân cho đất nước, nhân dân không hề nhỏ. Trong những chuyến công tác của mình, cán bộ AGROINFO đã ghi nhận những sẻ chia, tâm sự nhọc nhằn của nhà nông…

Nuôi ong – Nghề mới ở Đông La

12-8-2009

AGROINFO - Là một vùng quê ven đô, Đông La (Hoài Đức- Hà Nôi) đang trở mình trong cơn sốt đô thị hóa. Và người dân nơi đây đang tìm cho mình những nghề mới phù hợp với cảnh đất chật người đông...

Vai trò của nông nghiệp trong khủng hoảng và tái cơ cấu nền kinh tế

12-8-2009

AGROINFO - Ngày 11-8-2009, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp- Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức hội thảo “Vai trò của nông nghiệp trong khủng hoảng và tái cơ cấu nền kinh tế”...

Nghich lý thu nhập và chi tiêu

10-8-2009

AGROINFO - Xã Hợp Thành tuy thuộc Thành phố Lào Cai, nhưng cách xa trung tâm gần 30 ki-lô-mét với gần 4 giờ vượt đường rừng hiểm trở. Đoàn chúng tôi đã vượt qua những con dốc ngút trời, những khúc cua tay áo ngoằn nghèo đầy thách thức…

Những chuyện lạ ở vùng cao Tây Bắc

5-8-2009

Tây Bắc nơi ngút ngàn núi cao vực sâu, nơi những đỉnh núi quanh năm mây mù bao phủ. Cuộc sống của người dân trên những vùng núi đó ẩn chứa bao nhiêu điều lạ. Những chuyện lạ đó kể không bao giờ hết, giống như người đi rừng chỉ thấy miên man rừng cây…

Cụ ông 80 làm giàu từ cây nấm

4-8-2009

LĐ - Người ta gọi ông Vũ Phương Thảo là "bác Nấm" vì ông là chủ tịch câu lạc bộ trồng nấm đầu tiên ở Xuân Thuỷ và cũng là đầu tiên ở Nam Định...

Những đổi thay nhìn từ “người trong cuộc”

31-7-2009

AGROINFO – Sau ba năm thực hiện, dự án “Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng góp phần xóa đói giảm nghèo và quản trị địa phương” đã đạt được những thành tựu đáng kể. IPSARD xin trích dẫn ý kiến của những “người trong cuộc”…

Đưa nông dân tiếp cận siêu thị - Sáng kiến mới của Dự án Thông tin Thị trường Nông nghiệp Việt Nam (VAMIP)

27-7-2009

AGROINFO - Chương trình “Tiếp thị nông sản” do VAMIP tổ chức diễn ra từ ngày 16 – 18/07/2009 và từ ngày 20 – 22/07/2009 tại thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của đại diện các hợp tác xã và tổ nhóm nông dân tại các tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, và Bình Thuận...

Những chuyện lạ nơi vùng cao Ý Tý

26-7-2009

(LĐCT) - Có một dải đất nằm chênh vênh trên những triền núi đá giáp biên giới Việt-Trung, có những ngôi nhà đắp bằng đất nom như những chiếc nấm khổng lồ, nơi giá rét và mây mù nhiều hơn nắng, nơi quanh năm không mấy khi nhìn rõ mặt người...