TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kinh nghiệm từ mô hình Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng ở Phú Thọ

Ngày đăng: 01 | 08 | 2009

AGROINFO - Dự án “Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng” có mã số VM 005 được triển khai từ tháng 6- 2006 trên địa bàn 7 huyện của tỉnh Phú Thọ. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã thu được nhiều kết quả thực tế lẫn kinh nghiệm cho việc triển khai các dự án xóa đói giảm nghèo…

Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng - mô hình xóa đói giảm nghèo và quản trị địa phương hiệu quả
Những thay đổi nhìn từ "người trong cuộc"

Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng” được Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững thực hiện với hai mục tiêu chính là hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo và nâng cao năng lực quản trị cộng đồng ở địa phương. Mô hình này được triển khai tiếp nối trên các câu lạc bộ IPM chè do CIDCE Việt Nam tài trợ trước đây. Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ, đơn vị thực hiện các câu lạc bộ IPM chè cũng chính là cơ quan chủ trì hoạt động.

Mô hình này đã đạt được nhiều kết quả to lớn trên thực tế: xóa đói giảm nghèo, tạo thành được phong trào rộng, thu hút đông người dân trên địa bàn triển khai cùng tham gia, tạo được sự phối hợp hiệu quả, đồng bộ giữa chính quyền và nhân dân… Những kết quả đó có được là nhờ cách thức triển khai độc đáo và sáng tạo.

Chú trọng phát triển “nhân tố con người”

Để xây dựng tổ chức câu lạc bộ và quản lý hoạt động, dự án tập trung đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Đầu tiên, khi giới thiệu dự án đến địa phương, đơn vị chủ trì đã xây dựng đội ngũ Thúc đẩy viên, làm nòng cốt phát triển phong trào. Với hơn 30 cuộc họp giới thiệu dự án, đã tập huấn cho được 2.418 người làm Thúc đẩy viên cho phong trào. Đây chính là những người đi tiên phong, vận động và tổ chức phong trào ở cơ sở.

Sau khi hình thành đội ngũ Thúc đẩy viên, số lượng cán bộ này lần lượt được tham dự các lớp tập huấn kỹ năng, kỹ thuật và nghiệp vụ liên quan. Nhiều lớp tập huấn có nội dung khác nhau đã được tổ chức: Tập huấn Phương pháp hướng dãn, phát triển cộng đồng lồng ghép giới và xã hội dân sự; Tập huấn về công tác vận động quần chúng…

Sau khi công tác truyền thông vận động được thực hiện có hiệu quả, các Thúc đẩy viên tổ chức các cuộc họp thành lập Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng, xây dựng quy chế, bầu ban chủ nhiệm… Ban chủ nhiệm của các câu lạc bộ chính là nguồn cán bộ được tập huấn, trang bị những kỹ năng cần thiết để có thể lãnh đạo phong trào từ cơ sở.

Sau đó, Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ thường xuyên được tổ chức, tập huấn, trang bị những kiến thức cần thiết trong hoàn cảnh thực tế của phong trào. Các cuộc tập huấn rất đa dạng về nội dung, có nhiều thông tin thiết thực và bổ ích: Tập huấn về thị trường, Tập huấn kỹ năng, thủ tục tiếp cận ngân hàng, Tập huấn về phương pháp lập kế hoạch hoạt động, giám sát, đánh giá câu lạc bộ; Tập huấn về quản lý tài chính…

Lãnh đạo các câu lạc bộ còn được tổ chức tham quan, tìm hiểu mô hình, hoạt động của các câu lạc bộ tiêu biểu, các địa phương khác.

Phối hợp hành động

Để các câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả, dự án còn tập trung xây dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ với chính quyền, ngân hàng và doanh nghiệp.

Các lớp tập huấn kỹ năng của các câu lạc bộ thường có sự tham dự của lãnh đạo, cán bộ của chính quyền, các đoàn thể tại địa phương. Nhờ đó, chính quyền nắm bắt được tình hình thực tế của các câu lạc bộ, có được sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả. Bản thân lãnh đạo các xã cũng chính là các thành viên tham gia vào dự án một cách tích cực.

Để nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, dự án tổ chức các hội nghị thảo luận hợp tác ở các cấp. Hội nghị triển khai dự án cấp tỉnh được tổ chức để thống nhất hoạt động trong toàn tỉnh, đồng thời giới thiệu, quảng bá dự án, hợp tác với các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Hỗ trợ tài chính và giám sát thực hiện

Sau khi được xây dựng nguồn lực cán bộ chủ chốt, xây dựng mối quan hệ bên ngoài với cơ quan ban nghành liên quan, các câu lạc bộ đã chủ động thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, hỗ trợ sinh kế đã được hoạch định. Ban chủ nhiệm câu lạc bộ và các hội viên có quyền tự quyết trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế, phát triển cộng đồng của mình theo tình hình thực tiễn.

Ban quản lý và điều phối dự án thực hiện việc hỗ trợ tài chính cho các câu lạc bộ theo một lộ trình đã vạch sẵn.

Năm

Số tiền hỗ trợ (Đồng)

2007

433.983.000

2008

327.124.200

2009

118.821.000

Ngoài nguồn vốn được hỗ trợ, các hội viên còn tổ chức đóng góp hội phí, vốn sản xuất. Những nguồn vốn này được quản lý chặt chẽ, được sử dụng vào những mục đích chung của các câu lạc bộ.

Việc quản lý tài chính chặt chẽ, hiệu quả đã giúp các câu lạc bộ sử dụng vốn vào đúng mục tiêu, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân tham gia.

Ban quản lý và điều phối dự án tổ chức tốt việc giám sát hoạt động của các câu lạc bộ. Ban quản lý dự án thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát độc lập để đánh giá quá trình thực hiện. Kết quả đánh giá được nêu ra trong các hội nghị tổng kết năm, hội nghị tổng kết giữa kỳ để đưa rút kinh nghiệm và triển khai kế hoạch cho thời gian tiếp theo.

Ban quản lý dự án thực hiện việc quản lý hoạt động và điều phối dự án thống nhất trong toàn tỉnh. Còn các câu lạc bộ được quyền tự quyết hoạt động phát triển kinh tế, hỗ trợ sinh kế của phù hợp với tình hình địa phương.

Đánh giá chung

Tổng kết ba năm thực hiện mô hình “Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng” cho thấy những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc tổ chức, thực hiện dự án hỗ trợ và phát triển kinh tế xã hội các vùng nông thôn nghèo, còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục, giải quyết. Liệu có thể nhân rộng mô hình để áp dụng cho các địa phương khác trong cả nước hay không?, sau khi dự án kết thúc liệu các câu lạc bộ có thể tự duy trì hoạt động một cách có hiệu quả và lâu dài hay không? Đây là những vấn đề cần tập trung giải quyết trong thời gian còn lại của dự án.

AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Thư mời tham dự Hội thảo "Triển vọng thị trường nông nghiệp Châu Á 2009"

14-9-2009

Hội thảo “Agriculture Outlook Asia 2009” diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 9 năm 2009 tại Grand Hyatt, Singapore. Trung tâm Thông tin Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT trân trọng thông báo sự kiện này và rất mong nhận được sự quan tâm của Quý vị tới chia sẻ thông tin và tham dự hội thảo...

Quy hoạch phát triển Cao su đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020

30-7-2009

Ngày 3/6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 750/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển Cao su đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020...

Phác họa bức tranh nông thôn Việt Nam năm 2008

30-7-2009

AGROINFO - Dự án “Điều tra về hộ gia đình tiếp cận nguồn lực ở Việt Nam”, do DANIDA tào trợ, được thực hiện 2 năm một lần kể từ năm 2004. Kết quả cuộc điều tra năm 2008 vừa được công bố để lấy ý kiến phản biện. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy những phác họa cơ bản về nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hiện nay…

Việt Nam vượt qua khủng hoảng, tạo tiền đề phát triển bền vững

30-7-2009

Ngày 29-7-2009, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương đã tổ chức cuộc tọa đàm với nội dung “Vượt qua khủng hoảng, tạo tiền đề phát triển bền vững ở Việt Nam”...

Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng – mô hình xóa đói giảm nghèo và quản trị địa phương hiệu quả

29-7-2009

AGROINFO – Ngày 29-7-2009 tại Hà Nội, Dự án “Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng góp phần xóa đói giảm nghèo và quản trị địa phương” tại tỉnh Phú Thọ đã tổ chức hội thảo tổng kết 3 năm thực hiện dự án...

Điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực ở Việt Nam năm 2008

27-7-2009

AGROINFO - Ngày 24-7-2009, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương đã tổ chức hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực ở Việt Nam năm 2008”...

Đồng Bằng sông Cửu Long: Nông dân ôm thóc, khóc theo mưa

26-7-2009

(LĐ) - Mưa dầm đúng vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu đã khiến nông dân Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) điêu đứng...

Người dân nông thôn miền núi trong bối cảnh biến động kinh tế vĩ mô

20-12-2008

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất và thị trường nông sản Việt Nam. Những tháng đầu năm giá lương thực leo thang đột biến nhưng đến nay giá lương thực và các nông sản chính đều biến động theo chiều hướng gây bất lợi cho người sản xuất. Trong bối cảnh khó khăn này thì người nông dân, người nghèo, đặc biệt là người dân miền núi chính là những đối tượng gặp khó khăn nhất, tiếp tục đối mặt với cú sốc và rủi ro.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 14,8%

25-12-2008

Công tác xoá đói giảm nghèo tiếp tục đạt được kết quả khả quan nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, sự chung tay góp sức của các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và sự ủng hộ hết lòng của người dân trong cả nước trong những chương trình tiếp sức cho người nghèo.

PHẢN CHIẾU CHÂN THỰC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

15-12-2008

Ngày 13/12/2008, Viện chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) đã tổ chức Hội thảo Nguồn lực và tiếp cận nguồn lực phát triển của cư dân nông thôn miền núi. Đại diện khách mời gồm có: Ông Nguyễn Minh Sao - Viện xã hội học, ông Chu Tiến Quang – Viện nghiên cứu CIEM, các đơn vị truyền thông – báo chí như báo The Vietnam, Nông Thôn, Đầu tư, Kinh Tế Nông Nghiệp…, cùng Cán bộ thuộc các phòng ban, bộ môn và trung tâm của IPSARD.

Hội thảo Chính sách điều hành và vấn đề an ninh lương thực miền núi

31-12-2008

Vấn đề đảm bảo lương thực không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Từ đầu năm 2008 đến nay được coi là năm đầy biến động trái chiều với ngành lúa gạo Việt Nam khi có những lúc giá gạo xuất khẩu được đẩy lên mức kỷ lục hơn 1000USD/tấn và gây căng thẳng cho thị trường gạo trong nước và thị trường gạo thế giới. Đây là sự lặp lại có tính chất đột biến, nếu so sánh với cuộc lên giá kỷ lục đã từng có vào thập niên 70 của thế kỷ trước.

Bài học kinh nghiệm từ việc điều hành sản xuất và kinh doanh lúa gạo

25-12-2008

Lúa gạo là một tong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt nam trong thời gian qua đã dần khẳng định được vị trí và thương hiệu trên thị trường thế giới...