TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đồng Bằng sông Cửu Long: Nông dân ôm thóc, khóc theo mưa

Ngày đăng: 26 | 07 | 2009

(LĐ) - Mưa dầm đúng vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu đã khiến nông dân Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) điêu đứng...

Không chỉ gánh chi phí "leo thang", nhiều nông dân phải khóc theo mưa vì không kiếm đâu ra chỗ tránh mưa cho lúa - lúa xuống màu, lên mộng, phải bán với giá thấp.

Quặn lòng dưới mưa

Bị mắc mưa, hạt lúa không chỉ bị mất màu mà bên trong cũng mất... chất. Ảnh: Lục Tùng.

Đi dọc con lộ liên huyện hơn chục cây số từ huyện Tân Hồng về thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) mà lòng tôi như se thắt trước cảnh bà con nông dân đang thối ruột nhìn thóc xuống màu, lăm le nhe mộng dù đã lấn lộ đến sát tim đường để phơi hong. Anh Đoàn Văn Cường - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng - cho biết: Dù vắt kiệt sức chở che cho hạt lúa dưới mưa, nhưng sau hàng chục ngày trầm mình trong ẩm thấp, nhiều đống lúa đã chuyển màu xám xịt.

Bán lúa ướt thì đỏ mắt cũng không thấy người mua, còn tìm máy sấy thì càng khó hơn. Ông Dương Nghĩa Quốc - Phó GĐ Sở NNPTNT Đồng Tháp - nói: "Toàn tỉnh có khoảng 700 lò sấy các loại, nhưng do nhiều bà con cùng lúc có nhu cầu sấy lúa chạy mưa nên đã quá tải".

Mưa ròng rã, bị đổ ngã, nhiều thửa ruộng bị giảm năng suất. Nhưng khó nhất vẫn là khâu thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Bé, ngụ ấp Chiến Thắng, xã Tân Hộ Cơ, kể: "Chỉ có 13 công đất mà máy gặt đập liên hợp cũng "bó tay", vì hì hục đến 4 ngày mà vẫn chưa xong". Trong khi đó, nhân công cắt lúa như đang trên đỉnh cao "cơn sốt khan hiếm". Dù chấp nhận trả với giá 300.000 đồng/công, nhưng nhiều bà con ở các huyện: Thanh Bình, Lai Vung, Cao Lãnh... vẫn khó tìm được thợ.

Còn tại An Giang, Kiên Giang, nhiều nông dân cũng bất lực nhìn đống lúa dưới lớp caosu đang bốc mùi chua - dấu hiệu ban đầu của quá trình lên mộng - vì thiếu máy sấy. Theo TS Phạm Văn Dư - Cục phó Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT - đó cũng là tình cảnh của đại bộ phận nông dân ĐBSCL khi số máy sấy chỉ đáp ứng 25% nhu cầu.

Nguy cơ thua lỗ

Lúa hè thu "mắc mưa", từ nhiều năm nay đã trở thành chuyện thường niên ở ĐBSCL. Duy có điều năm nay nó xuất hiện trong bối cảnh hạt lúa đang trải qua một mùa vụ có quá nhiều rủi ro nên được xem như cú chạm đẩy người nông dân đến nguy cơ thua lỗ. Ông Trần Văn Yên, nông dân ấp Hòa Tây A, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn (An Giang), tính toán: Tiền công cắt, bó rồi tiền thuê cộ trâu kéo lúa, tiền bốc vác, tiền sấy... đã đẩy tổng chi thu hoạch lên đến trên 6 triệu đồng/ha.

Trong khi đó, theo Th.S Nguyễn Hữu An - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang - hè thu 2009 là vụ lúa khó khăn, tốn kém nhất trong vài năm gần đây. Đợt xuống giống trà đầu gặp ngay lúc mưa bão, nhiều thửa ruộng phải sạ lại, làm đảo lộn kỹ thuật sạ hàng, tốn nhiều chi phí tưới tiêu, phun xịt phòng trừ sâu bệnh.

Rồi sau đó trà lúa này còn bị bệnh đạo ôn bùng phát mạnh. Chi phí đầu tư cao mà năng suất rất khiêm tốn (5,08 tấn/ha). Trà lúa thứ hai thì gặp dịch rầy nâu khi mới "cong trái me".

Nhiều nông dân đã đưa lúa ra sát tim lộ đường giao thông để phơi mà vẫn không thoát cảnh lúa lên mộng. Ảnh: L.T

Theo tính toán của nhiều nhà nông, với năng suất 5,3 tấn/ha, giá thành lúa hè thu 2009 dao động từ 3.500- 4.000 đồng/kg. So giá thu mua trên thị trường từ 4.100- 4.200 đồng/kg, mức lãi nông dân thu được nằm dưới đáy mức khuyến khích của Thủ tướng Chính phủ (40%). Tuy nhiên, đó chưa phải là giới hạn cuối cùng vì giá thu mua lúa trên thị trường bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm mạnh.

Theo tính toán của các nhà nông học, phần lớn diện tích trà lúa cuối trổ bông vào thời điểm mưa bão vừa qua, cộng với dịch rầy nâu đang bùng phát mạnh nên khả năng lép hạt sẽ rất cao, năng suất sẽ dưới 5 tấn/ha và màu sắc, chất lượng hạt lúa cũng sẽ xấu hơn.

Theo Lao Động (Lục Tùng)

NỘI DUNG KHÁC

Người dân nông thôn miền núi trong bối cảnh biến động kinh tế vĩ mô

20-12-2008

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất và thị trường nông sản Việt Nam. Những tháng đầu năm giá lương thực leo thang đột biến nhưng đến nay giá lương thực và các nông sản chính đều biến động theo chiều hướng gây bất lợi cho người sản xuất. Trong bối cảnh khó khăn này thì người nông dân, người nghèo, đặc biệt là người dân miền núi chính là những đối tượng gặp khó khăn nhất, tiếp tục đối mặt với cú sốc và rủi ro.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 14,8%

25-12-2008

Công tác xoá đói giảm nghèo tiếp tục đạt được kết quả khả quan nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, sự chung tay góp sức của các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và sự ủng hộ hết lòng của người dân trong cả nước trong những chương trình tiếp sức cho người nghèo.

PHẢN CHIẾU CHÂN THỰC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

15-12-2008

Ngày 13/12/2008, Viện chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) đã tổ chức Hội thảo Nguồn lực và tiếp cận nguồn lực phát triển của cư dân nông thôn miền núi. Đại diện khách mời gồm có: Ông Nguyễn Minh Sao - Viện xã hội học, ông Chu Tiến Quang – Viện nghiên cứu CIEM, các đơn vị truyền thông – báo chí như báo The Vietnam, Nông Thôn, Đầu tư, Kinh Tế Nông Nghiệp…, cùng Cán bộ thuộc các phòng ban, bộ môn và trung tâm của IPSARD.

Hội thảo Chính sách điều hành và vấn đề an ninh lương thực miền núi

31-12-2008

Vấn đề đảm bảo lương thực không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Từ đầu năm 2008 đến nay được coi là năm đầy biến động trái chiều với ngành lúa gạo Việt Nam khi có những lúc giá gạo xuất khẩu được đẩy lên mức kỷ lục hơn 1000USD/tấn và gây căng thẳng cho thị trường gạo trong nước và thị trường gạo thế giới. Đây là sự lặp lại có tính chất đột biến, nếu so sánh với cuộc lên giá kỷ lục đã từng có vào thập niên 70 của thế kỷ trước.

Bài học kinh nghiệm từ việc điều hành sản xuất và kinh doanh lúa gạo

25-12-2008

Lúa gạo là một tong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt nam trong thời gian qua đã dần khẳng định được vị trí và thương hiệu trên thị trường thế giới...

Giáo sư về thôn

22-7-2009

“Chúng tôi rất thiếu kỹ năng sản xuất, thiếu thông tin KHKT, thị trường. Hôm nay được GS Nguyễn Lân Hùng về tận đây tư vấn, chúng tôi đã vỡ ra nhiều điều”. Nông dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh) tham gia toạ đàm về chủ đề “Nhà nông làm giàu” bày tỏ.

Trung Quốc ban hành luật trọng tài giải quyết tranh chấp đất đai nông thôn

22-7-2009

AGROINFO - Ngày 27/6/2009, Hội nghị lần thứ IX Ủy viên thường trực Đại hội đại biểu nhân dân Toàn Quốc Nước CHND Trung Hoa (khóa 11) đã thông qua Luật “Trọng tài giải quyết tranh chấp kinh doanh nhận thầu đất đai nông thôn nước CHND Trung Hoa”.

Seminar về mô hình nông dân hợp tác ở Nam Sách, Hải Dương.

24-7-2009

AGROINFO - Chiều ngày 24-7-2009 tại Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn sẽ diễn ra buổi Seminar chủ đề "Mô hình nông dân hợp tác hiệu quả trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương"...

Nhanh chóng để nguồn vốn kích cầu đến tay nông dân

21-7-2009

Agroviet - Tiếp theo chủ trương kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 497/2009/QĐ-TTg (QĐ 497) về hỗ trợ lãi suất mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, kích cầu nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội.

Để nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững: Vốn đầu tư + Hỗ trợ "đầu ra"

21-7-2009

(HNM) - Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng và coi đây là một trong những tiền đề để thúc đẩy phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, thời gian qua, nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang đứng trước những thách thức lớn do sự biến đổi của xã hội.

RUDEC quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lí cho sản phầm đặc sản

17-7-2009

AGRO INFO - Sáng ngày 17-7-2009, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nôị), Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (dự án 68)…

Tập huấn “Kỹ năng tiếp thị nông sản” cho nông dân

16-7-2009

Từ ngày 16-07-2009 đến ngày 22-07-2009, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Chính sách và Chiến luợc phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Cơ sở phía Nam tổ) chức khóa tập huấn kỹ năng “Tiếp thị nông sản”...