TIN TỨC-SỰ KIỆN

Để nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững: Vốn đầu tư + Hỗ trợ "đầu ra"

Ngày đăng: 21 | 07 | 2009

(HNM) - Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng và coi đây là một trong những tiền đề để thúc đẩy phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, thời gian qua, nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang đứng trước những thách thức lớn do sự biến đổi của xã hội.

Nhiều biến động

Ngày 6-7 tại TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản đã phối hợp với Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam tổ chức hội thảo khoa học đánh giá "Tác động của biến đổi xã hội đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn các tỉnh phía Nam trong thời kỳ đổi mới". Theo các chuyên gia, bên cạnh những hiệu quả tích cực về kinh tế thì sự biến đổi mạnh mẽ và toàn diện của xã hội cũng tạo ra không ít những hạn chế, nhất là sự phân hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa các cộng đồng dân tộc và tôn giáo, giữa giàu và nghèo và bất bình đẳng trong phát triển… Tiến sĩ Trần Diễm Thúy - ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, cơ chế thị trường đã phân hóa nghề nghiệp, việc làm và mức thu nhập của đại bộ phận nhân dân, trong đó có nông dân, mà nông dân các tỉnh phía Nam chịu áp lực nặng nề nhất. Cụ thể, sự phân hóa giàu nghèo và chính sách đất đai vừa kích thích kinh tế nông thôn, nông nghiệp phát triển, vừa làm cho một số lao động nông nghiệp mất đất đai, mất việc làm, sinh ra một số tệ nạn trong thanh niên nông thôn, khiến học sinh nghèo không có điều kiện đến trường, một số bị áp lực phải bỏ học; những bất cập trong tổ chức, quản lý kinh tế và xã hội khiến xuất hiện thói xu nịnh, hám lợi, bệnh đạo đức giả, tư duy manh mún, tính thụ động và cục bộ, lối sống thực dụng, làm giàu bằng mọi giá… ở một bộ phận. Đây còn là thách thức đối với quá trình thực thi dân chủ trong xã hội. Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Triết, Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ khẳng định, 2 vấn đề bức xúc nhất do tác động của biến đổi xã hội mang lại là sự bất bình đẳng và dân chủ. Sự mất dân chủ ở nông thôn phần lớn là do tình trạng quan liêu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ địa phương.

Đầu ra cho sản phẩm luôn là nỗi lo của người nông dân

Cũng chính từ việc mất đất mà nhiều lao động nông thôn đổ ra thành thị, trong khi đó ở nông thôn, nông nghiệp lại chưa khai thác hết, còn ở thành thị thì không thể tiếp nhận hết lực lượng lao động này vì nhiều lý do khác nhau. Tiến sĩ Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Chi nhánh Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp, nông thôn phía Nam cho biết, lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn ở khu vực này hiện thiếu trầm trọng, nhất là vào thời vụ, giá nhân công ở đây tăng 4 đến 5 lần.

Cần tháo gỡ

Để khắc phục tình trạng này, Tiến sĩ Trần Diễm Thúy đưa ra giải pháp: Con người - con người làm nông nghiệp - đó là nông dân. Có một thực tế đang tồn tại hiện nay là nhiều nông dân Nam bộ chưa ý thức hết giá trị môi trường tự nhiên của chính mình nên cần giáo dục họ ý thức bảo vệ môi trường. Nâng cao trình độ dân trí, tạo việc làm cho nông dân. Chính quyền địa phương cũng cần xác định, việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị là nhiệm vụ hàng đầu. Làm sao để thị trường nông thôn gắn kết được với thị trường thành thị và thị trường thế giới.

Theo Tiến sĩ Đinh Sơn Hùng, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh, trong bối cảnh thế giới cạnh tranh, nền nông nghiệp Việt Nam cần phải có được sự hỗ trợ của Nhà nước, nếu không nông nghiệp, nông thôn sẽ rất khó phát triển. Việc đầu tư cho nông nghiệp hiện nay của chúng ta còn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh nông dân sản xuất manh mún, đầu tư không dài hạn, chạy theo thị trường một cách bấp bênh… ông cho rằng, cái khó lớn nhất của người làm nông nghiệp hiện nay không phải là vốn mà là thị trường đầu ra. Do đó, Nhà nước cần phải gia tăng hệ thống đơn đặt hàng, mua hàng hóa nông nghiệp để đẩy mạnh thị trường đầu ra. Khi đó mới hy vọng nông nghiệp, nông dân và nông thôn phát triển bền vững.

Theo HNM (Hồ Văn)

NỘI DUNG KHÁC

RUDEC quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lí cho sản phầm đặc sản

17-7-2009

AGRO INFO - Sáng ngày 17-7-2009, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nôị), Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (dự án 68)…

Tập huấn “Kỹ năng tiếp thị nông sản” cho nông dân

16-7-2009

Từ ngày 16-07-2009 đến ngày 22-07-2009, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Chính sách và Chiến luợc phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Cơ sở phía Nam tổ) chức khóa tập huấn kỹ năng “Tiếp thị nông sản”...

Khủng hoảng và việc làm nông thôn

10-7-2009

Tính từ đầu năm 2009 đến tháng 04 năm 2009, trên địa bàn 4 tỉnh khảo sát, 21,7% lao động di cư mất việc phải trở về địa phương. Không có sự khác nhau nhiều về tỷ lệ lao động di cư mất việc phải trở về quê giữa tỉnh đồng bằng hay miền núi. Tỉnh Nam Định có tỷ lệ lao động di cư mất việc cao nhất là 22,5%, tỉnh miền núi Lạng Sơn cũng có tỷ lệ lao động di cư mất việc lên đến 21,1%.

Không bôi đen, hay tô hồng về nông thôn

10-7-2009

Tôi vừa có một chuyến đi một tuần về một vùng nông thôn. Quả thực, tôi không được đi nhiều, không tiếp xúc nhiều với nhiều vùng quê khác nhau. Nhưng, tôi xin phép có đôi dòng ghi chép về cuộc sống của nơi đây để ngỏ cùng độc giả giữa hai bài báo đang mang tính đối nhau về nông thôn của hai tác giả.

Phải xây dựng xã hội dân sự ở nông thôn

7-7-2009

(TuanVietNam) - GS. VS. Đào Thế Tuấn - người vừa nhận Huân chương của Chính phủ Pháp – cho rằng nông thôn, nông nghiệp Việt Nam kém phát triển hoàn toàn là do cơ chế và đường lối lãnh đạo. Đó là hậu quả của việc bóc lột nông nghiệp để dồn lực cho công nghiệp...

Chia tay ấm tình đồng chí

3-7-2009

Sáng ngày 3-7-2009, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), đã tổ chức lễ chia tay, tiễn đồng chí Nguyễn Xuân Việt, cán bộ Bộ môn Nghiên cứu Thể chế nông thôn về nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước.

Khởi động hợp tác toàn diện nông nghiệp- nông thôn Việt-Hàn

2-7-2009

Ngày 2-7-2009, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiêp Nông thôn (IPSARD) đã ký thỏa thuận hợp tác với Viện Kinh tế Nông nghiệp Hàn Quốc (KREI).

Hội nghị bàn tròn lần thứ 7 về xây dựng chính sách, năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp tại các nước Đông Nam Á

30-6-2009

Ngày 26-27/6/2009 tại Khách sạn Don Chan Palace, Vientiane, Lào đã diễn ra hội nghị bàn tròn chính sách lần thứ 7 nhóm bốn nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam với chủ đề :Khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Những ảnh hưởng, thách thức và hành động hướng tới đẩy mạnh nông nghiệp và an ninh lương thực tại các nước Đông Nam Á.

Định vị lại chiến lược xuất khẩu nông sản

26-6-2009

Kể từ khi đổi mới, tăng trưởng nông nghiệp và mở rộng xuất khẩu nông sản có một vị trí nền tảng hỗ trợ cho tăng trường của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Nhìn lại những điểm mốc quan trọng nhất trong tiến trình đổi mới và hội nhập của Việt Nam như bắt đầu sự nghiệp đổi mới 1998, khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1997, kinh tế toàn cầu và Việt Nam suy giảm năm 2008, khi các ngành kinh tế suy thoái, lúc đó vai trò bệ đỡ của ngành nông nghiệp và xuất khẩu nông sản mới được nhìn nhận như là cứu cánh.

Cuộc họp bàn về hợp tác phát triển giữa IPSARD và lãnh đạo Bộ Nông Nghiệp Lào

25-6-2009

Ngày 23/6/2009, tại hội trường IPSARD, đã diễn ra cuộc meeting bàn giữa IPSARD và Lãnh đạo Bộ nông nghiệp Lào về vấn đề Việt Nam hợp tác hỗ trợ Lào trong phát triển mô hình Hợp tác xã nông nghiệp.