TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cần phát triển mô hình chăn nuôi hộ gia đình một cách khoa học

Ngày đăng: 12 | 05 | 2008

Có một thực tế là ngành chăn nuôi của ta còn yếu kém ở tất cả các khâu. Điều này dẫn đến hệ luỵ tất yếu là những hộ chăn nuôi cá thể dễ bị “tổn thương” trước sự tấn công của dịch bệnh.

Bên thềm Triển lãm ngành chăn nuôi và chế biến sữa ILDEX 2008, ông Hoàng Kim Giao (ảnh), Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết:

Ngành chăn nuôi ở nước ta còn yếu kém về nhiều mặt, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ, phục vụ chăn nuôi, tài chính, khả năng quảng bá thương hiệu... Thực tế, tại triển lãm ILDEX 2008, các doanh nghiệp Việt Nam dường như không “mặn mà” với cơ hội giới thiệu, quảng bá thương hiệu. Đây là triển lãm về các dịch vụ hỗ trợ chăn nuôi như giống, chế biến, dinh dưỡng, thú y, nông trại… nhưng trong tổng số 160 gian hàng đến từ 123 nước, các gian hàng của Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Việc các doanh nghiệp ngành công nghiệp phục vụ chăn nuôi Việt Nam không mặn mà phải chăng do mức phí mặt bằng tại ILDEX quá cao?

Theo tôi, đây cũng là một yếu tố cạnh tranh quốc tế. Đã qua rồi thời kỳ bao cấp phí tham gia triển lãm, hội chợ, quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Nếu nói phí cao, sao lại có hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài tham gia. Hơn nữa, do đường xa, nên chi phí mà các doanh nghiệp nước ngoài bỏ ra phải gấp chục lần doanh nghiệp trong nước.

Ngành chăn nuôi Việt nam liên tục bị dịch bệnh tấn công nhiều năm nay, có phải do các dịch vụ hỗ trợ quá yếu kém?

Phải thừa nhận, ngành chăn nuôi nước ta mới chỉ ở bước đầu của quá trình chuyển đổi từ thô sơ, nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình lên chăn nuôi hiện đại - công nghiệp. Con giống kém, môi trường nhiều mầm bệnh, chăn nuôi nhỏ lẻ hiện chiếm khoảng 70% tổng đàn nên ngành chức năng rất khó kiểm soát và khó thực hiện các dịch vụ thú y, kỹ thuật… Do vậy, công tác phòng bệnh, việc kiểm soát buôn bán gia súc, gia cầm chưa tốt… Năm 2007, việc tiêm phòng chỉ đạt 40% tổng đàn gia súc. Hơn nữa, do tình trạng vứt xác gia súc, gia cầm bừa bãi, buôn bán lén lút… cũng làm dịch bệnh phát tán nhanh.

Theo ông, làm cách nào để khắc phục những yếu kém trên?

Việc đầu tiên là phải quy hoạch lại ngành chăn nuôi, đưa vào một quy trình thống nhất từ đầu vào đến đầu ra. Chăn nuôi tập trung sẽ dễ dàng trong kiểm soát thức ăn, phòng và chữa bệnh. Phải thay đổi nhận thức chăn nuôi, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi khoa học và hiệu quả cho người dân. Thực tế từ năm 2004 đến nay, dịch bệnh hầu như không xảy ra tại các trại chăn nuôi lớn.

Nhưng việc chăn nuôi hộ gia đình là không thể xóa bỏ?

Tôi đồng ý là không thể chấm dứt hoàn toàn quy mô chăn nuôi hộ gia đình do tập quán chăn nuôi, nguồn lực kinh tế của nông dân còn thấp. Tuy nhiên, có thể phát triển mô hình chăn nuôi hộ gia đình một cách khoa học. Một số địa phương đã thực hiện hiệu quả mô hình cả làng, cả vùng cùng chăn nuôi một loại gia súc hoặc gia cầm. Mô hình này có thể xem như một trại chăn nuôi tập trung, làm cho việc phòng bệnh, thu mua, kiểm soát thú y… dễ dàng hơn nhiều.

Người nông dân dù nuôi một vài con heo (lợn), vài con gà cũng phải nghĩ đến việc phòng bệnh cho gia đình, cộng đồng. Không nên vì vô tình mà làm lây lan, phát tán mầm bệnh.

Xin cảm ơn ông!

NỘI DUNG KHÁC

Nhận ra sai lầm là tiền đề của đổi mới

12-5-2008

Chính phủ đã nhận ra những sai lầm, yếu kém của mình thể hiện trong báo cáo trước QH. Biết rõ sai lầm, điềm tĩnh tìm ra giải pháp có thể là tiền đề cho một bước đổi mới, nhảy vọt hơn. Hãy biến những khó khăn hiện nay thành động lực để quyết liệt cải cách thể chế đi trước cải cách kinh tế, đưa đất nước bước sang giai đoạn phát triển cao hơn - Ý kiến chung của TS Nguyễn Quang A, Trần Đức Nguyên và Nguyễn Trung trong cuộc trực tuyến chiều 9/5.

Thuyết trình của Viện trưởng về vấn đề tam nông

9-5-2008

AGROINFO - Chiều ngày 07/05/2008 tại Hội trường Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (CS&CL PTNNNT), TS. Đặng Kim Sơn - Viện trưởng đã có buổi thuyết trình về “vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hoá ở các nước, liên hệ đến tình hình Việt Nam” trước toàn thể cán bộ nghiên cứu.

Tổng quan Nền kinh tế nói chung ngành NN nói riêng của Trung Quốc quý 1 năm 2008

9-5-2008

3 tháng đầu năm 2008 tổng sản phẩm trong nước (GDP) là 6149,1 tỷ NDT, tăng 10,6% so với cùng kỳ 2007,song tốc độ tăng giảm 1,1%. Trong đó giá trị gia tăng sản nghiệp thứ nhất đạt 472 tỷ NDT, tăng 2,8% so với cùng kỳ, tốc độ tăng giảm 1,6%; giá trị gia tăng sản nghiệp thứ 2 đạt 3077,8 tỷ NDT, tăng 11,5% so với cùng kỳ, song tốc độ tăng giảm 1.7%; Giá trị gia tăng sản nghiệp thứ 3 đạt 2599,3 tỷ NDT, tăng trưởng 10,9%, tốc độ tăng trưởng giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu phân bón và những ảnh hưởng đối với thị trường Việt Nam

8-5-2008

Ngày 17/4/08, Bộ Tài chính Trung Quốc ra thông báo sẽ nâng thuế xuất khẩu đối với các loại phân bón và nguyên liệu như giống, thuốc trừ sâu nhằm đáp ứng đủ nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp trong nước, đặc biệt trong thời điểm nông dân Trung Quốc rất cần phân bón cho vụ Xuân bắt đầu gieo trồng từ tháng 3/08. Tuy nhiên, quyết định này lại gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến giá phân bón ở thị trường Việt Nam.

Điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng 2008 ở mức 7%

7-5-2008

Ngày 6/5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng đánh giá tình hình kinh tế - xã hội thời gian qua đồng thời nêu rõ những giải pháp Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới.

Từ bỏ kế hoạch thành lập Tổ chức Các nước xuất khẩu gạo

7-5-2008

Ngoại trưởng Thái Lan ngày 6/5 tuyên bố nước này đang từ bỏ kế hoạch thành lập Tổ chức Các nước xuất khẩu gạo (OREC) cùng với Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar nhằm kiểm soát giá gạo trên toàn thế giới.

Sửa Luật Đất đai: "DN, địa phương nên chịu thiệt một chút

7-5-2008

Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết, nội dung sửa đổi Luật Đất đai lần này được thực hiện theo hướng có lợi cho dân. Bên cạnh các quy định về quản lý cần sửa đổi, lần này nội dung khiếu nại tố cáo về đất đai cũng được mở rộng hơn.

9 nhóm nhiệm vụ tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững

7-5-2008

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng đánh giá tình hình kinh tế - xã hội thời gian qua đồng thời nêu rõ những giải pháp Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới. Theo đó, Thủ tướng đã đề ra 9 nhóm nhiệm vụ tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững bao gồm:

Về bản chất của doanh nghiệp KH&CN ở nước ta

6-5-2008

Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) của Việt Nam được hình thành gắn liền với việc ươm tạo công nghệ. Đây chính là một lực lượng sản xuất mới, thực hiện ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất kinh doanh (SXKD); tạo ra ngành nghề mới, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bài viết lý giải bản chất của doanh nghiệp KH&CN và đưa ra một minh chứng cụ thể về hoạt động của loại hình doanh nghiệp mới này.

Hội thảo "Tìm hiểu vai trò đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam"

7-5-2008

Gần đây, vai trò của Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng trong khu vực Sông Mê Kông. Trong khi tìm kiếm cách tiếp cận tài nguyên thiên nhiên đáng tin cậy và giá rẻ, Trung Quốc đang cố gắng tận dụng môi trường đầu tư thuận lợi ở các nước láng giềng trung gian. Xu thế này đem lại cả cơ hội và thách thức đối với kinh tế, con người và môi trường của Việt Nam.

Hội thảo "Tìm hiểu vai trò đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam"

8-5-2008

Gần đây, vai trò của Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng trong khu vực Sông Mê Kông. Trong khi tìm kiếm cách tiếp cận tài nguyên thiên nhiên đáng tin cậy và giá rẻ, Trung Quốc đang cố gắng tận dụng môi trường đầu tư thuận lợi ở các nước láng giềng trung gian. Xu thế này đem lại cả cơ hội và thách thức đối với kinh tế, con người và môi trường của Việt Nam.

Thương mại Quảng Tây - Việt Nam 3 tháng đầu năm 2008

5-5-2008

Trong 3 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Quảng Tây đạt 894.495 nghìn USD trong đó riêng tháng 3 đạt 375,568 nghìn USD tăng 143,2% so với vùng kỳ năm ngoái. Việt Nam nhập khẩu quý 1 là 626.703 nghìn USD (tháng 3 là 263,448 nghìn USD) tăng 280,2%, xuất khẩu là 267,792 nghìn USD (tháng 3 là 112,120 nghìn USD) tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.