TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sản xuất nhỏ khó vươn xa

Ngày đăng: 01 | 03 | 2008

Ngày 28.2, tại Hà Nội, các tham tán thương mại đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với các DN, hiệp hội DN ngành, hàng phía bắc, bàn biện pháp xúc tiến thương mại, đẩy mạnh XK hàng hoá.

Khác với lần tiếp xúc DN khu vực phía nam, buổi gặp gỡ là sự đăng đàn của các tham tán cho thấy thực trạng xúc tiến thương mại và đầu tư với kiểu làm ăn theo lối sản xuất nhỏ của các DN trong nước thì khó lòng đạt được mục tiêu tăng trưởng XK.

Không có hồi âm

Lâu nay, DN thường hay ta thán về việc khó tiếp cận các đối tác nước ngoài và mong tham tán là cầu nối, tuy nhiên, nhiều phen tham tán đành "ngậm bồ hòn làm ngọt" khi giới thiệu đối tác cho DN nhưng lại chẳng được hồi âm.

Tham tán thương mại VN tại Australia Nguyễn Hữu Chí than phiền: "Gửi về nước khoảng 100 thư về đề nghị của đối tác cung cấp các sản phẩm họ có nhu cầu, nhưng nhận được chỉ 1-2 thư hồi âm. Không có khả năng đáp ứng đơn hàng, khó khăn về thủ tục pháp lý hay vướng mắc hàng rào kỹ thuật..., DN cũng không hề nêu lý do. Không những DN, mà các hiệp hội, hay các sở thương mại, sở công nghiệp cũng không có thông tin phản hồi thì tham tán cũng đành chịu...".

Một ví dụ rất khôi hài mà Tham tán VN tại Đức - ông Nguyễn Minh Dũng nêu ra là trong một lần giới thiệu bạn hàng Đức với Hiệp hội Xe đạp, xe máy VN để xúc tiến XK mặt hàng này sang Đức, DN VN cứ mắc bệnh "hứa bừa", không làm được theo yêu cầu của bạn vẫn hứa, phía bạn gửi thư sang không thấy hồi âm, thế là tham tán được phen mất mặt.

Ông Dũng nói: Ai cũng nghĩ thị trường Đức rất khó tính, nhưng nếu biết cách tiếp cận và đặc biệt trọng chữ tín thì hàng gì cũng xuất được (hiện VN đã xuất sang Đức tới 230 mặt hàng, kể cả những mặt hàng giá trị thấp như mắm tôm, nắp cống...). Ông khuyến nghị, DN trong nước cần đi chuyên sâu chứ không nên sản xuất theo kiểu "tả pí lù", thì sẽ không có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường các nước.

Việc không giữ chữ tín cũng khiến DN VN đang mất nhiều cơ hội chen chân được vào những thị trường khó tính. Ông Dũng cho biết: Rõ ràng nếu ký trực tiếp với DN VN thì DN bạn cũng đỡ được chi phí qua trung gian, nhưng nhiều DN Đức vẫn chọn hình thức nhập khẩu hàng hoá qua thương nhân Anh, thay vì nhập khẩu qua các DN VN. Hỏi ra thì họ nói nếu có đổ bể, họ còn có khả năng đòi bồi thường, còn nhập qua DN VN đầy rủi ro, đó là chưa kể khi giá lên thì họ (tức DN VN) hồ hởi xuất, nhưng khi giá xuống thì tìm cách thoái thác không giao hàng làm lỡ kế hoạch của bạn.

Tận dụng cơ hội để XK

Hầu hết các DN VN khi làm ăn với nước ngoài đều chỉ căn cứ trên hợp đồng thoả thuận với phía bạn, mà không biết hoặc cập nhập các thông tin về ưu đãi khi VN đã là thành viên WTO và trên thực tế chúng ta đã ký các hiệp định song phương với các nước đều có những ưu đãi riêng.

Tham tán VN tại Nhật Bản - ông Vũ Văn Trung cho rằng, để chuyển dịch cơ cấu XK, tăng 30% hàng CN chế biến thay vì tỉ trọng chủ yếu xuất khoáng sản thô của VN sang Nhật như lâu nay thì DN VN cần tận dụng triệt để cơ hội mà Hiệp định đối tác chiến lược giữa NB và ASEAN để cạnh tranh với đối thủ truyền thống là Trung Quốc tại thị trường này.

Ông Đào Ngọc Chương - Tham tán Thương vụ VN tại Trung Quốc - thì cho rằng: Năm 2008, VN có đến 8 cơ hội để tăng trưởng hàng hoá XK sang Trung Quốc, nhưng cũng chỉ dám đặt mục tiêu XK khoảng 4 tỉ USD sang thị trường nước này (năm 2007: VN xuất khẩu sang TQ hơn 3 tỉ USD thì nhập khẩu từ TQ 12 tỉ USD) và vẫn chưa cải thiện được nhập siêu. Trong năm nay, TQ và ASEAN đã áp dụng Hiệp định thương mại tự do nên hàng hoá ASEAN xuất sang TQ thuế suất bằng 0.

Năm 2008, TQ cũng điều chỉnh cơ chế XNK, tăng giá đồng nhân dân tệ sẽ có nhiều điểm lợi cho DN VN khi xuất khẩu hàng hoá sang nước này. Tuy nhiên, ông Chương vẫn cảnh báo DN VN cần loại bỏ thói quen buôn bán chụp giật, mở rộng tư duy sang buôn bán chính ngạch, để thâm nhập sâu thị trường TQ và tận dụng được lợi thế để gia tăng XK.

(Nguồn: Lao Động)

NỘI DUNG KHÁC

Sách trắng mang tên "Xây dựng pháp quyền Trung Quốc"

29-2-2008

Ngày 28 tháng 2 Chính phủ Trung Quốc công bố sách trắng đầu tiên mang tên "Xây dựng pháp quyền Trung Quốc".

3 "bí quyết" đổi mới của IPSARD

29-2-2008

Trong khi nhiều viện nghiên cứu phải xin "hoãn" chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD), dù là Viện nghiên cứu cơ bản, lại sớm chủ động chuyển đổi theo "115". Báo chí đã viết khá nhiều về IPSARD, nhưng bài viết dưới đây sẽ là từ cái nhìn của một người "trong cuộc".

Có nên ban hành Luật Nông nghiệp Việt Nam?

27-2-2008

AGROINFO - Việt Nam có gần 2/3 dân số lấy nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) làm hoạt động kinh tế chính, xuất khẩu nông sản đóng góp trên 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu và nông nghiệp đóng góp khoảng 14,6% vào tổng GDP (2007) của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, cho tới nay, các hoạt động liên quan tới nông nghiệp vẫn được điều chỉnh bởi nhiều văn bản, chính sách khác nhau và chưa có văn bản, chính sách ở cấp độ Luật.

Chuyến xe tốc hành giúp nông dân Quảng Tây làm giàu

27-2-2008

Theo tin ngày 23/1 của Tân Hoa xã tại Quảng Tây, khi các hàng nông sản như lúa nước, hoa quả, mía…bị sâu bệnh, nông dân có thể lên mạng truy cập webside nông nghiệp, tất cả những khó khăn gặp phải đều được giải quyết nhanh chóng; hàng nông sản không bán được, nông dân dùng máy ảnh kỹ thuật số chụp ảnh đưa lên mạng để quảng cáo, vì thế việc sản phẩm sản xuất ra bán không hết cũng được giải quyết

Buổi trình bày kết quả nghiên cứu "Sự phát triển của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam"

29-2-2008

Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) Anh cùng Khoa Kinh tế, Đại học Sussex và Trung tâm Phân tích dự báo - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức.

Sản xuất theo phong trào: Bài học chưa bao giờ cũ (Bài 1)

26-2-2008

Việc đầu tư xây dựng ồ ạt các nhà máy đường, xi măng lò đứng trong công nghiệp,... và mở rộng sản xuất cây trồng, vật nuôi trong nông - ngư nghiệp được gọi nôm na là "sản xuất theo phong trào". Cách đầu tư này mặc dù đã để lại những hậu quả khó lường, được báo chí, các chuyên gia kinh tế nói nhiều nhưng hình như vẫn còn rất hào hứng!

Năm 2008 tin tức hoá NN nhanh chóng phát triển

25-2-2008

Trải qua giai đoạn phát triển nhanh chóng như vài năm gần đây thành quả tin tức hoá thể hiện rõ trong việc áp dụng hành chính điện tử, thương mại điện tử, tin tức hoá doanh nghiệp, và cho tới nay hiệu quả và giá trị cũng đã thể hiện một cách chắc chắn và rõ ràng.

Đẩy mạnh công tác bảo hộ có nâng cao chất lượng giống cây trồng?

25-2-2008

AGROINFO – Ngày 18/02/2008, Bộ Nông nghiệp và PTNT được sự tài trợ của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, đã phối hợp với Hiệp hội bảo hộ giống cây trồng Quốc tế UPOV (Potection of New Varieties of Plants) tổ chức hội thảo “Bảo hộ giống cây trồng theo công ước UPOV”. Hội thảo có sự tham dự của ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, ông Rolf Jordens, Phó Tổng thư ký UPOV và đông đảo các quan khách quốc tế của Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Australia.

Nắng ấm, toàn miền Bắc gấp gáp gieo cấy

25-2-2008

Thời tiết ấm áp hiện nay, cây lúa ở các tỉnh miền Bắc đang hồi phục. Các địa phương hối hả chuẩn bị giống, làm đất để gieo cấy cho kịp khung thời vụ. Song, nỗi lo về giống, nhân lực và thời gian quá gấp gáp khiến nhiều nơi "cuống".

Hãy cẩn thận với các file đính kèm

25-2-2008

Đa số các trường hợp lây nhiễm virus và spyware đều bắt nguồn từ email đính kèm những file mà nội dung chứa virus hoặc spyware. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách thức để nâng cao độ an toàn khi nhận được những email có đình kèm 1 file nào đó.

Tự động lưu và sao lưu tập tin MS Word

22-2-2008

Bạn đang soạn thảo một văn bản quan trọng nhưng đột nhiên chiếc máy tính của bạn bị treo hoặc tắt vụt? Bạn đành đau đớn và bực tức làm lại từ đầu vì trót quên không lưu văn bản đó. Giờ đây bạn sẽ không còn phải sợ những triệu chứng thất thường của máy vi tính ảnh hưởng tới công việc của bạn nữa...

20 năm Đầu tư nước ngoài: Nhìn lại và Hướng tới

22-2-2008

Nhìn lại 20 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta có thể rút ra được những bài học quý giá cho quá trình hội nhập. Nhưng bài học lớn nhất là phải mở cửa để đón nhận, để hòa mình vào dòng chảy chung của thời đại, mới có thể mưu cầu sự phát triển và giàu mạnh cho đất nước. Trong quát trình mở cửa ấy, lựa chọn chính sách và lộ trình ra sao cho phù hợp là một bài toán lớn, cần được nghiên cứu, phân tích, mổ xẻ một cách khoa học, chính xác và đầy đủ nhất.