TIN TỨC-SỰ KIỆN

Có nên ban hành Luật Nông nghiệp Việt Nam?

Ngày đăng: 27 | 02 | 2008

AGROINFO - Việt Nam có gần 2/3 dân số lấy nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) làm hoạt động kinh tế chính, xuất khẩu nông sản đóng góp trên 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu và nông nghiệp đóng góp khoảng 14,6% vào tổng GDP (2007) của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, cho tới nay, các hoạt động liên quan tới nông nghiệp vẫn được điều chỉnh bởi nhiều văn bản, chính sách khác nhau và chưa có văn bản, chính sách ở cấp độ Luật.

Liệu có cần thiết phải ban hành Luật nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp trong giai đoạn mới? Đây chính là nội dung được Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) phối hợp với Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học (Văn phòng Quốc hội) và Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp quốc (FAO) tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia ngày 22/2/2008 tại Hà Nội.

Bối cảnh mới và nhu cầu cần phải có Luật Nông nghiệp

Theo ông Chu Tiến Quang, Trưởng ban chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nông nghiệp Việt Nam đang trải qua một quá trình chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, kinh doanh theo định hướng thị trường, hội nhập vào nền kinh tế và nông nghiệp thế giới. Quá trình đổi mới các chính sách nông nghiệp thời kì đầu Đổi Mới đã phát huy được tác động tích cực nhưng cần phải có những điều chỉnh căn bản trong thời kì mới. Nền nông nghiệp Việt Nam cần phát triển theo hướng bền vững, lấy hiệu quả làm yêu cầu cho phát triển; chuyển tổ chức và quản lý sản xuất theo hướng hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, tăng hàm lượng khoa học trong sảnphẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.

Ông Nguyễn Lân Dũng
Ông Nguyễn Lân Dũng, đại biểu quốc hội, thành viên của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội thì cho rằng, những biểu hiện trực tiếp của nhu cầu cần phải có Luật Nông nghiệp là rất rõ ràng: Người nông dân hiện nay sẵn sàng sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật không có trong danh mục cho phép cho sản phẩm của mình bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng. Các công ty sản xuất phân bón không “trung thực” với nông dân khi quảng cáo về thành phần và công dụng của các sản phẩm của họ. Các trạm kiểm dịch động thực vật tại biên giới không có khả năng giám sát và kiểm định chất lượng của một khối lượng hàng hóa quá lớn hàng ngày đi qua cửa khẩu vào nội địa vì thiếu trang t hiết bị kỹ thuật, trình độ và đặc biệt là quy định chức năng, v.v..

Cơ sở khoa học cho việc ban hành Luật Nông nghiệp?

Từ phương diện nghiên cứu, ông Phạm Bảo Dương, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đặt câu hỏi “Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có cần xây dựng Luật nông nghiệp? Nếu có thì Luật nông nghiệp điều chỉnh vấn đề gì?” Trả lời những câu hỏi này, ông Dương cho rằng: Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào hộ gia đình với quy mô sản xuất nhỏ (trung bình 0,22ha/người). Đất nông nghiệp manh mún và chia làm nhiều mảnh nhỏ làm chi phí sản xuất cao, hiệu quả thấp, sản lượng thấp, khó áp dụng khoa học công nghệ.

Mặc dù vậy, sản xuất hàng hóa cũng đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều vùng (lúa gạo, gia cầm ở ĐBSCL; cà phê ở Tây Nguyên; cao su, điều ở Đông Nam Bộ; chè ở trung du miền núi phía Bắc; hoa quả ở ĐBSCL, v.v..). Điều này khiến cho nhiều mâu thuẫn, xung đột về lợi ích liên quan tới việc sử dụng tài nguyên giữa các hộ nông dân, giữa các hộ nông dân với các cơ sở chế biến, kinh doanh, giữa các cơ sở chế biến, kinh doanh với nhau, v.v.. xuất hiện và vẫn còn thiếu cơ sở pháp lý để điều chỉnh.

Hiện nay, chức năng quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT có 03 ngành: nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp và thủy sản. Trong khi các lĩnh vực lâm nghiệp và thủy sản cũng đều đã có các chính sách ở cấp độ luật (Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật thủy sản) thì duy nhất chỉ có lĩnh vực nông nghiệp là chưa có luật điều chỉnh.

Hệ thống văn bản pháp lý ngành nông nghiệp còn phân tán ở các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định và đang ở trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, chưa đồng bộ, hiệu lực thấp. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, các quốc gia với trình độ phát triển khác nhau đều có Luật riêng để điều chỉnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp như Trung Quốc (Luật nông nghiệp 1993 và 2003), EU (Chính sách nông nghiệp chung – CAP), Hoa Kỳ (Chương 7-Nông nghiệp trong bộ luật Hoa Kỳ), Nhật Bản (Luật cơ bản nông nghiệp 1961 và 1999), v.v…

Ông Nguyễn Văn Tư, Vụ Pháp chế, Bộ NN&PTNT khẳng định nhu cầu cần phải có Luật nông nghiệp từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Ông Tư cho rằng, trong thời gian tới, cần sớm đưa nội dung dự thảo Luật nông nghiệp vào chương trình làm việc của Quốc hội khóa XII.

Có nên ban hành Luật nông nghiệp trong điều kiện hệ thống pháp luật hiện hành?

Ông Ngô Đức Mạnh
Mặc dù không phản đối tính cần thiết của việc ban hành Luật nông nghiệp, nhưng ông Ngô Đức Mạnh, phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội lưu ý rằng: Cần tránh cách tiếp cận rộng để xây dựng Luật nông nghiệp vì nếu không sẽ rơi vào trùng lắp với hệ thống văn bản chính sách hiện hành trong lĩnh vực nông nghiệp và không giải quyết được các vấn đề căn bản trong nông nghiệp. Hiện nay các lĩnh vực như thú y, giống cây trồng, bảo vệ thực vật, v.v.. đều đã có quy định ở cấp cao nhất là Pháp lệnh và sắp tới có thể nâng lên thành Luật. Việc tách rời, đưa nội dung đất nông nghiệp vào luật nông nghiệp hoặc các quy định khác như vệ sinh, an toàn thực phẩm, v.v.. còn có thể phá vỡ tính tổng thể của các văn bản hiện hành.

Ông Ngô Đức Mạnh cũng đặc biệt lưu ý đến đặc điểm trong hoạt động lập pháp của nước ta hiện nay là xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật riêng lẻ để điều chỉnh về những vấn đề cụ thể. Theo hướng này, thay vì xây dựng và ban hành các bộ luật, đạo luật để điều chỉnh bao quát về một lĩnh vực nào đó thì tiến hành soạn thảo, ban hành những văn bản chi tiết, sao cho luật sau khi ban hành là có thể thi hành ngay được mà không phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành (nghị định, thông tư). Vì thế, việc ban hành Luật nông nghiệp chung, điều chỉnh về toàn bộ các vấn đề nông nghiệp (omnibus law) là cách làm chỉ đạt kết quả, có tính khả thi cao khi có sự rà soát, phân tích một cách đầy đủ để bãi bỏ những quy định trùng lặp, chồng chéo. Việc ban hành một luật nông nghiệp khung (chung) là một công việc đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu thấu đáo để có thể hệ thống hóa và pháp điển hóa toàn bộ các quy định hiện hành có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.

Luật nông nghiệp cần tạo ra “động lực”

Không đi sâu vào các nội dung có tính kỹ thuật nhưng ông Lưu Quốc Dung, Ủy ban kinh tế của Quốc hội phụ trách các vấn đề liên quan tới nông nghiệp thì cho rằng: Luật nông nghiệp là cần thiết nhưng điều quan trọng là luật phải tạo ra được động lực cho các chủ thể tham gia vào lĩnh vực này. Vấn đề là phải tìm ra được các yếu tố tạo ra động lực! Những thành công của các chính sách đổi mới, đột phá trong nông nghiệp thời kì đầu Đổi Mới có nguyên nhân căn bản là đáp ứng được nhu cầu của người làm nông nghiệp và do vậy tạo ra được động lực mạnh mẽ trong gần 2 thập kỷ qua.

NỘI DUNG KHÁC

Chuyến xe tốc hành giúp nông dân Quảng Tây làm giàu

27-2-2008

Theo tin ngày 23/1 của Tân Hoa xã tại Quảng Tây, khi các hàng nông sản như lúa nước, hoa quả, mía…bị sâu bệnh, nông dân có thể lên mạng truy cập webside nông nghiệp, tất cả những khó khăn gặp phải đều được giải quyết nhanh chóng; hàng nông sản không bán được, nông dân dùng máy ảnh kỹ thuật số chụp ảnh đưa lên mạng để quảng cáo, vì thế việc sản phẩm sản xuất ra bán không hết cũng được giải quyết

Buổi trình bày kết quả nghiên cứu "Sự phát triển của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam"

29-2-2008

Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) Anh cùng Khoa Kinh tế, Đại học Sussex và Trung tâm Phân tích dự báo - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức.

Sản xuất theo phong trào: Bài học chưa bao giờ cũ (Bài 1)

26-2-2008

Việc đầu tư xây dựng ồ ạt các nhà máy đường, xi măng lò đứng trong công nghiệp,... và mở rộng sản xuất cây trồng, vật nuôi trong nông - ngư nghiệp được gọi nôm na là "sản xuất theo phong trào". Cách đầu tư này mặc dù đã để lại những hậu quả khó lường, được báo chí, các chuyên gia kinh tế nói nhiều nhưng hình như vẫn còn rất hào hứng!

Năm 2008 tin tức hoá NN nhanh chóng phát triển

25-2-2008

Trải qua giai đoạn phát triển nhanh chóng như vài năm gần đây thành quả tin tức hoá thể hiện rõ trong việc áp dụng hành chính điện tử, thương mại điện tử, tin tức hoá doanh nghiệp, và cho tới nay hiệu quả và giá trị cũng đã thể hiện một cách chắc chắn và rõ ràng.

Đẩy mạnh công tác bảo hộ có nâng cao chất lượng giống cây trồng?

25-2-2008

AGROINFO – Ngày 18/02/2008, Bộ Nông nghiệp và PTNT được sự tài trợ của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, đã phối hợp với Hiệp hội bảo hộ giống cây trồng Quốc tế UPOV (Potection of New Varieties of Plants) tổ chức hội thảo “Bảo hộ giống cây trồng theo công ước UPOV”. Hội thảo có sự tham dự của ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, ông Rolf Jordens, Phó Tổng thư ký UPOV và đông đảo các quan khách quốc tế của Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Australia.

Nắng ấm, toàn miền Bắc gấp gáp gieo cấy

25-2-2008

Thời tiết ấm áp hiện nay, cây lúa ở các tỉnh miền Bắc đang hồi phục. Các địa phương hối hả chuẩn bị giống, làm đất để gieo cấy cho kịp khung thời vụ. Song, nỗi lo về giống, nhân lực và thời gian quá gấp gáp khiến nhiều nơi "cuống".

Hãy cẩn thận với các file đính kèm

25-2-2008

Đa số các trường hợp lây nhiễm virus và spyware đều bắt nguồn từ email đính kèm những file mà nội dung chứa virus hoặc spyware. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách thức để nâng cao độ an toàn khi nhận được những email có đình kèm 1 file nào đó.

Tự động lưu và sao lưu tập tin MS Word

22-2-2008

Bạn đang soạn thảo một văn bản quan trọng nhưng đột nhiên chiếc máy tính của bạn bị treo hoặc tắt vụt? Bạn đành đau đớn và bực tức làm lại từ đầu vì trót quên không lưu văn bản đó. Giờ đây bạn sẽ không còn phải sợ những triệu chứng thất thường của máy vi tính ảnh hưởng tới công việc của bạn nữa...

20 năm Đầu tư nước ngoài: Nhìn lại và Hướng tới

22-2-2008

Nhìn lại 20 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta có thể rút ra được những bài học quý giá cho quá trình hội nhập. Nhưng bài học lớn nhất là phải mở cửa để đón nhận, để hòa mình vào dòng chảy chung của thời đại, mới có thể mưu cầu sự phát triển và giàu mạnh cho đất nước. Trong quát trình mở cửa ấy, lựa chọn chính sách và lộ trình ra sao cho phù hợp là một bài toán lớn, cần được nghiên cứu, phân tích, mổ xẻ một cách khoa học, chính xác và đầy đủ nhất.

Hội thảo Các cam kết thương mại khu vực, mối quan hệ với WTO và tác động đối với Việt Nam

27-2-2008

Hội thảo trong khuôn khổ dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II

Làm nông dân mới có kiến thức và kỹ thuật

21-2-2008

Bác Trương Duyệt nói với phóng viên rằng, "hiện nay, mỗi năm tôi đều tự phí đến Trường đại học nông nghiệp Đông Bắc tại Cáp Nhĩ Tân tiến hành đào tạo ngắn hạn, để học tập những công nghệ tiên tiến về mặt trồng lúa, phương pháp trồng trọt và bón phân khoa học, rồi vận dụng vào thực tiễn làm ruộng. Có công nghệ tốt, chúng tôi nhất định sẽ sản xuất càng nhiều lương thực chất lượng cao."