TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hồ Nam - Trung Quốc giải quyết các mâu thuẫn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng: 31 | 01 | 2008

Hồ Nam là một tỉnh nông nghiệp lớn, tổng diện tích canh tác là 5723 vạn mẫu, bình quân 0,8 mẫu/ người, số dân ở nông thôn là 4148 vạn người, chiếm 61,3% tổng dân số toàn tỉnh. Chính quyền tỉnh sẽ tập trung vào các giải pháp để làm giàu cho nông dân, chuyển dịch lượng lao động nông thôn, giảm dân số trong ngành nông nghiệp, quy hoạch thành thị nông thôn, cơ cấu kinh tế, tìm việc làm ...

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 17 của Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch chung phát triển thành thị và nông thôn, thúc đẩy nhiệm vụ lịch sử to lớn xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa (NTMXHCN), nhiệm vụ này để giải quyết vấn đề “Tam nông”, nhanh chóng phát triển nông thôn, đẩy mạnh làm giàu cho nông dân, để mở ra những cơ hội lớn cho nông dân. Nhưng, cũng nhận thấy, xây dựng NTMXHCN vẫn đang phải đối mặt với tình hình mới và vấn đề mới ngày ngày xuất hiện như mâu thuẫn người nhiều đất ít, cơ sở hạ tầng lạc hậu và mâu thuẫn của yêu cầu hiện đại nông nghiệp…

Nắm bắt toàn cảnh phát triển khoa học, kiên trì tính toán để phát triển thành thị nông thôn, theo nền tảng tư tưởng xây dựng NTMXHCN trong báo cáo Đại hội Đảng lần thứ 17 Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh “giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, quan tâm tới toàn cục xây dựng toàn diện xã hội thường thường bậc trung, trước sau đều được toàn Đảng đánh giá là việc rất quan trọng và cần thiết”.

Hồ Nam là một tỉnh nông nghiệp lớn, tổng diện tích canh tác là 5723 vạn mẫu, bình quân 0,8 mẫu/ người, số dân ở nông thôn là 4148 vạn người, chiếm 61,3% tổng dân số toàn tỉnh. Để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, chính quyền tỉnh Hồ Nam sẽ tập trung vào các giải pháp để làm giàu cho nông dân, chuyển dịch lượng lao động nông thôn, giảm dân số trong ngành nông nghiệp, quy hoạch thành thị nông thôn, cơ cấu kinh tế, tìm việc làm và bảo hiểm xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng thành thị nông thôn, phát triển hành chính sự nghiệp ở nông thôn, nhất thể hoá 6 biện pháp chính sách của thành thị nông thôn”.

Kiên trì xuất phát từ thực tế, dựa vào yêu cầu mục tiêu của “5 câu nói”, vì xây dựng NTMXHCN đưa ra mục tiêu xây dựng NTMXHCN mang tính giai đoạn là nhiều cách nghĩ, thúc đẩy đa dạng hình thức. Hồ Nam có hơn 40.000 thôn, 122 huyện thị, bình quân mỗi huyện thị có 300-400 thôn, vì vậy mỗi đợt xây dựng hoàn thành được bao nhiêu, bao nhiêu năm sau đạt được tiêu chuẩn đều phải có kế hoạch. Từ mục tiêu tổng thể, cần dựa vào phát triển sản xuất, trang thiết bị đầy đủ, nông dân tăng thu nhập. Khi đã phát triển sản xuất rồi, nắm bắt tốt cơ sở hạ tầng , nông dân có tiền trong tay, như vậy là đã đặt nền móng cho xây dựng nông thôn mới.

Bắt tay từ tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện hoàn cảnh sinh hoạt sản xuất nông thôn, để thực hiện tốt con đường xây dựng NTMXHCN trong báo cáo Đại hội 17 Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh “tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng”, chắc chắn trước mắt là thời điểm then chốt phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông nghiệp hiện đại.

Những năm trở lại đây, các con đường thông làng thông xã của tỉnh Hồ Nam đã đạt 25000 km, tổng đầu tư là trên 6 tỷ NDT ( trên 13.444 tỷ VNĐ), là chương trình được nhân dân tán thành ủng hộ nhất từ trước đến nay, nhưng nhiệm vụ cho tới nay vẫn còn hết sức nặng nề. Diện tích cải tạo mạng lưới nông nghiệp của tỉnh đạt 67%, cùng với việc nắm bắt tốt cải tạo nâng cấp mạng lưới điện, phải ra sức tuyên truyền dùng mô hình năng lượng mới như hầm khí biogas, năng lượng mặt trời…tiết kiệm năng lượng giảm lượng khí thải. Phải đặt vấn đề giải quyết thuỷ lợi nhỏ nông thôn làm việc lớn trong công tác “Tam nông” để nắm bắt, tăng cường đầu tư tài chính, tập trung trong thời gian 3-5 năm, phân nhóm chia giai đoạn tiến hành xử lý, gia cố, làm sạch bể chứa nước, đầm, sông…để hệ thống nước tưới tiêu không bị ô nhiễm không gây dịch bệnh.

Xây dựng cơ chế tài chính nhiều tầng theo nhiều hình thức dựa vào chính phủ đầu tư là chính, vay vốn ngân hàng, quyên góp của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội, do nông dân quyên góp…, cung cấp hỗ trợ tài chính để xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. Những năm gần đây, nhà nước tăng đầu tư “Tam nông”, nhưng do các khoản nợ trước kia còn quá nhiều, nên việc đầu tư không thể thoả mãn hết nhu cầu, vì vậy cần tiếp tục tăng cường đầu tư. Phải mở rộng quy mô cho vay vốn của ngân hàng, ra sức phát huy tác dụng của các tổ chức tài chính. Đồng thời phải đơn giản hoá các thủ tục và trình tự vay vốn, mở rộng mạng lưới ngân hàng, tiện lợi cho việc vay vốn của nông dân.

Dựa theo các quy định pháp luật, và nguyên tắc tự nguyện, có bồi thường, áp dụng nhiều hình thức, đẩy nhanh việc lưu chuyển quyền kinh doanh đất đai, thúc đẩy sử dụng đất đai theo hướng sản nghiệp hoá phù hợp với quy mô kinh doanh, để xây dựng NTMXHCN tăng cường sức phát triển kinh tế Hồ Nam có hơn 30 triệu lao động, trước mắt có gần 10 triệu người chuyển dịch vào thành phố làm việc, còn lại 20 triệu lao động tiếp tục canh tác trên diện tích đất 50 triệu mẫu, vì vậy vẫn còn số lượng lao động lớn có thể chuyển dịch. Tỉnh Hồ Nam cho đến cuối năm 2006, tổng diện tích đất lưu chuyển của toàn tỉnh đạt 2874 nghìn mẫu, chiếm 6,6% diện tích đất giao cho các hộ gia đình kinh doanh, phải xây dựng và hoàn thiện các mục như bảo hiểm y tế, bảo hiểm dưỡng lão, thuê nhà ở, đảm bảo cho con cái họ được đi học…

NỘI DUNG KHÁC

Công nghệ sinh học Việt Nam đang ở đâu?-Bài 2: Nghiên cứu để... cất tủ!

31-1-2008

Mặc dù đã đi sau rất nhiều nước, kể cả một số nước trong khu vực ASEAN nhưng đến nay, công nghệ sinh học (CNSH) của Việt Nam vẫn chưa được các ban ngành quan tâm và đánh giá đúng vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu và ứng dụng CNSH vào thực tế sản xuất đang bị bỏ ngỏ...

Năm 2008, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ

31-1-2008

Theo báo cáo vừa công bố của Viện Nghiên cứu Các nền kinh tế đang phát triển thuộc Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (IDE - JETRO), năm 2008, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn và giảm được tỷ lệ lạm phát.

Tác động của việc gia nhập WTO và hội nhập KTQT đến phát triển KT-XH của Việt Nam: một năm nhìn lại

30-1-2008

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã xuất hiện nhiều thách thức lẫn cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Sau một năm chính thức gia nhập tổ chức này, bên cạnh việc phải đối mặt với những thách thức cần vượt qua, chúng ta cũng đã chủ động nắm bắt và triển khai nhiều cơ hội. Bước đầu chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định: tính 11 tháng đầu năm 2007 tổng vốn FDI tăng gần 40% so cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên 40% GDP; đặc biệt đã từng bước hình thành tư duy quản lý và chuẩn mực kinh doanh mới...

Rét hại, nông dân kêu trời

30-1-2008

Hàng loạt luống rau non bị sương muối táp lụi, chỉ những luống rau đã cứng lá mới đủ sức chịu rét và sương giá. Còn người nông dân chỉ còn biết "Lạy giời thôi rét, thôi mưa"...

Phương pháp bảo vệ dữ liệu “tuyệt mật”…

30-1-2008

Trong cuộc sống số hiện nay, thông tin một là tài sản vô giá. Cũng chính vì vậy vấn đề bảo vệ thông tin mật luôn luôn là vấn đề cấp thiết đặt lên hàng đầu với bất kỳ một cá nhân hay một tập thể nào. Vậy đâu là cách thức an toàn nhất..?

Trung Quốc cố gắng ngăn chặn kinh tế từ quá nhanh chuyển sang quá nóng

29-1-2008

Năm 2007, GDP của Trung Quốc đã đột phá 24 nghìn tỷ đồng nhân dân tệ, tăng 11,4 % so với năm 2006, đây là năm tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1995 đến nay. Năm 2007, vốn đầu tư vào tài sản cố định tăng 24,8%, các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều phát triển khá nhanh.

Toạ đàm "Nông nghiệp Việt Nam 2008: Mục tiêu và triển vọng"

28-1-2008

(AGROINFO) Năm 2007 đã đi qua với biết bao khó khăn về thời tiết, dịch bệnh và những đợt tăng giá của vật tư nông nghiệp nhưng rất đáng mừng là kết quả sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đều khả quan, thậm chí có lĩnh vực vượt năm 2006.

Thủ tướng đốc thúc chương trình xóa đói giảm nghèo

28-1-2008

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành , địa phương tăng cường chỉ đạo, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách, giải pháp giảm nghèo.

TS. Phạm Đỗ Chí - Phó TGĐ VinaCapital, cố vấn cao cấp của AGROINFO nhận định về thị trường chứng khoán

25-1-2008

VN-Index xuống dưới ngưỡng 800 điểm đã "xóa sạch" những thành quả mà thị trường chứng khoán đạt được hơn một năm qua. Nguyên nhân vì sao thị trường sụt giảm? Dưới đây là bài viết của ông Phạm Đỗ Chí, Phó Tổng giám đốc điều hành VinaCapital, cố vấn cao cấp của AGROINFO được đăng tải trên Tuoi Tre Online.

Báo cáo Phát triển con người 2007/2008 "Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu"

25-1-2008

Ngày 28/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) dã công bố Báo cáo Phát triển con người 2007/2008 với tiêu đề: " Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu: Tình đoàn kết nhân loại trong một thế giới còn chia cách". Việt Nam là một nước dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu vì có bờ biển dài. Theo đó lũ lụt, bão sẽ nhiều hơn cùng những tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống của người dân.

Hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực - Giải pháp để hội nhập thành công

25-1-2008

Việt Nam được đánh giá là nước có nền kinh tế phát triển năng động của châu á với tốc độ phát triển cao, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước sau 20 năm đổi mới. Đóng góp vào thành tựu chung đó của đất nước không thể không nhắc tới vai trò cực kỳ quan trọng của yếu tố con người. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy, cơ cấu nguồn nhân lực ở nước ta còn bất hợp lý, trình độ và chất lượng của nguồn nhân lực còn ở mức thấp, công nhân lành nghề còn thiếu, đội ngũ cán bộ trình độ cao còn chưa bắt kịp khu vực. Đây là một khó khăn khi Việt Nam muốn hội nhập thành công vào sân chơi quốc tế. Để giải quyết vấn đề này, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ trong nước, bắt kịp trình độ khu vực và thế giới, cần có các giải pháp hiệu quả, trong đó cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao.

Thu hút FDI năm 2008: Nông nghiệp có đột phá?

25-1-2008

Mặc dù năm 2007, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam đạt mức kỷ lục cả về lượng và chất với những “siêu” dự án có tổng mức đầu tư hàng tỷ USD được cấp phép. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có một phần rất ít dành cho nông nghiệp. Việc thiếu một chiến lược thu hút FDI dài hạn, hạ tầng yếu kém, kỹ năng lao động thấp, mức độ rủi ro cao... tiếp tục là những trở ngại lớn, ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với nông nghiệp Việt Nam.