TIN TỨC-SỰ KIỆN

Khoan sức dân để phát triển nông thôn

Ngày đăng: 08 | 11 | 2007

Trong sự nghiệp đổi mới, nông dân và nông thôn là nơi khởi đầu "khoán chui" dẫn đến chỉ thị 100 của Ban Bí thư, tiếp theo là Nghị quyết 8 của Bộ Chính trị đưa lại quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh cho hộ kinh tế gia đình nông nghiệp, tạo ra động lực mới cho sản xuất.

Động lực này đã đưa đất nước Việt Nam từ chỗ phải chạy gạo từng bữa, phải nhập khẩu bột mì, bo bo trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Từ sự khởi động đổi mới của nông dân, nông thôn, thúc đẩy đô thị và công nghiệp dấn bước trên con đường ấy.

Nhưng trên thực tế, sau 20 năm đổi mới sản xuất nông nghiệp chuyển biến rất chậm. Về thuỷ sản có tăng chút ít, song trồng trọt và chăn nuôi thì không. Năng suất lao động toàn xã hội tăng lên khá cao, nhưng nông thôn - nơi có phần lớn lao động thì chững lại. Năm 2005, năng suất lao động nông nghiệp chỉ tăng 3,7%; năm 2006 tụt xuống còn 2,64%. Khu vực nông thôn chiếm khoảng 70% dân số nhưng tiêu dùng và để dành rất thấp.

Hệ quả là sản xuất nông nghiệp không bền vững, cả về môi trường và xã hội. Người nông dân đi trước về sau, khó có thể hưởng lợi từ quá trình đổi mới và hội nhập.

Oằn lưng gánh các loại phí

Gần đây, Bộ Tài chính công bố con số làm nhiều người giật mình: tổng các khoản đóng góp của người dân (thông qua các loại "phí") chiếm khoảng 10% thu nhập bình quân của các hộ nghèo và khoảng 5% thu nhập bình quân của toàn thể các hộ dân trong nước.

Từ khi có Pháp lệnh về phí và lệ phí tới nay, mặc dù Bộ Tài chính công bố đã bỏ được khoảng 340 khoản lệ phí các loại, nhưng danh mục phí và lệ phí vẫn hiện hữu tới... 301 khoản. Trong số đó có không ít những loại phí và lệ phí hết sức vô lý, thậm chí phi lý đang đè nặng lên vai người dân, đặc biệt là nông dân.

Ông Lê Quí Đăng, Phó cục trưởng Cục Hợp tác xã (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, kết quả điều tra ở 135 xã và 117 hợp tác xã nông nghiệp, số lượng và mức đóng góp khác nhau giữa các vùng miền, nhưng bình quân mỗi hộ phải đóng khoảng 30-40 khoản. Trong các khoản đóng góp, có 2 khoản nông dân đóng nặng nhất là xây dựng giao thông nông thôn và xây dựng trường học, bình quân từ 672.000- 872.000 đồng.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp - nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nguyên nhân sâu xa của tình trạng tụt hậu ở nông thôn là do đầu tư cho nông nghiệp quá thấp và quản lý nông nghiệp còn nhiều bất cập.

Giai đoạn 2001-2005 tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đạt 110.000 tỷ, bằng 10% tổng vốn đầu tư của nền kinh tế, trong đó vốn ngân sách nhà nước 28.410 tỷ; vốn doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình 70.000 tỷ. Trong số các dự án trọng điểm mời gọi FDI giai đoạn 2006-2010 (gần 26 tỷ USD) chỉ có 1 dự án dành cho nông nghiệp - chăn nuôi - lâm nghiệp và 4 dự án dành cho thuỷ sản.

Trên thực tế, tỷ trọng đầu tư của ngân sách nhà nước cho ngành nông nghiệp đang giảm dần theo hàng năm. Cụ thể: chi tiêu công cho nông nghiệp chỉ đạt 5-6% ngân sách nhà nước, tương đương 1-1,5% GDP, thấp hơn so các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, mặc dù khu vực này đóng góp khoảng 22% GDP cho cả nước.

Cần tiếp sức cho nông dân

Đã đến lúc cần phải chấm dứt tình trạng 1 hạt thóc gánh 40-50 khoản phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết: "Đối với nông dân, Chính phủ đã và đang cố gắng thực hiện nhiều giải pháp để họ giảm đóng góp thông qua các chính sách, ví dụ như các khoản phí và lệ phí, tiếp tục yêu cầu các địa phương phải bãi bỏ ngay (trước ngày 30/11) các loại phí và lệ phí nằm ngoài danh mục.

Chính phủ đã miễn thuỷ lợi phí và sắp tới đây sẽ miễn thêm phí an ninh quốc phòng, phí phòng chống lụt bão. Đối với các dự án Nhà nước đã đầu tư như điện, đường, trường, trạm thì từ nay trở đi Nhà nước sẽ cam kết không yêu cầu nông dân đóng góp. Ngân sách nhà nước, ngân sách Trung ương sẽ đảm bảo việc xây dựng các công trình này, không phải huy động từ dân".

Ngoài giảm các loại phí và lệ phí đang đè nặng lên vai nhà nông, trong kỳ họp Quốc hội lần này các đại biểu tỏ ra băn khoăn về giải pháp của Chính phủ dành cho nông nghiệp, nông thôn năm 2008 còn mờ nhạt, mức đầu tư thì giảm sút so với năm 2007.

Đại biểu Bùi Quang Biền (Kiên Giang) cho rằng đầu tư phát triển nông thôn chưa tương xứng yêu cầu nên chưa đủ sức để nông thôn phát triển nhanh hơn và nghèo khó vẫn còn là gánh nặng đối với nông dân.

Đại biểu Biền đề nghị: nguồn vốn đầu tư phát triển nông thôn phải nhiều hơn, nên có lộ trình đầu tư phát triển, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Chỉ có đầu tư đúng mức cho nông nghiệp, đặc biệt là các yếu tố cấu thành đầu ra sản phẩm nông nghiệp mới cải thiện được gốc của vấn đề. Hơn bao giờ hết, những hình thức hỗ trợ nông dân giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần cải thiện đời sống là rất cần thiết.

Theo TS. Tống Khiêm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, năm 2007 ngân sách Nhà nước đã cấp 138 tỷ đồng (mức cao nhất từ trước đến nay) cho các chương trình khuyến nông; trong đó kinh phí cho xây dựng mô hình chiếm 70%. Mô hình trồng lúa được trợ giúp từ 100 đến 300 triệu đồng; mô hình trồng rau an toàn: 100 đến 200 triệu đồng. Những mô hình khuyến nông hiệu quả là một trong hình thức trợ giúp nông dân.

Ông Hoàng Quốc Vượng Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) cũng cho hay: 400 tỷ đồng cho chương trình khuyến công quốc gia từ nay đến năm 2012 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là một "cú hích" tạo đà phát triển cho hoạt động công nghiệp nông thôn.

Đối với địa phương, lâu nay cả nước biết đến Vĩnh Phúc như là một trong những tỉnh đi đầu trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, gần đây lại đi tiên phong trong việc khoan sức dân. Với phương châm: "Giảm đóng góp, tăng đầu tư, phát triển nông thôn toàn diện", quê hương "khoán hộ" đã và đang tạo ra những đột phá lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tại "Hội nghị phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay" được tổ chức vào khoảng giữa năm 2007, ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: "Phải đặt người nông dân vào vị trí trung tâm mọi cải cách ở khu vực nông thôn". Muốn thế phải biết "khoan sức dân", đó chính là kế "sâu rễ, bền gốc".

(Nguồn: Vietnamnet.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Viết tin tiếng Anh cho rõ ràng

8-11-2007

Đương nhiên, viết bài bằng thứ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ mẹ đẻ chẳng dễ chút nào, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là chỉ người bản xứ mới viết được thật rõ ràng. Mục tiêu cuối cùng là phải viết cho dễ hiểu. Và chắc chắn là bạn không thể viết tin tiếng Anh rõ ràng nếu không có tư duy rõ ràng.

Ba quý đầu năm nay hàng nông sản Trung Quốc nhập siêu gần 3 tỉ USD

6-11-2007

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản Trung Quốc ba quý đầu năm nay là hơn 55 tỉ USD, hàng nông sản nhập siêu gần 3 tỉ USD, tăng gần 30% so với cùng kỳ.

Trộn thư và liên kết dữ liệu giữa Word và Excel 2007

6-11-2007

Bạn có một bảng dữ liệu dạng một bảng lương hoặc sổ địa chỉ trong Excel nhưng lại không muốn in theo kiểu Excel mà muốn nhúng nó vào trong Word trong đó đặc biệt muốn in mỗi dòng (bản ghi) trên một trang dữ liệu đã được trình bày trong Word. Tính năng trộn thư (Mail Merger) trong Word sẽ cho phép bạn làm được điều đó một cách dễ dàng.

Đẩy mạnh công tác thủy lợi phục vụ phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

5-11-2007

Vào ngày 3/11/2007, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã tổ chức Hội thảo “Công tác thủy lợi phục vụ phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long” tại thành phố Cần Thơ do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Đào Xuân Học và Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ - Lê Thanh Sơn chủ trì.

Chính sách quản lý khoa học công nghệ - Kinh nghiệm từ Trung Quốc (Phần I)

2-11-2007

Trong tiến trình cải cách và mở cửa, Trung Quốc bắt đầu tiến hành đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ từ đầu những năm 1980s. Cùng với việc chuyển dần từ cơ chế làm việc kế hoạch hoá tập trung, cứng nhắc và khép kín, các nhà cải cách ở Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các chính sách đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ với mục đích thay đổi tư duy làm việc và sản phẩm của các tổ chức khoa học công nghệ.

Kinh tế Quảng Tây tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây

2-11-2007

Cuộc họp báo ngày 26 tháng 10 vừa qua Cục Thống kê tỉnh Quảng Tây đã công bố tình hình phát triển của toàn tỉnh trong 3 tháng đầu năm nay nhìn chung thu nhập của nhân dân Quảng Tây đều tăng, những chỉ tiêu kinh tế chủ yếu về công nghiệp, đầu tư, chi phí tiêu dùng, xuất nhập khẩu, thu nhập tài chính... đều tăng nhanh, tổng quan phát triển kinh tế của toàn tỉnh tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái và dự đoán phát triển trong năm nay.

Việt Nam cần hội nhập tiêu chuẩn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực phẩm.

1-11-2007

Tại Hội thảo Việt Nam - Hoa Kỳ về xây dựng tiêu chuẩn và Tác động đối với thương mại vừa mới được tổ chức tại Hà Nội, các vấn đề liên quan tới tiêu chuẩn, chất lượng và cơ cấu tổ chức hoạt động đánh giá sự phù hợp của cả hai nước đã được đưa ra phân tích.

Kỹ năng viết tít xen trên báo điện tử

1-11-2007

Có những người chả thèm đếm xỉa đến độc giả khi chạy một mạch bài dài cả trang mà chỉ có mỗi một cái ảnh minh họa tí xíu. Đã thế, họ còn tra tấn độc giả bằng những cụm chữ dài đến một gang tay. Và cũng có nhiều người rất thích đặt tít xen - tức những tít nhỏ nằm xen trong bài báo, giữa hai đoạn.

Nguyên Bộ trưởng Lê Huy Ngọ tới thăm và làm việc tại IPSARD

31-10-2007

AGROINFO - Chiều 29.10.2007, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ đã tới thăm và làm việc tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD).

Hỗ trợ để nông dân sống được với ruộng

31-10-2007

Quá trình phát triển đã mang đến cho khu vực nông nghiệp, nông thôn nhiều thách thức mới về cạnh tranh, yêu cầu về an toàn thực phẩm, thu hồi đất... trong khi những vấn đề như thu nhập thấp, đói nghèo, việc làm vẫn đang bức xúc", trao đổi của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát bên hành lang QH.

Excel 2003: In ấn Sheet có kèm comment

30-10-2007

Comment trong Excel 2003 dùng để ghi chú thêm thông tin vào các ô và đôi lúc, bạn cũng cần những ghi chú này khi in ra giấy. Thế mà in mãi cũng không có một comment nào "dính" trên bản tính. In bảng tính có kèm comment thế nào??

Giảm thuế, DN thức ăn chăn nuôi vẫn kêu ca

30-10-2007

Sáng ngày 25/10, các thành viên phía Bắc của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam (TACN) tiếp tục kiến nghị giảm thuế VAT bằng không, bởi Hiệp hội này nhận định giá nguyên liệu làm TACN thế giới sẽ tăng cao từ nay đến hết năm.