TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội nghị đoàn kết Nam – Nam, Nông nghiệp trong WTO

Ngày đăng: 10 | 10 | 2007

Ngày 24/9/2007, tại nhà khách Bộ Quốc phòng đã diễn ra Hội nghị đoàn kết Nam - Nam với chủ đề về nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập WTO.

Tới tham dự hội nghị là các chuyên gia kinh tế của Việt Nam và nhiều nước như Srilanka, Malaysia, Zimbawa,Trung Quốc nhằm mục tiêu thảo luận những vấn đề nóng hổi và những thách thức đặt ra cho các nước đang phát triển.

Tại các nước Châu Phi, nổi cộm lên là vấn đề sở hữu đất đai, thương mại bất bình đẳng trong WTO. 50% dân số Châu Phi sống phụ thuộc và đất đai nông nghiệp. Nông nghiệp là cuộc sống của họ nhưng đất đai của nông dân đang bị lấy dần và đang ngày càng bị thu hẹp do sự xâm nhập và mở rộng của các công ty đa quốc gia. Các yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất, giá cũng bị các công ty đa quốc gia chi phối, kiểm soát. Một câu hỏi được đặt ra là “Làm thế nào để cho những người nông dân nắm được quyền kiểm soát đối với hoạt động sản xuất của họ”. Các nước phát triển đang áp dụng những chính sách trợ cấp trong nông nghiệp làm bóp méo thị trường. Nếu các nước phát triển không loại bỏ những trợ cấp này thì thương mại công bằng không thể có được. Một chuyên gia đến từ nước Zimbawa, Ông Thomas, cho rằng hội nhập WTO dẫn đến khả năng mất sinh kết của người nông dân, do đó cần phải tăng cường chính sách của Chính phủ để giúp người nông dân đảm bảo sinh kế, tăng cường đa dạng hóa sinh kế, tạo công ăn việc làm và đảm bảo an ninh lương thực, đặc biệt là đối với các nước Châu Phi.

Tại Việt Nam, theo Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, nông nghiệp VN đạt được thành tựu về xuất khẩu và tăng trưởng. Tuy nhiên, nông thôn Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như năng lực cạnh tranh kém, quy mô hộ nông dân nhỏ, cơ sở hạ tầng yếu và các dịch vụ công cho người nông dân cũng rất yếu kém. Do đó, trong thời gian tới, một mặt Chính phủ cần thay đổi cơ cấu nông thôn chuyển sang phát triển dịch vụ, tăng cường nghiên cứu trong nông nghiệp, mặt khác, đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn để họ tự đưa ra quyết định cho hoạt động sản xuất của mình. Và hy vọng trong tương lai, Việt Nam sẽ từng bước xây dựng mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo và người dễ bị tổn thương.

NỘI DUNG KHÁC

Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

10-10-2007

Những năm gần đây, nhằm đáp ứng yêu cầu tốc độ đô thị hóa, tại nhiều vùng nông thôn, Nhà nước tiến hành thu hồi đất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, chế xuất và đô thị. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HÐH đất nước. Tuy nhiên, từ đây cũng nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc ở địa phương; trong đó có vấn đề việc làm của những lao động sau khi bị thu hồi đất.

Các chuẩn mực giá trị trong khoa học ở Việt Nam

10-10-2007

Quá trình chuyển đổi hệ thống kinh tế theo hướng thị trường đã làm xuất hiện một số tổ chức khoa học ngoài khu vực nhà nước. Nhưng cho đến nay hầu hết những đặc điểm đó đã tạo cơ sở cho sự hình thành những chuẩn mực giá trị trong hệ thống khoa học Việt Nam.

Gỡ rối Windows

9-10-2007

Thời gian qua, chuyên mục "Làm thế nào?" thường xuyên nhận được những thắc mắc xoay quanh vấn đề làm thế nào để nhanh chóng khắc phục các trục trặc nhỏ nhưng gây ra không ít phiền toái trong Windows. Sau đây là 6 câu hỏi phổ biến nhất.

Trung Quốc tiếp tục tăng đầu tư ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn

9-10-2007

Ngân sách nhà nước Trung Quốc đặt việc ủng hộ giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân lên hàng đầu nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển nông nghiệp hiện đại

Chìa khoá nâng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

9-10-2007

Ông Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP tại Việt Nam khẳng định, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam muốn cạnh tranh được trong nền kinh tế quốc tế thì phải giải phóng “đôi tay” của chính mình.

Hiệp hội Chè Việt Nam trên con đường phát triển – Bài phỏng vấn Ông Nguyễn Tấn Phong, Tổng thư ký Hiệp hội

8-10-2007

Trong khuôn khổ nghiên cứu “Thực trạng giải pháp về tổ chức và hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam”, ngày 13/9/2007, nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Nguyễn Đình Long làm trưởng đoàn đã có buổi trao đổi và thảo luận với Ông Nguyễn Tấn Phong, Tổng thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam.

Bộ NN&PTNT-Chương trình công tác tháng 10 năm 2007

7-10-2007

Chương trình công tác tháng 10 năm 2007 (Văn bản số 2724/CTr-BNN-VP ngày 4 tháng 10 năm 2007)

Khó khăn trong việc thực hiện Nghị định 115 ở vùng sâu, vùng xa

5-10-2007

Nghị định 115 ra đời được xem là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH-CN) của đất nước phát triển. Tuy nhiên, tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất còn yếu kém, lạc hậu; đội ngũ cán bộ KH-CN còn mỏng, cho nên việc thực hiện Nghị định gặp nhiều khó khăn, rất cần sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan hữu quan

Phẩm chất của phóng viên giỏi

4-10-2007

Nhiều phóng viên tự cảm thấy họ đứng trên xã hội. Tôi từng chứng kiến một "quan nhà báo" lớn tiếng trên một chuyến bay khi tiếp viên đến nhắc nhở chuyện ông này cư xử hơi quá đà do ma men. "Cô có biết tôi là ai không? Tôi là nhà báo," ông này lên giọng. Tôi ngồi cách đó mấy hàng ghế, và lúc ấy nếu có ai hỏi thì chắc không dám nhận mình làm nghề gì.

Thông cáo báo chí: Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT khởi động "Dự án Thông tin thị trường Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam"

3-10-2007

(AGROINFO) - Việt Nam là một trong những nước ở Đông Nam Á được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều loại trái cây đặc sản, nhiều nhất và phong phú nhất về chủng loại ở Nam bộ. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 755.000 ha diện tích trồng cây ăn trái với sản lượng đạt 6,5 triệu tấn.

Các phương tiện truyền thông đưa tin về “Cổng thổng tin DN NN NT” - www.agro.gov.vn

3-10-2007

(AGROINFO) – Từ tháng 9/2007, “Cổng thông tin Doanh nghiệp Nông nghiệp Nông thôn-www.agro.gov.vn” của Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (AGROINFO), Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn đã chính thức đi vào hoạt động. Sự kiện chưa từng có này tại Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm và phản ánh của các cơ quan truyền thông đại chúng lớn trong nước.