ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nội dung của Công ước Đa dạng sinh học được nội luật hóa trong Luật Đa dạng sinh học của Việt Nam

Ngày đăng: 17 | 07 | 2009

Công ước Đa dạng sinh học là một hiệp ước khung được thông qua tại Hội Nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển bền vững năm 1992 tại Rio de Janero (Brazin), có hiệu lực từ ngày 29/12/1993.

Tính đến tháng 5 năm 2009 đã có 191 quốc gia là thành viên của Công ước này. Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước vào ngày 16/11/1994. Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối, giúp Chính phủ tổ chức thực hiện Công ước này.
Mục tiêu chính của Công ước nhằm bảo tồn đa dạng sinh học; sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học; và chia sẻ công bằng và hợp lý những lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên sinh học.
Để đạt được mục tiêu trên, nội dung cơ bản của Công ước tập trung vào bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học; tiếp cận và chuyển giao công nghệ; quản lý công nghệ sinh học và chia sẻ lợi ích. Ngoài ra, Công ước cũng quy định về các biện pháp khuyến khích bảo vệ đa dạng sinh học, hợp tác quốc tế; trao đổi thông tin; các nguồn tài chính và cơ chế tài chính, v.v… trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu. Thực hiện các nội dung trên, các nước cam kết tiến hành một số họat động chính như: xây dựng hệ thống khu bảo tồn, trong đó tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và tài nguyên di truyền; kiểm soát và quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khoẻ con người; kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại môi trường.   
Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học, luật hóa có hệ thống và thống nhất các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện các cam kết quốc tế về đa dạng sinh học phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước, Luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 nhằm đáp ứng các yêu cầu trên. Luật có 8 chương, 78 điều. Luật quy định về nguyên tắc và chính sách bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật và tài nguyên di truyền; hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học;  cơ chế, nguồn lực và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
Các nội dung cơ bản của Công ước Đa dạng sinh học đã được nội luật hóa trong Luật Đa dạng sinh học, cụ thể:
1. Quy định rõ và đầy đủ về nội dung và trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp cả nước và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mục tiêu và tiêu chí chủ yếu để phân cấp và thành lập khu bảo tồn; trình tự, thủ tục lập, thẩm định dự án và quyết định thành lập khu bảo tồn; chế độ quản lý và bảo vệ, các chính sách đầu tư đối với các phân khu chức năng và vùng đệm; trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sinh sống trong và xung quanh các khu bảo tồn. Khu bảo tồn được phân thành 4 loại, bao gồm vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; và khu bảo vệ cảnh quan. Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học, giá trị đa dạng sinh học, quy mô diện tích, khu bảo tồn được phân thành khu bảo tồn cấp quốc gia và cấp tỉnh để có chính sách quản lý, đầu tư phù hợp. Ngoài ra, Luật quy định về điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững đối với các hệ sinh thái tự nhiên trên biển, các vùng đất ngập nước tự nhiên, vùng núi đá vôi, vùng đất chưa sử dụng nhằm phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống tự nhiên.
2. Quy định rõ và đầy đủ về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bao gồm bảo vệ loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và phát triển bền vững các loài sinh vật. Căn cứ vào tiêu chí, các loài hoang dã có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng hoặc nguy cấp ở mức cao được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và có chế độ quản lý, bảo vệ. Khu vực có loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa được điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn. Quản lý và cơ chế, chính sách, thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nhằm mục đích nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; và lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị. Ngoài ra, Luật còn quy định cụ thể về việc khai thác các loài hoang dã; nuôi, trồng; trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, lưu giữ, vận chuyển; cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo vệ cây trồng và vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng; bảo vệ loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị.
3. Quy định về trách nhiệm vụ quản lý nguồn gen và quản lý các họat động liên quan đến nguồn gen, việc lưu giữ và bảo quản lâu dài mẫu vật di truyền của các nguồn gen có giá trị, phát triển các ngân hàng gen, quản lý thống nhất thông tin và cơ sở dữ liệu về nguồn gen. Quy định rõ về trình tự, thủ tục hợp đồng, cấp phép tiếp cận nguồn gen. Đặc biệt là quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp phép tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, đăng ký sở hữu đối với nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen.
4. Quy định về trách nhiệm quản lý rủi ro; lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro, cấp giấy chứng nhận an toàn; công khai thông tin về mức độ rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học; và quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học.
5. Quy định rõ về trách nhiệm tổ chức điều tra, lập, thẩm định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại. Kiểm soát việc nhập khẩu, lây lan, phát triển của loài ngoại lai xâm hại và việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại và công khai thông tin về loài ngoại lai xâm hại.
Việc xác định vị trí địa lý, giới hạn và biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ hành lang đa dạng sinh học; và dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học là biện pháp, công cụ hiệu quả mới nhằm bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, được quy định trong Luật là những đóng góp quan trọng của Luật Đa dạng sinh học, vì đây là hai vấn đề hoàn toàn mới không những đối với Việt Nam mà cả các nước trong khu vực và thế giới.
Luật Đa dạng sinh học đã quy định thống nhất các vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bất cập trong công tác quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan đến đa dạng sinh học. Ngoài ra, Luật Đa dạng sinh học còn nội luật hóa các nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đây là những nét mới và là những đóng góp lớn của Luật Đa dạng sinh học.
Vì vậy, có thể nói các nội dung chủ yếu của Công ước Đa dạng sinh học đã được nội luật hoá đầy đủ, toàn diện trong Luật Đa dạng sinh học của Việt Nam.
Tuy nhiên, để các quy định của Luật Đa dạng sinh học sớm đi vào cuộc sống, cần tiến hành khẩn trương các họat động hỗ trợ:
1. Xây dựng, ban hành, trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học; xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;
2. Giới thiệu, tập huấn cho các cán bộ liên quan từ Trung ương đến địa phương về nội dung của Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và cách thức tổ chức thực hiện;
3. Tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cộng đồng;
4. Tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học từ Trung ương đến địa phương;
5. Nâng cao nhận thức và hình thành ý thức trách nhiệm về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học cho cộng đồng./.
Huỳnh Thị Mai
Ban Quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Luật các vùng biển Việt Nam: Công cụ thực hiện chính sách biển trong tình hình mới

27-7-2009

Là một quốc gia ven biển, nằm dọc Biển Đông, trải dài qua 16 vĩ độ, (giữa vĩ tuyến 230 và 70 Bắc), Việt Nam có lợi thế và khả năng để tiến ra biển, trở thành một nước mạnh về biển vào năm 2020 như mục tiêu mà Nghị quyết số 27/NQ-CP, ngày 30/5/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đưa ra.

Một số vấn đề xung quanh hoạt động phê duyệt chính sách của Chính phủ

30-7-2009

Với tư cách là chủ thể thực hiện một cách tích cực quyền sáng kiến pháp luật, Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc đề xuất và quyết định chính sách của dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Kinh tế học đang khủng hoảng: Đã đến lúc đại tu

31-7-2009

Khẳng định rằng nghiên cứu kinh tế vĩ mô đang gặp vấn đề nghiêm trọng, ông Paul De Grauwe, giáo sư kinh tế học của trường Đại học Leuven và Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu, cho rằng cần một cuộc đại tu căn bản trong lĩnh vực này.

Toàn cầu hoá gặp thách thức

2-8-2009

Trước khi cuộc khủng hoảng xảy đến, toàn cầu hoá tưởng như là một xu thế khá bền vững. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu cũng đã hiện hữu một vài thách thức cụ thể.

Cần có một chiến lược toàn diện về tài nguyên và môi trường biển

6-8-2009

Việt Nam nằm phía tây Biển Đông, có bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng biển rộng hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Theo một số tài liệu, Biển Đông được hình thành cách đây hơn 240 triệu năm từ một hồ nước hình tam giác ở phía Đông đường xích đạo với chiều dài mỗi cạnh khoảng vài trăm cây số.

Đổi mới cách làm chiến lược

26-8-2009

Hiện nay là thời điểm thích hợp để triển khai nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho đất nước thời kỳ 2011-2020, thời gian thực tế còn lại không nhiều lắm, nên cần khẩn trương xúc tiến các công việc chuẩn bị.

Cạnh tranh toàn cầu: Nhìn lại chuyện cây ôliu và chiếc Lexus

30-8-2009

Câu chuyện của ngày hôm nay là toàn dân tộc Việt thống nhất ý chí bước lên chiếc Lexus một cách dứt khoát và vạch ra chiến lược để giành thế làm chủ nó trong ngày mai. Nếu ai đó trong tư duy còn bám rễ cây Ô liu vì lo ngại chiếc Lexus sẽ đem nguy cơ đến cho mình thì sẽ bị quy luật đào thải.

Hướng tới một quốc gia kinh tế biển

2-9-2009

Để hướng tới một quốc gia kinh tế biển, điều cần thiết trước tiên đòi hỏi chúng ta cần có một tư duy đầy đủ về biển. Biển là một thực thể khách quan tồn tại ngoài ý chí của con người, biển là cái nôi và là yếu tố quyết định để tồn tại sự sống trên trái đất. Bởi vậy ngay từ vai trò tối hậu của nó cho thấy biển có tác dụng to lớn và toàn cục đến các hoạt động của con người, trong đó có lĩnh vực kinh tế biển

Mở bể than 210 tỷ tấn: Không đánh đổi lúa lấy than

10-9-2009

"Phải thử nghiệm. Nếu khai thác than mà có lợi và giữ được lúa thì chúng ta làm. Còn không, phải dừng lại. Chúng ta không bao giờ chấp nhận đánh đổi".

Dòng sông và phát triển lãnh thổ

13-9-2009

Nước là yếu tố cần thiết cho sự sống trên hành tinh của chúng ta, đến khi loài người thám hiểm các hành tinh khác, một trong những điều mà các nhà khoa học tìm kiếm đầu tiên là dấu vết của sự hiện diện của nước ở đó.

Sinh tồn trong suy thoái – bài học từ cháy rừng

21-9-2009

Hàng triệu năm qua, quy luật tự nhiên đã đưa các cánh rừng già trải qua vô vàn cơn hoả hoạn. Vài trăm năm trở lại đây, lực lượng cứu hoả ở các vạt rừng rậm rạp được huấn luyện để dập lửa càng nhanh càng tốt. Song có ý kiến quả quyết rằng, thành công ngày càng cao trong chữa cháy chưa hẳn đã là một tín hiệu đáng mừng.

Nâng cao tiềm lực quốc gia bằng điện hạt nhân

22-9-2009

Một khi có điện hạt nhân, tiềm lực khoa học và công nghệ của nước nhà sẽ tăng trưởng thêm nhiều bậc: An ninh năng lượng, môi trường bền vững, tiết kiệm tài nguyên cho con cháu cũng được bảo đảm... Vậy thì tại sao không?