ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thành lập Khu bảo tồn rùa Hồ Gươm: Tại sao không?

Ngày đăng: 27 | 03 | 2011

Thời gian gần đây, rùa Hồ gươm được báo chí trong nước, quốc tế và người dân đặc biệt quan tâm. Các cơ quan chức năng của chính quyền Hà Nội cũng đã vào cuộc quyết liệt và nỗ lực tìm kiếm các giải pháp chữa trị, bảo vệ rùa.

Tuy nhiên, các giải pháp được đưa ra chỉ mới có tác dụng trong ngắn hạn, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và thiếu bền vững. Để bảo vệ rùa Hồ Gươm trong dài hạn nhằm bảo tồn, phát huy giá trị có một không hai của Hà Nội nghìn năm văn hiến, chúng tôi xin đưa ra một số cơ sở pháp lý và định hướng bảo tồn rùa Hồ Gươm.

1. Theo quy định của Luật Đa dạng sinh học, rùa Hồ Gươm là loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và phải được chăm sóc, bảo tồn theo chế độ đặc biệt

Rùa Hồ Gươm được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI) công bố là một trong 10 loài rùa nguy cấp, quý hiếm nhất thế giới. Trong đó, rùa Hồ Gươm được xếp ở vị trí báo động nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất. Hiện trên thế giới chỉ còn 04 cá thể rùa giống rùa Hồ Gươm. Ngoài ra, Rùa Hồ gươm còn là di sản vô giá, mang ý nghĩa lịch sử, tâm linh đặc biệt đối với dân tộc.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 của Luật Đa dạng sinh học (được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009) và Điều 12 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học, thì rùa Hồ Gươm là loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được điều tra, đánh giá tình trạng nơi sinh sống, lập hồ sơ theo dõi và được bảo tồn thông qua một chương trình bảo tồn riêng và được giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm bảo tồn. Về kinh phí đầu tư bảo tồn rùa Hồ Gươm được quy định rõ tại điểm c khoản 2 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học. Theo đó, đầu tư bảo tồn rùa Hồ Gươm được lấy từ nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước.

Như vậy, trên thực tế cũng như về mặt pháp lý thì rùa Hồ Gươm là loài nguy cấp, quy hiếm, di sản vô giá phải được ưu tiên bảo vệ rất cao và theo chế độ bảo vệ, chăm sóc đặc biệt.

 

Cần thiết phải thành lập khu bảo tồn rùa Hồ Gươm

2. Một khu bảo tồn thiên nhiên giữa lòng thủ đô nghìn năm văn hiến sẽ là điểm nhấn làm cho Hà Nội khác biệt, thu hút du khách

Tại Trung Quốc, Gấu trúc là con vật được biết đến như biểu trưng quốc gia, đồng thời cũng là loài có nguy cơ tuyệt chung cao nhất trên thế giới. Với mục tiêu bảo tồn loài vật quý hiếm này, Chính phủ Trung Quốc đã cho khoanh vùng các khu vực sinh sống tự nhiên của chúng để thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Bảo tồn Gấu trúc không chỉ dưới góc độ bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học mà còn là bảo vệ biểu trưng của quốc gia.

Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Đa dạng sinh học thì khu vực có loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quy hiếm được ưu tiên bảo vệ sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa phải được điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Khu vực Hồ gươm xét về mặt pháp lý hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí để thành lập khu bảo tồn thiên nhiên để bảo tồn rùa Hồ gươm (Khu bảo tồn loài-sinh cảnh).

Bên cạnh đó, Luật Đa dạng sinh học và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP của Chính phủ (Điều 8 và Điều 9) cũng đã quy định rõ trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn và trách nhiệm quản lý khu bảo tồn rùa Hồ gươm. Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan có trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn. Ban Quản lý khu bảo tồn cũng theo đó được thành lập và có trách nhiệm quản lý, bảo tồn, chăm sóc, chữa trị cho rùa Hồ gươm.

Như vậy, trách nhiệm pháp lý, mô hình bảo tồn, nguồn vốn đầu tư, sự quan tâm, đồng thuận cao trong xã hội và các điều kiện cần thiết khác để thành lập khu bảo tồn Rùa Hồ Gươm đã được hội tụ. Điều cần thiết, quan trọng lúc này là sự quyết tâm, phối hợp của các cơ quan chức năng để sớm thành lập khu bảo tồn.

Chứng kiến sự quan tâm của xã hội, người dân và các phương tiện truyền thông, báo chí, với trách nhiệm trước một vấn đề tâm linh, lịch sử, môi trường lớn, quan trọng của đất nước, chúng tôi tin rằng, trong thời gian không xa, khu bảo tồn loài – sinh cảnh rùa Hồ Gươm sẽ được thành lập. Việc hình thành khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Gươm là giải pháp lâu dài và bền vững để bảo vệ rùa Hồ Gươm, giữ gìn nét đẹp lịch sử, tâm linh đặc biệt của Hà Nội. Đây sẽ là điểm nhấn có một không hai của Thủ đô nghìn năm văn hiến, không chỉ làm cho Hà Nội đẹp hơn trong mắt của cộng đồng quốc tế, các du khách thập phương, mà thể hiện sự trân trọng của thế hệ hôm nay đối với lịch sử, nét đẹp truyền thống của cha ông để lại./.

Ts. Nguyễn Văn Tài, Ths. Phan Tuấn Hùng,

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Phương thức phân loại và tính giá nước, hướng tới quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước mặt hạ lưu Đập thuỷ điện Hoà Bình

28-3-2011

Dựa trên quan điểm kinh tế, để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, nhất thiết phải có những hình thức phân loại và tính giá phù hợp. Đối với tài nguyên nước cũng vậy, chúng ta muốn quản lý hiệu quả và sử dụng hợp lý, cần phải có sự phân loại và tính toán giá trị của mỗi loại, đó là cơ sở cho việc tính phí và thuế sử dụng nước.

Giới thiệu về an ninh sinh thái

2-4-2011

Khái niệm phát triển bền vững hiện đang được chấp nhận rộng rãi trong các cộng đồng cho rằng: phát triển bền vững có nghĩa là “đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không hy sinh các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Tuy nhiên, câu hỏi nảy sinh từ đây là liệu khái niệm này với ý nghĩa đề cập tới các vấn đề về sự công bằng, phân phối và sử dụng các tài nguyên giữa các thế hệ liệu có thể chỉ đề cập tới các loại hàng hóa hay không? và như thế liệu đã đủ để định nghĩa cho một mô hình phát triển hay chưa?

Một số vấn đề về thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái

13-4-2011

Xuyên suốt trong tiến trình lịch sử nhân loại, mặc dù con người đã luôn phải đối mặt và ứng phó với nhiều tác động tiêu cực của các hiện tượng khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, tuy nhiên hiện nay, biến đổi khí hậu đang làm cho các hiện tượng khí hậu và thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp

Ảnh hưởng của REDD lên thị trường các-bon

5-7-2011

Báo cáo REDD và nỗ lực hạn chế tốc độ nóng lên toàn cầu ở mức 2 độ C của Greenpeace mới đây đã kết luận rằng việc đưa các giải pháp bảo vệ rừng vào thị trường cacbon thế giới có thể khiến giá cacbon giảm tới 75%, làm trung hòa các nỗ lực giải quyết hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Để chiến lược biển không còn nằm trên giấy

11-7-2011

"Làm gì để chiến lược Biển không chỉ nằm trên giấy" là chủ đề cuộc bàn tròn giữa nhà báo Huỳnh Phan và hai vị khách mời, PGS.TS Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Về chiến lược kinh tế biển của Việt Nam

13-7-2011

Đã đến lúc cần có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược phát triển kinh tế biển. Phải chuyển nhanh từ phương thức “mò cua bắt ốc” sang phương thức kết hợp: khai thác mặt tiền (biển – lợi thế địa chiến lược) + tự do hóa (thể chế vượt trước). Đây là công thức thành công của nhiều quốc gia đi trước trong nỗ lực phát triển kinh tế biển để trở thành cường quốc biển.

Không thể né tránh mãi vấn đề đất đai

16-7-2011

Theo một nhà báo nhiều năm lăn lộn ở Cần Thơ, “trong khi chúng ta tỏ ra thận trọng với việc tích tụ ruộng đất bởi mối lo điều này sẽ khiến nhiều người ít có cơ hội bị mất đất, thiếu việc làm thì lại quên mất rằng, chính việc thu hồi nhiều khu đất màu mỡ để làm sân golf, khu công nghiệp đang đẩy một bộ phận nông dân trở về con đường nghèo khổ”.

Chính sách, pháp luật về quản lý biển của Canada, Trung Quốc, Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam

28-7-2011

Trên cơ sở kinh nghiệm của Canada, Trung Quốc, Nhật Bản trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về quản lý biển, có thể đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam trong xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý biển.

Tài nguyên, môi trường biển: Vấn đề và một số giải pháp

2-8-2011

Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia. Mục đích của bài viết này nhằm tìm hiểu thực trạng các vấn đề tài nguyên, môi trường biển đang đối mặt hiện nay và tổng kết một số hướng giải pháp cụ thể đang được áp dụng tại nhiều nước nhằm hướng đến quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

Về vấn đề thích ứng với nước biển dâng do biến đổi khí hậu

10-8-2011

Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng với nguyên nhân chủ yếu là do biến đổi khí hậu (BĐKH), mực nước biển sẽ dâng cao dần trong thế kỉ 21. Mực nước biển dâng cao đã và đang là một thách thức rất lớn đối với nhiều hệ sinh thái, đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt trong đời sống xã hội của con người trên qui mô toàn cầu.

Kiểm toán chất thải và một số giải pháp thúc đẩy triển khai áp dụng ở Việt Nam

24-8-2011

Thời gian qua, mặc dù đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp, nhưng xu hướng ô nhiễm môi trường ở nước ta vẫn tiếp tục gia tăng. Nguyên nhân chính là do các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm chưa được thực hiện một cách hiệu quả và đồng bộ. Công tác quản lý chất thải ở các cơ sở sản xuất mới chỉ tập trung vào xử lý ở “cuối đường ống” mà chưa chú trọng đến các giải pháp phòng ngừa ngăn chặn tại nguồn. Một trong những công cụ để kiểm soát, giảm thiểu phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường trong các cơ sở sản xuất là kiểm toán chất thải (KTCT). Bài viết này sẽ giới thiệu về KTCT và một số giải pháp triển khai, áp dụng ở nước ta.

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất mô hình, quy trình lượng giá kinh tế thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra phù hợp với điều kiện Việt Nam

28-8-2011

Trong những năm vừa qua, ở nước ta cùng với sự tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm không khí ở các khu đô thị, các khu công nghiệp và các làng nghề ở khu vực nông thôn.