ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Ảnh hưởng của REDD lên thị trường các-bon

Ngày đăng: 05 | 07 | 2011

Báo cáo REDD và nỗ lực hạn chế tốc độ nóng lên toàn cầu ở mức 2 độ C của Greenpeace mới đây đã kết luận rằng việc đưa các giải pháp bảo vệ rừng vào thị trường cacbon thế giới có thể khiến giá cacbon giảm tới 75%, làm trung hòa các nỗ lực giải quyết hiện tượng nóng lên toàn cầu.

REDD - Mới và hứa hẹn nhiều tiềm năng
Nếu muốn tránh được những hậu quả tồi tệ nhất của sự nóng lên toàn cầu, chúng ta buộc phải giới hạn mức tăng nhiệt độ ở dưới 2oC. Mục tiêu này phụ thuộc vào việc thiết lập một mức giá cacbon ổn định mà nhờ đó có thể phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo trên toàn cầu. Theo báo cáo, việc tín dụng cacbon mất giá có thể là kết quả của việc gộp tín dụng rừng vào thị trường, gây suy giảm các khoản đầu tư.

Sáng kiến Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng ở các nước đang phát triển (REDD) là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự cho Hiệp định Khung về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (UNFCCC) sẽ diễn ra tại Copenhagen vào tháng 12 tới. REDD thu hút nhiều quan tâm bởi nó là một giải pháp giảm khí nhà kính mang lại hiệu quả kinh tế cao mà vẫn bảo tồn được sự đa dạng sinh học và quyền lợi của người dân bản địa vốn sống dựa vào rừng.

Tổ chức Hòa Bình Xanh (Greenpeace) cho rằng các nước phát triển nên tăng cường các cam kết bảo vệ rừng nhiệt đới bằng việc tài trợ cho công tác bảo vệ rừng. Theo bản báo cáo được đệ trình tại cuộc họp bàn về khí hậu của Mỹ tổ chức tại Bonn, Đức vào ngày 30/3 vừa qua, phá rừng là tác nhân gây ra gần 1/5 tổng lượng khí thải nhà kính. Bản báo cáo cũng cảnh báo rằng việc đưa tín dụng rừng vào thị trường cacbon thế giới có thể khiến các quốc gia đang phát triển như Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ mỗi năm mất hàng tỷ USD đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Những nhận xét quan trọng trong báo cáo của Tổ chức Hòa Bình Xanh
- Việc đưa các tín dụng rừng vào thị trường cacbon có thể làm giảm giá chứng chỉ cacbon xuống tới 75% theo mục tiêu giảm nhiệt độ nóng lên của trái đất hiện nay và giảm xuống tới 70% theo mục tiêu kìm hãm tăng nhiệt độ ở mức 2oC (tới năm 2020 cắt giảm 40% khí thải so với mức phát thải năm 1990).
- Dù với kịch bản biến đổi khí hậu nào, các chứng chỉ REDD cũng làm giảm mạnh đầu tư vào công nghệ năng lượng tái tạo và năng lượng sạch ở cả quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển. Đình lại các khoản đầu tư đó, chứng chỉ REDD có thể gây ra hiệu ứng phụ khiến các công nghệ và cơ sở hạ tầng phát thải carbon cao dẫm chân tại chỗ trong nhiều năm. Các chi phí chìm liên quan tới nền kinh tế phát thải carbon cao có thể làm tăng tổng chi phí giảm thiểu.
- Việc đưa chứng chỉ tín dụng REDD vào thị trường cacbon có thể làm giảm đầu tư vào công nghệ sạch tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil vì khi đó nhu cầu đối với các khoản tín dụng do các chính sách giảm khí thải trong ngành năng lượng và công nghiệp tạo ra sẽ ít đi trông thấy. Đơn cử, riêng Trung Quốc mỗi năm có thể mất một khoản ước tính từ 10 -100 tỷ USD đầu tư vào công nghệ và năng lượng sạch.
- Đưa thẻ tín dụng rừng vào thị trường cacbon, các nước phát triển có thể phải trả giá cao cho việc giảm khí thải do phá rừng bởi sự chênh lệch giữa chi phí của REDD đối với các nước đang phát triển và giá cacbon quốc tế. Điều này có thể dẫn tới việc bỏ lỡ các cơ hội giảm lượng khí thải nhiều hơn tại các quốc gia đang phát triển.

Cần một cơ chế tách bạch
Các nhà lãnh đạo thế giới phải tìm ra cách để hỗ trợ các khoản tài chính lớn và ổn định cho REDD nhằm giảm hơn nữa lượng khí thải tại các nước công nghiệp và tạo ra các khoản đầu tư hiệu quả cho năng lượng hiệu suất cao và năng lượng tái tạo tại các quốc gia đang phát triển.
Giữa các lựa chọn tài chính, việc gộp trực tiếp chứng chỉ rừng vào thị truờng cacbon tạo ra nhiều rủi ro cho cả khí hậu và rừng. Tín dụng REDD có thể làm giá cacbon sụt giảm và dao động mạnh dẫn đến giảm đầu tư vào công nghệ tái tạo và công nghệ sạch vốn rất cần thiết để giới hạn mức tăng nhiệt độ không quá 2oC.
Vì vậy, thị trường cacbon phải đưa ra một mức giá ổn định để tạo cơ hội phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ sạch, theo đó nên tiếp tục chú ý nhiều tới việc giảm phát thải từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Một cơ chế tách bạch giữa tín dụng rừng và tín dụng cacbon là cần thiết để giải quyết các khó khăn và nguy cơ liên quan tới REDD.
Một cơ chế REDD thành công không thể dựa vào việc đưa thẻ tín dụng REDD vào thị trường cacbon mà phải:

  • Đưa vào mục tiêu chặn đứng nạn phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính do phá rừng tại tất cả các quốc gia tới năm 2020, đặt mục tiêu dập tắt hoàn toàn hiện tượng tàn phá rừng tại một số khu vực ưu tiên như Amazon, bồn địa Congo, quần đảo Indonesia đến năm 2015.
  • Đặt ra các mục tiêu quốc gia về giảm khí thải dựa vào rừng nhằm tránh hiện tượng chuyển phá rừng từ nơi này sang nơi khác.
  • Cho phép sự tham gia rộng rãi của các quốc gia có rừng nhiệt đới.
  • Công cuộc bảo vệ đa dạng sinh học phải phù hợp với các công ước và mục tiêu quốc tế nhằm tránh các động cơ và hậu quả sai lầm.
  • Tuyệt đối tôn trọng quyền của người dân bản xứ và cộng đồng địa phương, tạo ra diễn đàn để mọi người có thể cùng đưa ra và thảo luận các vấn đề.
  • Đảm bảo lợi nhuận phải được chia đều giữa các quốc gia.
  • Tạo ra các cơ chế độc lập trong kiểm tra và thẩm định các hoạt động và kết quả.

Trong báo cáo, Tổ chức Hòa Bình Xanh cũng đưa ra các đề xuất về cơ chế tài chính – thị trường có thể đáp ứng những yêu cầu trên, tránh những vấn đề phát sinh có liên quan trong quá trình thực thi, đưa REDD trở thành một phần trong giai đoạn tiếp theo của Nghị định thư Kyoto.

 

Vũ Thị Thu Huyền (Theo Greenpeace)

NỘI DUNG KHÁC

Để chiến lược biển không còn nằm trên giấy

11-7-2011

"Làm gì để chiến lược Biển không chỉ nằm trên giấy" là chủ đề cuộc bàn tròn giữa nhà báo Huỳnh Phan và hai vị khách mời, PGS.TS Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Về chiến lược kinh tế biển của Việt Nam

13-7-2011

Đã đến lúc cần có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược phát triển kinh tế biển. Phải chuyển nhanh từ phương thức “mò cua bắt ốc” sang phương thức kết hợp: khai thác mặt tiền (biển – lợi thế địa chiến lược) + tự do hóa (thể chế vượt trước). Đây là công thức thành công của nhiều quốc gia đi trước trong nỗ lực phát triển kinh tế biển để trở thành cường quốc biển.

Không thể né tránh mãi vấn đề đất đai

16-7-2011

Theo một nhà báo nhiều năm lăn lộn ở Cần Thơ, “trong khi chúng ta tỏ ra thận trọng với việc tích tụ ruộng đất bởi mối lo điều này sẽ khiến nhiều người ít có cơ hội bị mất đất, thiếu việc làm thì lại quên mất rằng, chính việc thu hồi nhiều khu đất màu mỡ để làm sân golf, khu công nghiệp đang đẩy một bộ phận nông dân trở về con đường nghèo khổ”.

Chính sách, pháp luật về quản lý biển của Canada, Trung Quốc, Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam

28-7-2011

Trên cơ sở kinh nghiệm của Canada, Trung Quốc, Nhật Bản trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về quản lý biển, có thể đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam trong xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý biển.

Tài nguyên, môi trường biển: Vấn đề và một số giải pháp

2-8-2011

Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia. Mục đích của bài viết này nhằm tìm hiểu thực trạng các vấn đề tài nguyên, môi trường biển đang đối mặt hiện nay và tổng kết một số hướng giải pháp cụ thể đang được áp dụng tại nhiều nước nhằm hướng đến quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

Về vấn đề thích ứng với nước biển dâng do biến đổi khí hậu

10-8-2011

Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng với nguyên nhân chủ yếu là do biến đổi khí hậu (BĐKH), mực nước biển sẽ dâng cao dần trong thế kỉ 21. Mực nước biển dâng cao đã và đang là một thách thức rất lớn đối với nhiều hệ sinh thái, đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt trong đời sống xã hội của con người trên qui mô toàn cầu.

Kiểm toán chất thải và một số giải pháp thúc đẩy triển khai áp dụng ở Việt Nam

24-8-2011

Thời gian qua, mặc dù đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp, nhưng xu hướng ô nhiễm môi trường ở nước ta vẫn tiếp tục gia tăng. Nguyên nhân chính là do các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm chưa được thực hiện một cách hiệu quả và đồng bộ. Công tác quản lý chất thải ở các cơ sở sản xuất mới chỉ tập trung vào xử lý ở “cuối đường ống” mà chưa chú trọng đến các giải pháp phòng ngừa ngăn chặn tại nguồn. Một trong những công cụ để kiểm soát, giảm thiểu phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường trong các cơ sở sản xuất là kiểm toán chất thải (KTCT). Bài viết này sẽ giới thiệu về KTCT và một số giải pháp triển khai, áp dụng ở nước ta.

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất mô hình, quy trình lượng giá kinh tế thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra phù hợp với điều kiện Việt Nam

28-8-2011

Trong những năm vừa qua, ở nước ta cùng với sự tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm không khí ở các khu đô thị, các khu công nghiệp và các làng nghề ở khu vực nông thôn.

Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt

4-9-2011

Để tồn tại và phát triển, con người cần phải có lương thực, thực phẩm để tiêu dùng, trong đó nhu cầu tiêu thụ lương thực là cơ bản nhất. Với dân số ngày càng tăng trên thế giới (đặc biệt ở các quốc gia Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh,…), nhu cầu về lương thực không ngừng tăng lên, trong khi diện tích canh tác lương thực trên thế giới đang có xu hướng bị thu hẹp. Đây là một thách thức lớn đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.

Tóm tắt đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Đất đai

12-9-2011

Đất đai là vấn đề hệ trọng của đất nước. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta coi đất đai là một trong những mục tiêu đấu tranh cách mạng, đánh giá đúng vai trò, vị trí của đất đai nên trong mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách đất đai phù hợp, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Nghiên cứu ban đầu cơ sở lý luận về chia sẻ tài nguyên nước nhằm đề xuất xây dựng dự án về chia sẻ tài nguyên nước công bằng, hiệu quả các nguồn nước hiện có tại Việt Nam

13-9-2011

Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng cần thiết cho phát triển kinh tế, xã hội và là một thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái. Nước phân bố trên thế giới rất không đồng đều theo không gian và thời gian. Sự thiếu hụt và phân bố không đều về nguồn nước tạo ra các mâu thuẫn về nước ở các cấp độ địa phương, vùng hay thậm chí ở cấp độ quốc tế.

Khái quát về phân công quản lý nhà nước, phân công quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên môi trường trên thế giới và liên hệ với Việt Nam

15-10-2011

Quản lý nhà nước là một hoạt động cơ bản của bất kì một nhà nước nào, dù là theo chính thể nào đi nữa. Hoạt động quản lý nhà nước đã song hành kể từ khi nhà nước ra đời và sẽ còn tiếp tục chừng nào mà nhà nước còn tồn tại. Để hoạt động này vận hành tốt đòi hỏi có nhiều thành tố như nguồn nhân lực, bộ máy tổ chức, phương thức hoạt động, sự phối hợp giữa các cơ quan...