HỘI THẢO

Hội thảo Sáng kiến thúc đẩy Trường học bền vững cho Việt Nam

Ngày đăng: 11 | 11 | 2019

Ngày 12/11/2019, để khởi động dự án Giáo dục lối sống bền vững cho học sinh Việt Nam, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) - Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AIT), Viện Chiến lược môi trường toàn cầu - Nhật Bản (IGES) và các đối tác liên quan tổ chức Hội thảo Sáng kiến thúc đẩy Trường học bền vững cho Việt Nam, nhằm chia sẻ thông tin khái niệm và nội dung chương trình Tìm kiếm trường học bền vững toàn cầu do UNEP khởi xướng; Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động xanh trong trường học và giáo dục môi trường cho học sinh và thế hệ trẻ; Phát động chương trình và Tìm kiếm trường học bền vững của UNEP tại Việt Nam. Giám đốc Trung tâm, Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường (thuộc ISPONRE) - TS. Nguyễn Tùng Lâm chủ trì Hội thảo. Hội thảo thu hút được đại diện Ban Giám hiệu các trường học và quý thầy cô thuộc các trường Tiểu học tại Hà Nội và địa phương; các tổ chức quốc tế, các Viện nghiên cứu và cơ sở giáo dục và đào tạo.

TS. Nguyễn Tùng Lâm phát biểu tại Hội thảo


Để truyền cảm hứng và phổ biến ý nghĩa, cách thức thực hành lối sống bền vững đối với thế hệ trẻ, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cùng các bên liên quan đã đề xuất thực hiện dự án Giáo dục lối sống bền vững cho học sinh Việt Nam. Trong phạm vi triển khai của dự án, các hoạt động cụ thể sẽ được đề xuất và được phối hợp thực hiện với các cơ quan quản lý giáo dục và tại một số cơ sở giáo dục cấp tiểu học tại Việt Nam. Thông qua các hoạt động đó, những nhu cầu nêu trên sẽ từng bước được đáp ứng, tạo sự chuyển biển tích cực tại các địa điểm tham gia thực hiện dự án. Đồng thời, các hoạt động truyền thông liên quan sẽ giúp truyền bá kiến thức, kĩ năng và lan tỏa các hành động thực hành lối sống bền vững trong và ngoài phạm vi trường học tại Việt Nam. Dự án được thực hiện trong các năm 2019 - 2020, với sự phối hợp của Viện Chiến lược môi trường toàn cầu Nhật Bản và được sự tài trợ của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc.

Giáo dục lối sống bền vững là chìa khóa của các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, bổ sung kiến ​​thức và xây dựng năng lực hướng tới cuộc sống bền vững ở cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương. Ngày càng có nhiều quốc gia đang phát triển và thực hiện các chính sách hoặc chương trình giáo dục môi trường để phát triển bền vững, và một loạt các sáng kiến ​​đã được phát triển và thực hiện để thu hút giáo viên và học sinh hiểu sâu hơn về lối sống bền vững và các hành động đa dạng mà ở đó lối sống bền vững là một phần cốt lõi trong sinh hoạt hàng ngày. Trong bối cảnh đó, các cuộc thi và hoạt động cụ thể nhằm phát triển nhận thức, năng lực mang đến cơ hội tiếp thêm sinh lực để thu hút các trường học và cộng đồng hướng tới những hành động làm xanh hóa môi trường học đường và trong cả các hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường.

Khung chương trình 10 năm về sản xuất và tiêu dùng bền vững là kết quả cụ thể của Hội nghị Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (Rio+20); và là một khuôn khổ toàn cầu giúp tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy sự thay đổi, hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các nước phát triển và đang phát triển. Khung chương trình hỗ trợ thực hiện các chính sách, sáng kiến khu vực và quốc gia để xây dựng năng lực nhằm lồng ghép sản xuất và tiêu dùng bền vững vào chính sách phát triển bền vững; tạo điều kiện tiếp cận tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển. Nhiệm vụ của Khung chương trình nhằm đưa việc thực hiện lối sống bền vững trở thành một tiêu chuẩn chung, đóng góp tích cực trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu như: hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học, giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, đói nghèo và phúc lợi xã hội. Điều này được thực hiện thông qua hợp tác nghiên cứu đa ngành và hợp tác đa bên.

Tại Việt Nam, đã có nhiều chủ trương, chính sách hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững, điển hình là Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh, Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững… và một số chính sách khác. Tuy nhiên, trên thực tế, giáo dục và thực hành lối sống bền vững tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và hành động nhằm hướng tới giáo dục và lối sống bền vững là vấn đề tất yếu và rất cần thiết.

Dưới đây là một số hình ảnh trong Hội thảo:

An Bình

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo tham vấn “Đánh giá thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và đề cương Chiến lược giai đoạn 2021-2030”

15-11-2019

Ngày 15/11/2019, được sự hỗ trợ của Quỹ Hanns Seidel (HSF) của Cộng hòa Liên bang Đức, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo tham vấn “Đánh giá thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và đề cương Chiến lược giai đoạn 2021-2030”. Mục đích của Hội thảo là nhằm giới thiêu kết quả đánh giá và đề xuất đề cương Chiến lược giai đoạn 2021-2030, đồng thời tham vấn ý kiến của đại biểu để tiếp tục hoàn thiện. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTNMT) là đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ“Điều tra, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và xây dựng Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040”. Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp và thu được nhiều ý kiến đóng góp của đại diện các cơ quan quản lý, chuyên gia, sự quan tâm của các cơ quan thông tấn báo chí.

Hội thảo “Hạ tầng trọng yếu và biến đổi khí hậu: Chiến lược xây dựng năng lực thích ứng”

21-11-2019

Trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật vùng “Xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu đối với hạ tầng quan trọng tại Châu Á”, ngày 21/11/2019, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với ADB và ICEM tổ chức Hội thảo “Hạ tầng trọng yếu và biến đổi khí hậu: Chiến lược xây dựng năng lực thích ứng”. Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung đã đến dự và chủ trì Hội thảo. Dự án được triển khai tại In-đô-nê-xi-a, Xri lan-ca và Việt Nam với mục đích tăng cường năng lực để nâng cao hiểu biết về rủi ro khí hậu đối với cơ sở hạ tầng trọng yếu, khuyến nghị các giải pháp thích ứng và ưu tiên đầu tư cho 03 lĩnh vực chính là nước, năng lượng và giao thông tại các quốc gia đang phát triển.

Hội thảo “Khu công nghiệp sinh thái hướng tới nền kinh tế tuần hoàn”

5-12-2019

Tại Vĩnh Phúc, trong khuôn khổ chuỗi nghiên cứu và triển khai thực hiện Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó ưu tiên phát triển khu công nghiệp (KCN) sinh thái, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Viện Hanns Seidel Foudation (HSF), Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan được tổ chức Hội thảo “Khu công nghiệp sinh thái hướng tới nền kinh tế tuần hoàn”. Phó Viện trưởng Dương Thanh An đã đến dự và phát biểu khai mạc. Mục tiêu của Hội thảo nhằm giới thiệu về KCN sinh thái/KCN tái chế trong bối cảnh nền kinh tế tuần hoàn; Chia sẻ về những điển hình thực tế và cách tiếp cận quản lý, phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam; Đánh giá tiềm năng của hoạt động tuần hoàn tài nguyên, năng lượng trong hoạt động công nghiệp; và thảo luận về cơ hội, thách thức và cách thúc đẩy sự phát triển các KCN sinh thái/KCN tái chế. Hội thảo được tổ chức trong 02 ngày 05 và 06/12/2019.

Hội thảo tham vấn về chính sách và giới thiệu mạng lưới kinh tế tuần hoàn quốc gia

7-10-2021

Ngày 06/10/2021, thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó có nội dung quy định tiêu chí lộ trình và cơ chế khuyến khích áp dụng kinh tế tuần hoàn, nhân dịp này, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo trực tuyến tham vấn về chính sách và giới thiệu “Mạng lưới kinh tế tuần hoàn quốc gia” của Việt Nam (đầu mối là Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường) cùng với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam và các Đại sứ quán: Hà Lan, Na-uy và Phần Lan phối hợp xây dựng. Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã chủ trì Hội thảo. Ngoài ra, Hội thảo có sự tham dự của đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cùng các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, trường học có liên quan và các chuyên gia.

Họp báo trực tuyến ra mắt Trang thông tin điện tử và Chiến dịch truyền thông “Chung tay giảm chất thải nhựa”

7-10-2021

Ngày 07/10/2021, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) họp báo trực tuyến ra mắt Trang thông tin điện tử và Chiến dịch truyền thông “Chung tay giảm chất thải nhựa” tại địa chỉ https://chungtaygiamnhua.com/. Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ đã chủ trì buổi họp báo.

Hội nghị theo Mô hình Liên hợp quốc về Mô hình Kinh tế Tuần hoàn trong lĩnh vực rác thải điện, điện tử

16-10-2021

Hội nghị theo Mô hình Liên hợp quốc về thúc đẩy Kinh tế Tuần hoàn trong lĩnh vực rác thải điện, điện tử được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 16-17/10/2021. Đây là một trong những sự kiện hướng tới Hội nghị theo Mô hình Liên hợp quốc năm 2021 (Vietnam Model United Nations 2021) nhằm phổ biến kiến thức, giáo dục, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên, và toàn thể cộng đồng xã hội theo quy định tại Điều 5, Điều 148, Điều 153, Điều 154, Điều 164, Điều 166, và Điều 168 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và an ninh toàn cầu.

HỘI THẢO QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NÔNG NGHIỆP: CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG CÁC KINH TẾ APEC

24-10-2024

Hội thảo quốc tế về “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC” được Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (PTNNNT), Vụ Hợp tác Quốc tế và Ban thư ký Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) phối hợp tổ chức.

Đẩy mạnh phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp của Việt Nam

23-10-2024

Ngày 22/10/2024, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Úc (CSIRO) tổ chức Hội thảo về Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp của Việt Nam. Hội thảo trong khuôn khổ nghiên cứu: “Tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp: Đề xuất các giải pháp và chính sách phù hợp với bối cảnh phát triển nông nghiệp của Việt Nam” với sự tài trợ của Chương trình Aus4Innovation của Đại sứ quán Úc.

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp

22-7-2024

Ngày 17-7, tại TP Cần Thơ, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo “Tham vấn chuyên gia về đánh giá, xếp hạng môi trường kinh doanh (MTKD) cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) trong lĩnh vực nông nghiệp”.

Hội nghị Đối thoại chính sách “Tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp đa ngành về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp”

9-7-2024

Ngày 8/7/2024, tại Hà Nội, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và bà Ram-la Kha-li-di, Trưởng đại diện thường trú, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị Đối thoại chính sách “Tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp đa ngành về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp”.

ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHĂN NUÔI BÒ THỊT VÀ ĐẠI GIA SÚC TẠI VIỆT NAM

27-5-2024

Đối thoại chính sách “Phát triển bền vũng ngành chăn nuôi bò thịt và đại gia súc tại Việt Nam” được tổ chức trong khuôn khổ Dự án Hợp tác phát triển thương mại và đổi mới trong lĩnh vực thịt bò và gia súc giữa Úc và Việt Nam do Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc tài trợ trong khuôn khổ Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế Úc – Việt Nam (AVEG). Đối thoại chính sách do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trực thuộc Bộ NN&PTNT tổ chức, Cục Chăn nuôi đồng chủ trì và sự hỗ trợ của Đại học Griffith - Úc, Công ty Tư vấn FocusGroup Go, Hiệp hội Thịt và Gia súc Úc (MLA).

Tham vấn ý kiến về xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025

4-10-2023

Nhằm phục vụ nghiên cứu, đề xuất hướng dẫn thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 (theo khoản 2 Điều 2, Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ), sáng ngày 03/10/2023, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức Hội thảo: “Tham vấn ý kiến về quy định/hướng dẫn xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025”.