HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cơ sở khoa học và kinh nghiệm của các nước về thửa đất và chế độ quản lý đến từng thửa đất

Ngày đăng: 13 | 03 | 2016

Đang chờ nội dung

Đang chờ nội dung

NỘI DUNG KHÁC

Cơ sở khoa học của lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái đất ngập nước, áp dụng tính toán thí điểm giá trị kinh tế khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình

13-3-2016

  1. Mục tiêu: Mục tiêu tổng quát: Hệ thống hóa cơ sở khoa học của việc đánh giá giá trị kinh tế ĐNN, trên cơ sở đó kết hợp sử dụng công cụ GIS và mô hình Invest nhằm tính toán thử nghiệm giá trị kinh tế khu bảo tồn ĐNN Vân Long, tỉnh Ninh Bình Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu về các dịch vụ môi trường do đất ngập nước đem lại, các cơ chế chi trả dịch vụ môi trường nói chung cũng như các cơ chế chi trả dịch vụ môi trường phù hợp trong lĩnh vực đất ngập nước. - Nghiên cứu cơ sở khoa học về lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái đất ngập nước. -  Đưa ra những đề xuất ban đầu về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường phù hợp với điều kiện Việt Nam nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.   2. Nội dung: - Nghiên cứu cơ sở khoa học của lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái ĐNN, xác định những phương pháp và công cụ lượng giá có thể áp dụng cho hệ sinh thái ĐNN ở Việt Nam. - Nghiên cứu tích hợp sử dụng công cụ GIS và mô hình Invest phục vụ lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái ĐNN. Xây dựng phương pháp lượng giá giá trị kinh tế ĐNN có tích hợp những công cụ này. - Điều tra, khảo sát thu thập sô liệu tại thực địa phục vụ tính toán thí điểm giá trị kinh tế khu bảo tồn ĐNN Vân Long, tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên ĐNN Vân Long dựa trên các kết quả đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN.   3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp định giá các hệ sinh thái tự nhiên - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình   4. Phương pháp nghiên cứu: - Thống kê và tổng quan tài liệu: kế thừa các thông tin, kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án, đề tài khoa học, các kinh nghiệm có liên quan đến đề tài; - Phương pháp phân tích tổng hợp; điều tra, thống kê. - Phương pháp chuyên gia và hội thảo tham vấn.   5. Sản phẩm: -  Báo cáo tổng hợp đề tài   6.Thời gian: 7/2013 – 12/2013   7. Kết quả nghiệm thu - Đề tài đã được nghiệm thu- Kết quả: khá   8. Đơn vị chủ trì: - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   9.Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Lanh/ Ban biến đổi khí hâu và các vấn đề toàn cầu

Nghiên cứu luận cứ khoa học về xây dựng bộ chỉ số xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất và khả năng áp dụng tại Việt Nam

13-3-2016

  1. Mục tiêu nghiên cứu: - Cung cấp cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về xây dựng bộ chỉ số đánh giá xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất. - Chỉ ra khả năng áp dụng bộ chỉ số đánh giá xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam.   2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về việc xây dựng bộ chỉ số xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất; - Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam; - Nghiên cứu đánh giá khả năng áp dụng bộ chỉ số xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.   3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các tiêu chí, các chỉ số đo lường mức độ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp sản xuất. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Phạm vi nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng bộ chỉ số xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Phạm vi không gian: Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia tiêu biểu và các tổ chức quốc tế, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.   4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu; - Phương pháp tổng hợp, phân tích; - Phương pháp SWOT; - Phương pháp chuyên gia.   5. Kết quả đạt được Xây dựng các chỉ số đánh giá xếp hạng mức độ thân thiện môi trường  cho các doanh nghiệp sản xuất được thể hiện qua 4 nhóm chỉ số: Thứ nhất là nhóm chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên. Nhóm này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, vật liệu, sử dụng nước và hiệu quả sử dụng đất của doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất. Thứ hai là nhóm chỉ số tác động lên môi trường. Nhóm này nhằm đánh giá tác động của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp lên môi trường, đánh giá mức độ phát thải, xả thải các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp gây nên: khí thải, nước thải, chất thải rắn cần xử lý và khả năng tái chế chất thải của doanh nghiệp. Thứ ba là nhóm chỉ số sản phẩm thân thiện môi trường. Nhóm này nhằm đánh giá những sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra có ảnh hưởng đến môi trường theo hướng thân thiện, thể hiện qua: sản phẩm tái chế, sản phẩm dễ phân hủy, sản phẩm không gây ô nhiễm, sản phẩm được cấp nhãn. Thứ tư là nhóm chỉ số quản lý môi trường. Nhóm này nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về môi trường của doanh nghiệp; những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường.   6. Thời gian thực hiện đề tài: 2014   7. Kết quả nghiệm thu - Đề tài đã được nghiệm thu - Kết quả: Đạt.   8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   9. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Lý/Ban Đất đai

Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng đường cong môi trường kuznets (Environmental Kuznets curve – EKC) và khả năng ứng dụng cho Việt Nam

13-3-2016

1. Mục tiêu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng đường cong môi trường Kuznets
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng đường cong môi trường Kuznets.
- Nghiên cứu, bước đầu đề xuất định hướng xây dựng, áp dụng đường cong môi trường Kuznets cho Việt Nam.
 
2. Nội dung:
Nội dung 1. Nghiên cứu cơ sở khoa học về xây dựng đường cong môi trường Kuznets.
(i) Khái niệm về đường cong môi trường Kuznets
(ii) Lịch sử hình thành của đường cong môi trường Kuznets
(iii)Các nguyên tắc, phương pháp xây dựng đường cong môi trường Kuznets
(iv) Những hạn chế và lợi ích của việc xây dựng đường cong môi trường kuznets và ứng dụng trong việc xây dựng các chính sách môi trường
Nội dung 2: Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về xây dựng đường cong môi trường Kuznets.
2.1. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số tổ chức, khu vực và quốc gia:
(i) Nghiên cứu xây dựng đường cong môi trường Kuznets ở một số tổ chức và một số chuyên gia trên thế giới.
(ii) Loại hình ô nhiễm và mức độ quan tâm trong mối liên hệ của đường cong môi trường Kuznets: Ô nhiễm không khí, nước thải, chất thải rắn.
(iii) Thực tiễn xây dựng đường cong môi trường Kuznets ở một số quốc gia thuộc nhóm nước phát triển và đang phát triển
2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
(i). Rà soát các nghiên cứu có liên quan đến xây dựng đường cong môi trường Kuznets
(ii) Phân tích, đánh giá một số kết quả đạt được của các nghiên cứu này.
Nội dung 3: Đánh giá khả năng áp dụng xây dựng đường cong môi trường Kuznets cho Viêt Nam
3.1 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi xây dựng đường cong môi trường Kuznets ở Việt Nam
3.2. Bước đầu đề xuất định hướng áp dụng đường cong môi trường Kuznets ở Việt Nam
 
3. Thời gian thực hiện đề tài: 2014
4. Kết quả nghiệm thu:
- Đề tài đã được nghiệm thu
 
5. Đơn vị chủ trì:
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
 
6. Chủ nhiệm đề tài:
Nguyễn Thị Thu Hà/Ban Môi trường và Phát triển bền vững
 

Nghiên cứu, xây dựng chương trình bồi dưỡng, tăng cường năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

24-1-2018

1. Mục tiêu: Mục tiêu tổng quát: Xây dựng được dự thảo Khung chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cho nguồn nhân lực của ngành. Mục tiêu cụ thể: - Xác định được các nguyên lý cơ bản trong phân tích chính sách công; - Giới thiệu một số chương trình phân tích chính sách công của một số cơ sở đạo tạo trong và ngoài nước; Xây dựng dự thảo Khung chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.   2. Nội dung - Nghiên cứu tổng quan các nguyên lý cơ bản trong phân tích chính sách công. - Nghiên cứu chương trình phân tích chính sách công của một số cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. - Xây dựng dự thảo chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (phân tích, đánh giá, dự báo tác động của chính sách).   3. Đốitượngvàphạmvinghiêncứu: - Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp phân tích chính sách công nói chung và chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu: Các chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách công, chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trườngcủa một số cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.   4. Phươngphápnghiêncứu: Trong đề tài, các phương pháp nghiên cứu chính sau sẽ được sử dụng: - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình triển khai đề tài, nhóm thực hiện sẽ tổ chức một số buổi hội thảo khoa học và seminars để trao đổi và xin ý kiến tham vấn của các chuyên gia có hiểu biết về chính sách công, phân tích chính sách công. Thông qua các buổi tọa đàm, phản biện khoa học sẽ cho kết quả của từng nội dung nghiên cứu, tham vấn riêng lẻ ý kiến của chuyên gia sẽ giúp nhóm thực hiện nhận dạng rõ hơn các nội dung của đề tài. - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài này bao gồm các nguồn tư liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các tài liệu, các nghiên cứu do các tổ chức trong và ngoài nước công bố; các công trình khoa học có liên quan do các học giả công bố chính thức. - Phương pháp phân tích SWOT: Đây là phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện nghiên cứu về phân tích chính sách công và phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, từ đó làm cơ sở để đề xuất nội dung và xây dựng Dự thảo Chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.   5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện   6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018).   7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện   8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   9. Chủ nhiệm: ThS. Trịnh Thị Hải Yến

Nghiên cứu, xây dựng Khung định hướng Chiến lược tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

24-1-2018

1. Mục tiêu: - Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Khung định hướng Chiến lược tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030, nhằm nâng cao hiểu biết và tạo sự đồng thuận của toàn xã hội về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Mục tiêu cụ thể: + Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong việc tạo ra đồng thuận của toàn xã hội về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta. + Xây dựng Khung định hướng Chiến lược tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030. 2. Nội dung - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong việc tạo ra đồng thuận xã hội. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Nghiên cứu, xác định các nội dung về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cần tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức. - Xây dựng Khung định hướng Chiến lược tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Phạm vi nghiên cứu: + Chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. + Thực trạng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta từ năm 2010 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài, các phương pháp nghiên cứu chính sau sẽ được sử dụng: - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài này bao gồm các nguồn tư liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các tài liệu, các nghiên cứu do các tổ chức trong và ngoài nước công bố; các công trình khoa học có liên quan do các học giả công bố chính thức. - Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê để thống kê và mô tả các chỉ tiêu, tiêu chí để phục vụ đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Phương pháp phân tích chính sách: Bằng việc áp dụng các kỹ thuật của phân tích chính sách sẽ giúp làm rõ hơn về hiện trạng các chính sách về tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là phương pháp được dùng để rà soát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình triển khai đề tài, nhóm thực hiện sẽ tổ chức một số buổi hội thảo khoa học và seminars để trao đổi và xin ý kiến tham vấn của các chuyên gia có hiểu biết sâu về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua các buổi tọa đàm, phản biện khoa học sẽ cho kết quả của từng nội dung nghiên cứu, tham vấn riêng lẻ ý kiến của chuyên gia sẽ giúp nhóm thực hiện nhận dạng rõ hơn các nội dung của đề tài. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018). 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: CN. Phạm Kim Long