HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cơ sở khoa học về dự báo nhu cầu khoáng sản phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần định hướng cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản Việt Nam

Ngày đăng: 13 | 03 | 2016

đang chờ nội dung

đang chờ nội dung

NỘI DUNG KHÁC

Nghiên cứu luận cứ khoa học về xây dựng bộ chỉ số xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất và khả năng áp dụng tại Việt Nam

13-3-2016

  1. Mục tiêu nghiên cứu: - Cung cấp cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về xây dựng bộ chỉ số đánh giá xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất. - Chỉ ra khả năng áp dụng bộ chỉ số đánh giá xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam.   2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về việc xây dựng bộ chỉ số xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất; - Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam; - Nghiên cứu đánh giá khả năng áp dụng bộ chỉ số xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.   3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các tiêu chí, các chỉ số đo lường mức độ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp sản xuất. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Phạm vi nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng bộ chỉ số xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Phạm vi không gian: Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia tiêu biểu và các tổ chức quốc tế, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.   4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu; - Phương pháp tổng hợp, phân tích; - Phương pháp SWOT; - Phương pháp chuyên gia.   5. Kết quả đạt được Xây dựng các chỉ số đánh giá xếp hạng mức độ thân thiện môi trường  cho các doanh nghiệp sản xuất được thể hiện qua 4 nhóm chỉ số: Thứ nhất là nhóm chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên. Nhóm này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, vật liệu, sử dụng nước và hiệu quả sử dụng đất của doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất. Thứ hai là nhóm chỉ số tác động lên môi trường. Nhóm này nhằm đánh giá tác động của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp lên môi trường, đánh giá mức độ phát thải, xả thải các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp gây nên: khí thải, nước thải, chất thải rắn cần xử lý và khả năng tái chế chất thải của doanh nghiệp. Thứ ba là nhóm chỉ số sản phẩm thân thiện môi trường. Nhóm này nhằm đánh giá những sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra có ảnh hưởng đến môi trường theo hướng thân thiện, thể hiện qua: sản phẩm tái chế, sản phẩm dễ phân hủy, sản phẩm không gây ô nhiễm, sản phẩm được cấp nhãn. Thứ tư là nhóm chỉ số quản lý môi trường. Nhóm này nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về môi trường của doanh nghiệp; những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường.   6. Thời gian thực hiện đề tài: 2014   7. Kết quả nghiệm thu - Đề tài đã được nghiệm thu - Kết quả: Đạt.   8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   9. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Lý/Ban Đất đai

Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng đường cong môi trường kuznets (Environmental Kuznets curve – EKC) và khả năng ứng dụng cho Việt Nam

13-3-2016

1. Mục tiêu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng đường cong môi trường Kuznets
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng đường cong môi trường Kuznets.
- Nghiên cứu, bước đầu đề xuất định hướng xây dựng, áp dụng đường cong môi trường Kuznets cho Việt Nam.
 
2. Nội dung:
Nội dung 1. Nghiên cứu cơ sở khoa học về xây dựng đường cong môi trường Kuznets.
(i) Khái niệm về đường cong môi trường Kuznets
(ii) Lịch sử hình thành của đường cong môi trường Kuznets
(iii)Các nguyên tắc, phương pháp xây dựng đường cong môi trường Kuznets
(iv) Những hạn chế và lợi ích của việc xây dựng đường cong môi trường kuznets và ứng dụng trong việc xây dựng các chính sách môi trường
Nội dung 2: Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về xây dựng đường cong môi trường Kuznets.
2.1. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số tổ chức, khu vực và quốc gia:
(i) Nghiên cứu xây dựng đường cong môi trường Kuznets ở một số tổ chức và một số chuyên gia trên thế giới.
(ii) Loại hình ô nhiễm và mức độ quan tâm trong mối liên hệ của đường cong môi trường Kuznets: Ô nhiễm không khí, nước thải, chất thải rắn.
(iii) Thực tiễn xây dựng đường cong môi trường Kuznets ở một số quốc gia thuộc nhóm nước phát triển và đang phát triển
2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
(i). Rà soát các nghiên cứu có liên quan đến xây dựng đường cong môi trường Kuznets
(ii) Phân tích, đánh giá một số kết quả đạt được của các nghiên cứu này.
Nội dung 3: Đánh giá khả năng áp dụng xây dựng đường cong môi trường Kuznets cho Viêt Nam
3.1 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi xây dựng đường cong môi trường Kuznets ở Việt Nam
3.2. Bước đầu đề xuất định hướng áp dụng đường cong môi trường Kuznets ở Việt Nam
 
3. Thời gian thực hiện đề tài: 2014
4. Kết quả nghiệm thu:
- Đề tài đã được nghiệm thu
 
5. Đơn vị chủ trì:
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
 
6. Chủ nhiệm đề tài:
Nguyễn Thị Thu Hà/Ban Môi trường và Phát triển bền vững
 

Nghiên cứu, xây dựng chương trình bồi dưỡng, tăng cường năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

24-1-2018

1. Mục tiêu: Mục tiêu tổng quát: Xây dựng được dự thảo Khung chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cho nguồn nhân lực của ngành. Mục tiêu cụ thể: - Xác định được các nguyên lý cơ bản trong phân tích chính sách công; - Giới thiệu một số chương trình phân tích chính sách công của một số cơ sở đạo tạo trong và ngoài nước; Xây dựng dự thảo Khung chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.   2. Nội dung - Nghiên cứu tổng quan các nguyên lý cơ bản trong phân tích chính sách công. - Nghiên cứu chương trình phân tích chính sách công của một số cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. - Xây dựng dự thảo chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (phân tích, đánh giá, dự báo tác động của chính sách).   3. Đốitượngvàphạmvinghiêncứu: - Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp phân tích chính sách công nói chung và chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu: Các chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách công, chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trườngcủa một số cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.   4. Phươngphápnghiêncứu: Trong đề tài, các phương pháp nghiên cứu chính sau sẽ được sử dụng: - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình triển khai đề tài, nhóm thực hiện sẽ tổ chức một số buổi hội thảo khoa học và seminars để trao đổi và xin ý kiến tham vấn của các chuyên gia có hiểu biết về chính sách công, phân tích chính sách công. Thông qua các buổi tọa đàm, phản biện khoa học sẽ cho kết quả của từng nội dung nghiên cứu, tham vấn riêng lẻ ý kiến của chuyên gia sẽ giúp nhóm thực hiện nhận dạng rõ hơn các nội dung của đề tài. - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài này bao gồm các nguồn tư liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các tài liệu, các nghiên cứu do các tổ chức trong và ngoài nước công bố; các công trình khoa học có liên quan do các học giả công bố chính thức. - Phương pháp phân tích SWOT: Đây là phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện nghiên cứu về phân tích chính sách công và phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, từ đó làm cơ sở để đề xuất nội dung và xây dựng Dự thảo Chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.   5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện   6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018).   7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện   8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   9. Chủ nhiệm: ThS. Trịnh Thị Hải Yến

Nghiên cứu, xây dựng Khung định hướng Chiến lược tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

24-1-2018

1. Mục tiêu: - Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Khung định hướng Chiến lược tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030, nhằm nâng cao hiểu biết và tạo sự đồng thuận của toàn xã hội về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Mục tiêu cụ thể: + Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong việc tạo ra đồng thuận của toàn xã hội về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta. + Xây dựng Khung định hướng Chiến lược tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030. 2. Nội dung - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong việc tạo ra đồng thuận xã hội. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Nghiên cứu, xác định các nội dung về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cần tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức. - Xây dựng Khung định hướng Chiến lược tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Phạm vi nghiên cứu: + Chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. + Thực trạng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta từ năm 2010 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài, các phương pháp nghiên cứu chính sau sẽ được sử dụng: - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài này bao gồm các nguồn tư liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các tài liệu, các nghiên cứu do các tổ chức trong và ngoài nước công bố; các công trình khoa học có liên quan do các học giả công bố chính thức. - Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê để thống kê và mô tả các chỉ tiêu, tiêu chí để phục vụ đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Phương pháp phân tích chính sách: Bằng việc áp dụng các kỹ thuật của phân tích chính sách sẽ giúp làm rõ hơn về hiện trạng các chính sách về tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là phương pháp được dùng để rà soát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình triển khai đề tài, nhóm thực hiện sẽ tổ chức một số buổi hội thảo khoa học và seminars để trao đổi và xin ý kiến tham vấn của các chuyên gia có hiểu biết sâu về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua các buổi tọa đàm, phản biện khoa học sẽ cho kết quả của từng nội dung nghiên cứu, tham vấn riêng lẻ ý kiến của chuyên gia sẽ giúp nhóm thực hiện nhận dạng rõ hơn các nội dung của đề tài. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018). 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: CN. Phạm Kim Long

Nghiên cứu các luận cứ khoa học của cơ chế liên kết địa phương trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

24-1-2018

1. Mục tiêu: Xác lập được các luận cứ khoa học cơ bản của cơ chế liên kết địa phương trong sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm hoàn thiện cơ chế liên kết này ở Việt Nam. 2. Nội dung - Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về cơ chế liên kết giữa các địa phương trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; - Đánh giá thực trạng cơ chế liên kết địa phương trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay; - Đề xuất luận cứ khoa học nhằm hoàn thiện cơ chế liên kết địa phương trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Nhiệm vụ sẽ tập trung nghiên cứu vào các vấn đề nổi cộm, quan trọng cần giải quyết trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phạm vi nghiên cứu: Nhiệm vụ sẽ tập trung nghiên cứu liên kết địa phương trong phạm vi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nhau trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong phạm vi thời gian thực hiện nhiệm vụ. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu: Đề tài tập hợp các thông tin và dữ liệu dựa trên các nguồn tài liệu thứ cấp như: các công trình nghiên cứu khoa học đã có; các báo cáo có liên quan như: báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm, báo cáo về phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; các báo cáo chuyên ngành về sử dụng tài nguyên, hệ thống niên giám thống kê, chỉ tiêu thống kê có liên quan... - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Nghiên cứu, rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được, đề tài tổng hợp và phân tích vấn đề nhằm đạt được mục tiêu đề ra. - Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo, tham vấn ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm tham gia đóng góp ý cho các báo cáo của đề tài. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 5/2017 đến tháng 4/2018) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Lý

Nghiên cứu xác định tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công thực hiện đề tài khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường

24-1-2018

1. Mục tiêu: - Làm rõ cơ sở lý luận về đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công trong nghiên cứu khoa học. - Xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công thực hiện đề tài khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường; 2. Nội dung - Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công thực hiện nghiên cứu khoa học - Tổng quan về nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp Cơ sở của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công thực hiện đề tài khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: chất lượng dịch vụ sự nghiệp công trong nghiên cứu khoa học. - Phạm vi nghiên cứu: đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công thực hiện đề tài khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường 4. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu: thu thập số liệu của các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ về danh mục, kết quả các đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở của Bộ TN&MT. - Tổng hợp tài liệu: sử dụng phương pháp tổng hợp số liệu để đánh giá hiện trạng nghiên cứu đề tài của Bộ. Từ đó xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. - Lấy ý kiến chuyên gia: thông qua hội thảo nhằm xin ý kiến về bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Bộ. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 04/2017 đến tháng 4/2018) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: ThS Trương Thị Hòa

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

24-1-2018

1. Mục tiêu: Làm rõ cơ sở lý luận và yêu cầu thực tiễn đề xuất các giải pháp góp phần tăng cường năng lực đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2. Nội dung - Nghiên cứu, hệ thống hoá các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về các giải pháp xây dựng, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ hoạt động trong khu vực công - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số bộ, ngành, địa phương về các giải pháp xây dựng, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng; quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; luân chuyển, bố trí; đánh giá, phân loại và chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, địa chất và khoáng sản, quản lý đất đai - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: tăng cường năng lực đội ngũ công chức, viên chức - Phạm vi nghiên cứu: đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2020 - 2030 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra, khảo sát tình hình thực tế tại các Bộ, ngành, địa phương để nắm bắt những đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước, qua đó đề xuất được phương hướng kiện toàn tổ chức bộ máy của ngành tài nguyên và môi trường. - Phương pháp tổng hợp: nghiên cứu, sư tầm tài liệu, số liệu để phục vụ tổng hợp, đánh giá, phân tích. - Phương pháp kế thừa: nghiên cứu, kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu cùng chủ đề, các mô hình tổ chức bộ máy của các ngành khác để lựa chọn được những điểm phù hợp có thể áp dụng trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy ngành tài nguyên và môi trường. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, dữ liệu, thông tin về thực trạng đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường. - Phương pháp chuyên gia: Tổ chức lấy ý kiến những chuyên gia am hiểu về ngành tài nguyên và môi trường, nhất là về sự hình thành, phát triển của đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường để thực hiện các nội dung, mục tiêu của đề tài đặt ra. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 10  năm 2018) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: TS Chu Ngọc Kiên

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy sự kết nối giữa nghiên cứu khoa học và quá trình ra quyết định chính sách trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

24-1-2018

1. Mục tiêu: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về sử dụng kết nghiên cứu khoa học trong quá trình ra quyết định, hoạch định chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 2. Nội dung - Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy kết nối giữa nghiên cứu khoa học và quá trình ra quyết định chính sách trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường - Rà soát, đánh giá thực trạng sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong quá trình ra quyết định, hoạch định chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Trường hợp nghiên cứu tại Viện Chiến lược, Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường - Kết luận và đề xuất: + Tổng kết kinh nghiệm quốc tế và thực trạng sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong quá trình ra quyết định, hoạch định chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường + Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong quá trình ra quyết định, hoạch định chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu: Đề tài tập hợp các thông tin và dữ liệu dựa trên các nguồn tài liệu thứ cấp như: các công trình nghiên cứu khoa học đã có; các báo cáo; đặc biệt là các bài báo người ngoài để nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Nghiên cứu, rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được, đề tài tổng hợp và phân tích vấn đề nhằm đạt được mục tiêu đề ra. - Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo, tham vấn ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm tham gia đóng góp ý cho các báo cáo của đề tài. 5. Kết quả đạt được: Đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 10  năm 2018) 7. Kết quả nghiệm thu: Đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Minh Tâm

Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế nhằm đề xuất áp dụng thực hiện 3Rs (Recharge, Retention and Reuse: Bổ sung, Duy trì và Tái sử dụng) trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam

24-1-2018

1. Mục tiêu:
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng thực hiện sáng kiến/giải pháp 3R (Recharge, Retention and Reuse: Bổ sung, Duy trì và Tái sử dụng) lĩnh vực tài nguyên nước và đề xuất giải pháp áp dụng 3R cho Việt Nam nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước trước bối cảnh Việt Nam đang dần trở thành quốc gia thiếu nước.
2. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở khoa học về 3Rs (Recharge, Retention, Reuse: bổ cập, duy trì và tái sử dụng nước)
Nội dung 2: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về áp dụng và thực hiện 3R trong lĩnh vực tài nguyên nước
Nội dung 3: Đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng thực hiện 3R cho Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động bổ cập, duy trì và tái sử dụng nước.
Trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ với nguồn lực và thời gian rất hạn chế, nhóm nghiên cứu giới hạn loại hình nguồn nước áp dụng thực hiện 3R là nước mưa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các vấn đề sau: nghiên cứu cơ sở khoa học, kinh nghiệm quốc tế về áp dụng và thực hiện 3R trong lĩnh vực tài nguyên nước; đánh giá điều kiện áp dụng thực hiện 3R tại Việt Nam và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy áp dụng thực hiện 3R nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước.
+ Phạm vi không gian:
Về kinh nghiệm quốc tế, đề tài tiếp cận theo 02 nhóm quốc gia: (1) nhóm quốc gia phát triển áp dụng thực hiện 3R đã thành công trong hoạt động quản lý hiệu quả tài nguyên nước; (2) nhóm quốc gia đang phát triển khan hiếm về tài nguyên nước nhưng đã và đang nỗ lực cải thiện tình trạng khan hiếm thông qua việc áp dụng thực hiện 3R về tài nguyên nước. Bên cạnh nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề tài tiến hành đánh giá sơ bộ thực tiễn về hoạt động bổ cập, lưu trữ, tái sử dụng nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: gồm các nội dung thu thập thông tin, dữ liệu và phân tích, tổng hợp các nguồn dữ liệu. Thu thập, kế thừa các thông tin, kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, kinh nghiệm quốc tế có liên quan đến nhiệm vụ. Phân tích kinh nghiệm thế giới về các mô hình 3Rs, cách thức áp dụng và thực hiện 3Rs trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; tổng hợp các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Ph­ương pháp chuyên gia và hội thảo tham vấn: được vận dụng trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, từ việc xây dựng đề cương nghiên cứu đến thực hiện từng nội dung và kết quả cuối cùng. Ý kiến thu nhận được từ chuyên gia và đại biểu tại hội thảo là cơ sở để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của nhiệm vụ.
5. Kết quả đạt được: (đối với đề tài/ nhiệm vụ TXTCN đã nghiệm thu)
6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 5/2017 đến tháng 4/2018)
7. Kết quả nghiệm thu (đối với đề tài/ nhiệm vụ TXTCN đã nghiệm thu)
8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
9. Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Khả năng ứng dụng mô hình cân bằng tổng thể trong nghiên cứu, phân tích chính sách giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

13-11-2020

1. Mục tiêu -Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng mô hình cân bằng tổng thể trong phân tích chính sách giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam. -Đề xuất các mô hình định lượng, đánh giá các tác động của việc áp dụng kịch bản giảm phát thải khí nhà kính đối với tình hình kinh tế xã hội -Nghiên cứu áp dụng các mô hình trong bối cảnh thực tiễn: đánh giá tác động các kịch bản giảm phát thải khí nhà kính trong NDC Việt Nam 2. Nội dung -Tổng quan các nghiên cứu về mô hình cân bằng tổng thể trên thế giới, và các ứng dụng mô hình cân bằng tổng thể trong phân tích chính sách giảm phát thải khí nhà kính. -Nghiên cứu đánh giá điều kiện thực tiễn các chính sách giảm phát thải khí nhà kính và khả năng áp dụng mô hình trong phân tích chính sách. -Lựa chọn mô hình cân bằng tổng thể phù hợp, có tiềm năng áp dụng trong phân tích chính sách giảm phát thải khí nhà kính cho Việt Nam. -Nghiên cứu, đánh giá, định lượng lại tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực, các thành phần kinh tế dựa theo dữ liệu INDC và các dữ liệu cập nhật mới nhất. -Nghiên cứu vận dụng mô hình tính toàn tác động của việc giảm phát thải khí nhà kính cho các nhóm ngành, các lĩnh vực tới tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong nước. -Từ các kết quả nghiên cứu trên tiến hành đánh giá các tác động từ việc thực hiện kịch bản giảm phát thải khí nhà kính trong INDC tới nền kinh tế Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Chính sách giảm phát thải khí nhà kính Việt Nam Phạm vi thời gian: Từ 2010 – 2018 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp kế thừa Phương pháp chuyên gia Phương pháp phân tích mô hình 5.Kết quả đạt được: Đề tài đã nghiệm thu 6.Thời gian thực hiện: 12 tháng (1/2019 – 12/2019) 7.Kết quả nghiệm thu: Đã hoàn thành - Kết quả Khá 8.Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm:ThS. Đào Cảnh Tùng