HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu xác định các chỉ số an ninh môi trường, đề xuất khung chính sách và giải pháp quản lý, ứng phó

Ngày đăng: 24 | 01 | 2018

1. Mục tiêu: - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trỉ của tài nguyên và môi trường vào trong hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia; - Lựa chọn được các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam; - Thử nghiệm áp dụng hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới vào công tác hoạch định và điều hành chính sách quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam. 2. Nội dung - Nghiên cứu cơ sở khoa học về an ninh môi trường và một số lý thuyết liên quan dưới góc độ xã hội học môi trường; - Nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống hóa phương pháp luận và kinh nghiệm quốc tế về phương pháp xây dựng bộ tiêu chí và xác định các chỉ số an ninh môi trường; - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vấn đề an ninh môi trường và kinh nghiệm đảm bảo an ninh môi trường ở một số quốc gia trên thế giới; xác định các thách thức an ninh môi trường toàn cầu và khu vực; - Điều tra, khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng van đề an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay; - Nghiên cứu, đánh giá các giải pháp đảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay và dự báo các mối đe dọa an ninh môi trường đối với nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế; - Nghiên cứu xây dựng Bộ Tiêu chí và xác định Bộ Chỉ số an ninh môi trường cho Việt Nam và đánh giá khả năng đáp ứng thông tin, dữ liệu phục vụ xác định bộ tiêu chí và tính toán bộ chỉ số an ninh môi trường; - Áp dụng thử nghiệm và hiệu chỉnh Bộ Tiêu chí và Bộ Chỉ số an ninh môi trường của Việt Nam; - Đề xuất khung chính sách, giải pháp và cơ chế ứng phó, đảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu chỉ số về an ninh môi trường - Phạm vi nghiên cứu: vai trò của an ninh môi trường đối với phát triển bền vững và mối quan hệ đa phương giữa kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu: Vấn đề an ninh môi trường và Chỉ số an ninh môi trường đã và đang được nghiên cứu ở một số quốc gia trên thế giới. Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài khá rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Vì vậy, đề tài sẽ tổng hợp, tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan để phục vụ các mục tiêu đã đề ra. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Đề tài tiến hành điều tra, khảo sát vấn đề an ninh môi trường ở một số địa phương, một số ngành, lĩnh vực liên quan. - Phương pháp điều tra: tọa đàm, tham vấn ý kiến cán bộ địa phương và khảo sát thực địa về các vấn đề liên quan tới an ninh môi trường. - Phương pháp điều tra xã hội học: Đề tài điều tra thông qua phiếu khảo sát về các tiêu chí và các chỉ thị liên quan tới an ninh môi trường - Phương pháp chuyên gia: Đây là đề tài khó, liên quan tới nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, phạm vi đề tài rất rộng và đòi hỏi kỹ thuật trong xác định và tính toán Bộ chỉ số. Vì vậy, việc xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu thuộc các lĩnh vực khác nhau là rất cần thiết. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong thực hiện đề tài. - Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng nhiều trong đề tài, do phải xây dựng và phân tích cơ sở thông tin, dữ liệu phục vụ việc xác định Bộ Tiêu chí và tính toán Bộ Chỉ số an ninh môi trường. Dự kiến, dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ  tháng 12/2016 đến tháng 12/2019) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: TS. Tạ Đình Thi

1. Mục tiêu:

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trỉ của tài nguyên và môi trường vào trong hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia;

- Lựa chọn được các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam;

- Thử nghiệm áp dụng hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới vào công tác hoạch định và điều hành chính sách quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam.

2. Nội dung

- Nghiên cứu cơ sở khoa học về an ninh môi trường và một số lý thuyết liên quan dưới góc độ xã hội học môi trường;

- Nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống hóa phương pháp luận và kinh nghiệm quốc tế về phương pháp xây dựng bộ tiêu chí và xác định các chỉ số an ninh môi trường;

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vấn đề an ninh môi trường và kinh nghiệm đảm bảo an ninh môi trường ở một số quốc gia trên thế giới; xác định các thách thức an ninh môi trường toàn cầu và khu vực;

- Điều tra, khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng van đề an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay;

- Nghiên cứu, đánh giá các giải pháp đảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay và dự báo các mối đe dọa an ninh môi trường đối với nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế;

- Nghiên cứu xây dựng Bộ Tiêu chí và xác định Bộ Chỉ số an ninh môi trường cho Việt Nam và đánh giá khả năng đáp ứng thông tin, dữ liệu phục vụ xác định bộ tiêu chí và tính toán bộ chỉ số an ninh môi trường;

- Áp dụng thử nghiệm và hiệu chỉnh Bộ Tiêu chí và Bộ Chỉ số an ninh môi trường của Việt Nam;

- Đề xuất khung chính sách, giải pháp và cơ chế ứng phó, đảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu chỉ số về an ninh môi trường

- Phạm vi nghiên cứu: vai trò của an ninh môi trường đối với phát triển bền vững và mối quan hệ đa phương giữa kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu: Vấn đề an ninh môi trường và Chỉ số an ninh môi trường đã và đang được nghiên cứu ở một số quốc gia trên thế giới. Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài khá rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Vì vậy, đề tài sẽ tổng hợp, tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan để phục vụ các mục tiêu đã đề ra.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Đề tài tiến hành điều tra, khảo sát vấn đề an ninh môi trường ở một số địa phương, một số ngành, lĩnh vực liên quan.

- Phương pháp điều tra: tọa đàm, tham vấn ý kiến cán bộ địa phương và khảo sát thực địa về các vấn đề liên quan tới an ninh môi trường.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Đề tài điều tra thông qua phiếu khảo sát về các tiêu chí và các chỉ thị liên quan tới an ninh môi trường

- Phương pháp chuyên gia: Đây là đề tài khó, liên quan tới nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, phạm vi đề tài rất rộng và đòi hỏi kỹ thuật trong xác định và tính toán Bộ chỉ số. Vì vậy, việc xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu thuộc các lĩnh vực khác nhau là rất cần thiết. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong thực hiện đề tài.

- Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng nhiều trong đề tài, do phải xây dựng và phân tích cơ sở thông tin, dữ liệu phục vụ việc xác định Bộ Tiêu chí và tính toán Bộ Chỉ số an ninh môi trường. Dự kiến, dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS.

5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện

6. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ  tháng 12/2016 đến tháng 12/2019)

7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện

8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

9. Chủ nhiệm: TS. Tạ Đình Thi

NỘI DUNG KHÁC

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư và kiểm soát, giám sát môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trườ

24-1-2018

1. Mục tiêu: - Đánh giá được thực trạng hệ thống đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hiện hành và thực trạng công tác quản lý, kiểm soát, giám sát môi trường của Việt Nam.Chỉ ra được những tồn tại và giải pháp khắc phục. - Xây dựng được đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, qui trình kỹ thuật đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. - Xây dựng được đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, qui trình kỹ thuật kiểm soát, giám sát môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động. - Hình thành các hướng dẫn kỹ thuật (lập, thẩm định) báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án khai thác khoáng sản (theo loại hình công nghệ và một số khoáng sản đặc thù), dự án sản xuất thép. 2. Nội dung - Đánh giá thực trạng hệ thống ĐTM và thực trạng công tác quản lý kiểm soát, giám sát môi trường của Việt Nam; - Cơ sở khoa học, kinh nghiệm quốc tế về ĐTM - Nghiên cứu đề xuất khung pháp lý về ĐTM - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất các công cụ quản lý môi trường sau ĐTM; xây dựng báo cáo phân tích tác động chính sách RIA; - Nghiên cứu đề xuất quy định về kiểm tra, xác nhận công trình bảo vệ môi trườngtrước khi dự án đi vào vận hành chính thức; xây dựng báo cáo tác động chính sách RIA.; - Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn cụ thể đối với việc kiểm soát, giám sát môi trường cho tất cả các giai đoạn của dự án - Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn ĐTM cho dự án khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên; - Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn ĐTM cho dự án khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò; - Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn ĐTM cho dự án khai thác quặng có chứa phóng xạ; - Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn ĐTM cho dự án sản xuất thép - Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm lập, thẩm định và xây dựng chương trình kiểm soát, giám sát môi trường cho cơ sở sản xuất đang hoạt động 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư và kiểm soát, giám sát môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động. - Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường cho dự án khai thác khoáng sản, sản xuất thép 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập tài liệu; - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu; - Phương pháp phân tích, tổng hợp; - Phương pháp so sánh. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ tháng 11/2017 đến tháng 04/2020) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: TS. Mai Thế Toản

Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất xây dựng mô hình kinh tế xanh cấp xã lưu vực sông Lam

24-1-2018

1. Mục tiêu: -  Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất được các mô hình kinh tế xanh ở lưu vực sông Lam, xây dựng và trình diễn một số mô hình kinh tế xanh đặc thù cấp xã, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh cho các lưu vực sông ở Việt Nam. - Mục tiêu cụ thể: + Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn về các mô hình kinh tế xanh, từ đó lựa chọn tiêu chí để nhận diện, đánh giá các mô hình kinh tế xanh lưu vực sông quy mô cấp xã. + Đánh giá được thực trạng các mô hình phát triển kinh tế - xã hội quy mô cấp xã trên lưu vực sông Lam, từ đó phát hiện những điểm phù hợp và chưa phù hợp của các mô hình đó đối với mô hình kinh tế xanh. + Đề xuất các mô hình kinh tế xanh lưu vực sông Lam, lựa chọn xây dựng một số mô hình trình diễn kinh tế xanh đặc thù quy mô cấp xã thuộc lưu vực sông Lam. + Đề xuất các giải pháp phát triển, nhân rộng mô hình kinh tế xanh ở các lưu vực sông của Việt Nam. 2. Nội dung - Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về các mô hình kinh tế xanh, lựa chọn tiêu chí để nhận diện và đánh giá mô hình kinh tế xanh lưu vực sông quy mô cấp xã. - Điều tra, khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đồ chuyên đề phục vụ nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất mô hình kinh tế xanh quy mô cấp xã trên lưu vực sông Lam. - Nghiên cứu đề xuất các mô hình kinh tế xanh lưu vực sông Lam. - Xây dựng các mô hình trình diễn kinh tế xanh đặc thù quy mô cấp xã trên lưu vực sông Lam. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển, nhân rộng mô hình kinh tế xanh lưu vực sông của Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động kinh tế xã hội của các chủ thể trên lưu vực sông Lam. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: nghiên cứu trên lưu vực sông Lam trong lãnh thổ Việt Nam. + Phạm vi thời gian: nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kinh tế xanh trong những năm gần đây và đề xuất định hướng phát triển cho tương lai của lưu vực sông Lam. + Phạm vi nội dung: nghiên cứu các đặc trưng về tự nhiên, con người, các điều kiện kinh tế - xã hội trên lưu vực sông Lam để đánh giá hiện trạng, tiềm năng nhằm đề xuất các mô hình kinh tế xanh phù hợp. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp, kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu, bao gồm: Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp; Phương pháp, kỹ thuật thu thập dữ liệu sơ cấp. - Phương pháp, kỹ thuật tổng hợp, phân tích, đánh giá, bao gồm: Phương pháp phân tích tại bàn; Phương pháp kế thừa và phát triển; Phương pháp, kỹ thuật phân tích thống kê; Phương pháp, kỹ thuật phân tích chính sách; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích khung sinh kế bền vững; Phương pháp, kỹ thuật phân tích kinh tế lượng; Phương pháp nghiên cứu đánh giá tổng hợp DPSIR Phương pháp bản đồ, viễn thám và sử dụng hệ thống thông tin địa lý; Phương pháp, kỹ thuật phân tích đánh đổi; Phương pháp phân tích chuỗi giá trị; Kỹ thuạt phân tích SWOT; Phương pháp, kỹ thuạt của khuyến nông – lâm – ngư và khuyến công; Một số kỹ thuật sử dụng trong trình diễn mô hình kinh tế xanh cấp xã lưu vwucj sông (kỹ thuật chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp; kỹ thuật ươm tạo, chăm sóc và nhân giống các loại cây trồng bản địa, cây dược liệu, các loài cá, kỹ thuật sử dụng, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị năng lượng tái tạo, thiết bị tiết kiệm năng lượng…..) 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ  tháng  09/2017 đến tháng 08/2020) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: TS. Lại Văn Mạnh

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xác lập phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống hạch toán tái khoản quốc gia mới ở Việt Nam

24-1-2018

1. Mục tiêu: - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trỉ của tài nguyên và môi trường vào trong hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia; - Lựa chọn được các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam; - Thử nghiệm áp dụng hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới vào công tác hoạch định và điều hành chính sách quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam. 2. Nội dung - Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về lượng giá các giá trị của tài nguyên và môi trường; - Nghiên cứu cơ lý luận, kinh nghiệm quốc tế về hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) và hệ thống tài khoản quốc gia mới – tichshowpj kinh tế môi trường (SEEA); - Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về thực hiện kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia mới – tích hợp kinh tế với môi trường; - Điều tra, đánh giá thực trạng và khả năng thực hiện các phương pháp lượng giá và kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia mới – tích hợp kinh tế với môi trường ở Việt Nam; - Tổng hợp xây dựng báo cáo cơ sở khoa học về các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam; - Xác lập phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia mới – tích hợp kinh tế với môi trường ở Việt Nam; - Nghiên cứu áp dụng hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới vào công tác hoạch định và điều hành chính sách quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam; - Thử nghiệm các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia mới ở Việt Nam; - Biên tập tài liệu hướng dẫn và báo cáo của đề tài về lượng giá và kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường trong hệ thống tài khoản quốc gia mới ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài được lựa chọn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ TN&MT, gồm 3 loại tài nguyên là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và 2 loại môi trường được xem xét là ô nhiễm môi trường và dịch vụ hệ sinh thái. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Việc nghiên cứu đánh giá cơ sở khoa học cho việc thực hiện các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường được thực hiện trên cơ sở lý thuyết, đánh giá thực trạng và khả năng thực hiện các phương pháp lượng giá và kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia mới – tích hợp kinh tế với môi trường ở Việt Nam. Trong đó, đề tài lựa chọn 16 tỉnh/thành phố đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội, các dạng TN&MT, khả năng tiếp cận thông tin, quản lý để tiến hành nghiên cứu đánh giá hiện trạng thông tin, dữ liệu; năng lực của cán bộ để thực hiện lượng giá, kết chuyển. + Phạm vi thời gian: các nghiên cứu rà soát, các tài liệu hướng dẫn về hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường, dữ liệu trong hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia trong những năm gần đây. + Phạm vi nội dung: đề tài tập trung vào các nhóm nội dung chính là: (1) nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về kết chuyển các giá trị của TN&MT vào trong hệ thống tài khoản quốc gia mới – tích hợp kinh tế với môi trường (SEEA); (2) xác lập phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của TN&MT phù hợp với đặc trưng quản lý ở Việt Nam; (3) thử nghiệm áp dụng hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới vào công tác hoạch định và điều hành chính sách quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập dữ liệu: + Thu thập dữ liệu thứ cấp. + Thu thập dữ liệu sơ cấp. - Phương pháp xử lý dữ liệu: dựa trên các phần mềm hỗ trợ như Excel, Spss, Eview, Arcgis. - Phương pháp phân tích số liệu, bao gồm: phương pháp thống kê; phương pháp phân tích logic hệ thống; phương pháp hạch toán chữ T; phương pháp phân tích chính sách; phương pháp chuyên gia; phương pháp toán kinh tế; phương pháp điều tra, viễn thám, phân tích bản đồ và mô hình GIS; phương pháp phân tích SWOT; phương pháp kế thừa, chọn lọc; phương pháp lấy mẫu.. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ  tháng 12/2016 đến tháng 12/2019) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh

Nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình

13-11-2020

1. Mục tiêu: - Mục tiêu tổng quát: Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn, xây dựng mô hình trình diễn và đề xuất được các giải pháp phát triển mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình. - Mục tiêu cụ thể: + Xác lập được luận cứ khoa học để xây dựng và phát triển mô hình kinh tế xanh tại một số làng nghề khu vực hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình. + Xây dựng được 02 mô hình kinh tế xanh góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các làng nghề. + Đề xuất được giải pháp nhân rộng và phát triển mô hình kinh tế xanh ở các làng nghề khu vực hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình. 2. Nội dung + Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về các mô hình kinh tế xanh, các tiêu chí xây dựng mô hình kinh tế xanh tại làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông + Điều tra, khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên đề phục vụ nghiên cứu + Nghiên cứu đề xuất mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình + Xây dựng hai mô hình trình diễn kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình + Đề xuất các giải pháp nhân rộng và phát triển mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: các làng nghề tại hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: nghiên cứu trên vùng hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình (06 tỉnh lựa chọn: Hải Dương; Hưng Yên; Hải Phòng; Thái Bình; Nam Định; Ninh Bình). + Phạm vi nội dung: nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề, cơ sở khoa học xây dựng mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề ở hạ lưu lưu vực sông và các giải pháp nhân rộng. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp, kỹ thuật tổng hợp, phân tích, đánh giá: + Phương pháp phân tích, tổng quan tài liệu + Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát thực địa + Nhóm phương pháp điều tra kinh tế-xã hội: Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ gia đình;  Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (Participatory Research); Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA (Participatory Rural Appraisal); Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc; Phương pháp tham vấn cộng đồng trong xây dựng mô hình kinh tế xanh; + Nhóm phương pháp xây dựng bộ tiêu chí kinh tế xanh làng nghề: Phương pháp phân tích khung hệ thống DPSIR; Đánh giá trọng số cho các tiêu chí và chỉ thị được lựa chọn bằng phương pháp/kỹ thuật phân tích AHP; Phương pháp phân tích SWOT. + Phương pháp phân tích thống kê và dự báo phát triển kinh tế-xã hội. + Phương pháp, kỹ thuật phân tích kinh tế lượng. + Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ  tháng  06/2019 đến tháng 12/2020) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: TS. Đặng Trung Tú

Thu thập, cập nhật, tổng hợp và quản lý cơ sở dữ liệu về chính sách tài nguyên và môi trường phục vụ công tác nghiên cứu của Viện

2-12-2021

Thu thập, cập nhật, tổng hợp và quản lý cơ sở dữ liệu về chính sách tài nguyên và môi trường, cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động nghiên cứu chính sách quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản, nước, bảo vệ môi trường...; các vấn đề quản lý liên ngành, công cụ quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường…

Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất xây dựng và áp dụng chỉ số đánh giá hoạt động giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

2-12-2021

Xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn về xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK; Đề xuất khung bộ chỉ số đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện Việt Nam làm công cụ đánh giá, giám sát tiến trình thực hiện mục tiêu giảm phát thải KNK phục vụ công tác quản lý nhà nước về phát thải KNK; - Đề xuất chỉ số đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK cho Việt Nam.

Nghiên cứu, phát hiện các vấn đề bất cập của chiến lược, chính sách đến năm 2017 trong lĩnh vực biến đổi khí hậu

2-12-2021

Cung cấp những phát hiện các vấn đề hạn chế, bất cập của chiến lược, chính sách đến năm 2017 trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Rà soát, đánh giá việc thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2020 phục vụ quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu

2-12-2021

Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2019; Cập nhật thông tin về Hội nghị lần thứ 24 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 24).

Nghiên cứu, cập nhật sáng kiến, cơ chế và chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới, định hướng cho nghiên cứu tiếp theo

12-1-2022

Cập nhật, phân tích các sáng kiến, cơ chế và chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới, đề xuất nghiên cứu áp dụng ở Việt Nam; Cung cấp thông tin về sáng kiến, cơ chế và chính sách mới về ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới mà Việt Nam có thể xem xét, áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả về ứng phó với BĐKH.

Nghiên cứu, phát hiện các vấn đề bất cập của chiến lược, chính sách đến năm 2017 trong lĩnh vực khoáng sản và tài nguyên nước

12-1-2022

Rà soát, phát hiện các tồn tại, bất cập của chiến lược, chính sách đến năm 2017 trong lĩnh vực khoáng sản và tài nguyên nước; Đề xuất khuyến nghị về hoàn thiện chiến lược, chính sách trong lĩnh vực khoáng sản và tài nguyên nước.

Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam

12-1-2022

Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn về các TTHC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai; Đề xuất các giải pháp cải cách TTHC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý và sử dụng đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý đất đai theo hướng hiện đại hóa trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người dân nơi có khoáng sản khai thác đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững

12-1-2022

Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển bền vững khoáng sản; bảo vệ quyền lợi người dân nơi có hoạt động khoáng sản; cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người dân nơi có khoáng sản khai thác đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững; Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người dân nơi có khoáng sản khai thác đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.