HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình

Ngày đăng: 13 | 11 | 2020

1. Mục tiêu: - Mục tiêu tổng quát: Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn, xây dựng mô hình trình diễn và đề xuất được các giải pháp phát triển mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình. - Mục tiêu cụ thể: + Xác lập được luận cứ khoa học để xây dựng và phát triển mô hình kinh tế xanh tại một số làng nghề khu vực hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình. + Xây dựng được 02 mô hình kinh tế xanh góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các làng nghề. + Đề xuất được giải pháp nhân rộng và phát triển mô hình kinh tế xanh ở các làng nghề khu vực hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình. 2. Nội dung + Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về các mô hình kinh tế xanh, các tiêu chí xây dựng mô hình kinh tế xanh tại làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông + Điều tra, khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên đề phục vụ nghiên cứu + Nghiên cứu đề xuất mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình + Xây dựng hai mô hình trình diễn kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình + Đề xuất các giải pháp nhân rộng và phát triển mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: các làng nghề tại hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: nghiên cứu trên vùng hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình (06 tỉnh lựa chọn: Hải Dương; Hưng Yên; Hải Phòng; Thái Bình; Nam Định; Ninh Bình). + Phạm vi nội dung: nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề, cơ sở khoa học xây dựng mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề ở hạ lưu lưu vực sông và các giải pháp nhân rộng. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp, kỹ thuật tổng hợp, phân tích, đánh giá: + Phương pháp phân tích, tổng quan tài liệu + Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát thực địa + Nhóm phương pháp điều tra kinh tế-xã hội: Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ gia đình;  Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (Participatory Research); Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA (Participatory Rural Appraisal); Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc; Phương pháp tham vấn cộng đồng trong xây dựng mô hình kinh tế xanh; + Nhóm phương pháp xây dựng bộ tiêu chí kinh tế xanh làng nghề: Phương pháp phân tích khung hệ thống DPSIR; Đánh giá trọng số cho các tiêu chí và chỉ thị được lựa chọn bằng phương pháp/kỹ thuật phân tích AHP; Phương pháp phân tích SWOT. + Phương pháp phân tích thống kê và dự báo phát triển kinh tế-xã hội. + Phương pháp, kỹ thuật phân tích kinh tế lượng. + Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ  tháng  06/2019 đến tháng 12/2020) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: TS. Đặng Trung Tú

1. Mục tiêu:

- Mục tiêu tổng quát: Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn, xây dựng mô hình trình diễn và đề xuất được các giải pháp phát triển mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Xác lập được luận cứ khoa học để xây dựng và phát triển mô hình kinh tế xanh tại một số làng nghề khu vực hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình.

+ Xây dựng được 02 mô hình kinh tế xanh góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các làng nghề.

+ Đề xuất được giải pháp nhân rộng và phát triển mô hình kinh tế xanh ở các làng nghề khu vực hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình.

2. Nội dung

+ Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về các mô hình kinh tế xanh, các tiêu chí xây dựng mô hình kinh tế xanh tại làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông

+ Điều tra, khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên đề phục vụ nghiên cứu

+ Nghiên cứu đề xuất mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình

+ Xây dựng hai mô hình trình diễn kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình

+ Đề xuất các giải pháp nhân rộng và phát triển mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: các làng nghề tại hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: nghiên cứu trên vùng hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình (06 tỉnh lựa chọn: Hải Dương; Hưng Yên; Hải Phòng; Thái Bình; Nam Định; Ninh Bình).

+ Phạm vi nội dung: nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề, cơ sở khoa học xây dựng mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề ở hạ lưu lưu vực sông và các giải pháp nhân rộng.

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp, kỹ thuật tổng hợp, phân tích, đánh giá:

+ Phương pháp phân tích, tổng quan tài liệu

+ Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

+ Nhóm phương pháp điều tra kinh tế-xã hội: Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ gia đình;  Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (Participatory Research); Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA (Participatory Rural Appraisal); Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc; Phương pháp tham vấn cộng đồng trong xây dựng mô hình kinh tế xanh;

+ Nhóm phương pháp xây dựng bộ tiêu chí kinh tế xanh làng nghề: Phương pháp phân tích khung hệ thống DPSIR; Đánh giá trọng số cho các tiêu chí và chỉ thị được lựa chọn bằng phương pháp/kỹ thuật phân tích AHP; Phương pháp phân tích SWOT.

+ Phương pháp phân tích thống kê và dự báo phát triển kinh tế-xã hội.

+ Phương pháp, kỹ thuật phân tích kinh tế lượng.

+ Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS.

5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện

6. Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ  tháng  06/2019 đến tháng 12/2020)

7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện

8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

9. Chủ nhiệm: TS. Đặng Trung Tú

NỘI DUNG KHÁC

Thu thập, cập nhật, tổng hợp và quản lý cơ sở dữ liệu về chính sách tài nguyên và môi trường phục vụ công tác nghiên cứu của Viện

2-12-2021

Thu thập, cập nhật, tổng hợp và quản lý cơ sở dữ liệu về chính sách tài nguyên và môi trường, cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động nghiên cứu chính sách quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản, nước, bảo vệ môi trường...; các vấn đề quản lý liên ngành, công cụ quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường…

Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất xây dựng và áp dụng chỉ số đánh giá hoạt động giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

2-12-2021

Xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn về xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK; Đề xuất khung bộ chỉ số đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện Việt Nam làm công cụ đánh giá, giám sát tiến trình thực hiện mục tiêu giảm phát thải KNK phục vụ công tác quản lý nhà nước về phát thải KNK; - Đề xuất chỉ số đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK cho Việt Nam.

Nghiên cứu, phát hiện các vấn đề bất cập của chiến lược, chính sách đến năm 2017 trong lĩnh vực biến đổi khí hậu

2-12-2021

Cung cấp những phát hiện các vấn đề hạn chế, bất cập của chiến lược, chính sách đến năm 2017 trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Rà soát, đánh giá việc thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2020 phục vụ quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu

2-12-2021

Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2019; Cập nhật thông tin về Hội nghị lần thứ 24 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 24).

Nghiên cứu, cập nhật sáng kiến, cơ chế và chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới, định hướng cho nghiên cứu tiếp theo

12-1-2022

Cập nhật, phân tích các sáng kiến, cơ chế và chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới, đề xuất nghiên cứu áp dụng ở Việt Nam; Cung cấp thông tin về sáng kiến, cơ chế và chính sách mới về ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới mà Việt Nam có thể xem xét, áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả về ứng phó với BĐKH.

Nghiên cứu, phát hiện các vấn đề bất cập của chiến lược, chính sách đến năm 2017 trong lĩnh vực khoáng sản và tài nguyên nước

12-1-2022

Rà soát, phát hiện các tồn tại, bất cập của chiến lược, chính sách đến năm 2017 trong lĩnh vực khoáng sản và tài nguyên nước; Đề xuất khuyến nghị về hoàn thiện chiến lược, chính sách trong lĩnh vực khoáng sản và tài nguyên nước.

Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam

12-1-2022

Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn về các TTHC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai; Đề xuất các giải pháp cải cách TTHC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý và sử dụng đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý đất đai theo hướng hiện đại hóa trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người dân nơi có khoáng sản khai thác đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững

12-1-2022

Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển bền vững khoáng sản; bảo vệ quyền lợi người dân nơi có hoạt động khoáng sản; cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người dân nơi có khoáng sản khai thác đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững; Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người dân nơi có khoáng sản khai thác đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất hoàn thiện một số chính sách giải quyết các vướng mắc, bất cập trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ

12-1-2022

Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một số chính sách giải quyết các vướng mắc, bất cập trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ.

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và khả năng ứng dụng công nghệ địa không gian (Geospatial Technologies - GeoTech) trong quản lý đất đai tại Việt Nam

12-1-2022

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới đã và đang ứng dụng hiệu quả công nghệ địa không gian trong quản lý đất đai; Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ này trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai tại Việt Nam.

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn của Việt Nam trong vận dụng cách tiếp cận dựa vào thị trường (MBA) trong ứng phó với biến đổi khí hậu

12-1-2022

Hệ thống hóa được các kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam về việc vận dụng cách tiếp cận dựa vào thị trường trong ứng phó với biến đổi khí hậu; Đề xuất các định hướng cho việc vận dụng cách tiếp cận dựa vào thị trường trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Cơ sở khoa học áp dụng công cụ kinh tế lượng trong phân tích đánh giá các vấn đề kinh tế môi trường

12-1-2022

Hệ thống hóa cơ sở lý luận, lược khảo kinh nghiệm trong và ngoài nước áp dụng công cụ kinh tế lượng trong phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế môi trường; làm cơ sở tham chiếu, hướng dẫn các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách áp dụng công cụ này trong đánh giá các chính sách về kinh tế môi trường ở Việt Nam