TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách và giải pháp phát triển các hình thức liên kết dọc trong một số ngành hàng nông sản chủ yếu (ngành chè)

Ngày đăng: 02 | 01 | 2007

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm của nước trên thế giới; phân tích hình thức, cơ chế liên kết dọc của một số mô hình liên kết trong ngành hàng chè; đề xuất một số hình thức liên kết dọc theo ngành hàng chè, cơ chế, chính sách phù hợp, giải pháp khả thi thúc đẩy sự phát triển.

Cùng trong tuần lễ hội thảo nghiệm thu cấp Viện các đề tài, dự án thuộc Viện năm 2006, chiều ngày 27 tháng 12, tại Hội trường Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, tiến sỹ Dương Ngọc Thí, phó Viện trưởng, đã trình bày đề tài “Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách và giải pháp phát triển các hình thức liên kết dọc trong một số ngành hàng nông sản chủ yếu (ngành chè)”

Đề tài được thực hiện tại các địa phương Sơn La, Phú Thọ, Lâm Đồng. Các mô hình liên kết dọc phổ biến trong ngành hàng chè hiện nay là mô hình hai tác nhân chủ yếu Công ty mẹ - Công ty con; mô hình liên kết các tác nhân sản xuất, chế biến và phân phối chè có xuất xứ địa lý; mô hình liên kết sản xuất và chế biến chè đen; mô hình Trà Hương Bảo Lộc; mô hình chè xanh Thái Nguyên. Tuy nhiên các mô hình này còn tồn tại nhiều bất cập như sản phẩm không có những biến đổi đặc biệt, đầu ra sản phẩm bấp bênh, thiếu ổn định, giá cả thấp, chất lượng vùng chè nguyên liệu không được chăm lo, năng suất kém, chất lượng thấp, không an toàn vệ sinh thực phẩm và ảnh hưởng môi trường.

Từ đó, tác giả đã đưa ra một số gợi ý đề xuất lựa chọn hình thức liên kết, cơ chế, chính sách. Phân tích ngành hàng, chuỗi giá trị không chỉ tập trung vào khâu sản xuất, chế biến mà nhất thiết phải mở rộng mối quan tâm đến nhu cầu thị trường và thiết kế sản phẩm mới. Nên kết hợp khai thác lợi thế tự nhiên và áp dụng công nghệ sinh học vào quy trình sản xuất, chế biến. Định hướng hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu. Có thể sử dụng hình thức liên kết theo hợp đồng hoặc hợp nhất. Cho dù áp dụng hình thức liên kết nào thì cũng nên có một tác nhân chủ đạo.

Đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm chuyên biệt, nhất thiết phải gắn chế biến công nghiệp với xây dựng vùng nguyên liệu, vùng sản xuất tập trung an toàn thực phẩm, dịch bệnh.

Sau khi ông Dương Ngọc Thí kết thúc bài báo cáo của mình, các đại biểu đã đưa ra những ý kiến đóng góp cho nghiên cứu như nên giới hạn lại phạm vi nghiên cứu để phân tích rõ hơn. Cần có giải pháp liên kết làm sao để tất cả các bên cùng có lợi, tạo nên một tổng thể vững mạnh.

Trần Lan Phương

NỘI DUNG KHÁC

Công điện số 40 về cúm gia cầm tái phát

29-12-2006

Ngày 19 tháng 12 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đã có Công điện số 40 BNN/CĐ gửi Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ, ngành trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm về việc gấp rút triển khai các biện pháp đồng bộ phòng bệnh cúm gia cầm tái phát

Nghiên cứu ảnh hưởng biến động giá cả đến hiệu quả, thu nhập của một số nhóm hộ nông dân ở vùng ĐBSH và ĐBSCL.

28-12-2006

Sáng 27/12, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã tổ chức buổi hội thảo, nghiệm thu đề tài cấp Viện năm 2006 tại Hội trường Viện, với sự trình bày của ông Lê Đức Thịnh, phó trưởng bộ môn Hệ thống nông nghiệp,về đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng biến động giá cả đến hiệu quả, thu nhập của một số nhóm hộ nông dân ở vùng ĐBSH và ĐBSCL”.

Nâng cao chất lượng và an toàn sản phẩm nông nghiệp

22-12-2006

Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thảo luận với Ngân hàng phát triển châu Á về khả năng hợp tác trong lĩnh vực xây dựng chính sách nâng cao chất lượng và an toàn sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.

Thương mại nông sản Việt Nam trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN-ÚC-NIUDILÂN

20-12-2006

Tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đối tác mới nổi của Úc như Trung Quốc, ASEAN, Ấn Độ và Hoa Kỳ đang hứa hẹn tiềm năng mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản của Úc.

Làm thế nào để có thể phát triển các DN trong nông nghiệp, nông thôn

19-12-2006

Nhằm mục đích phải trả lời câu hỏi làm thế nào để có thể phát triển các DN trong nông nghiệp, nông thôn. Nhóm nghiên cứu của Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn soạn thảo tài liệu này nhằm mục đích lấy kiến tham gia của các chuyên cho từng đề mục, từng nhóm vấn đề liên quan đến sự phát triển cử các DN trong NN, NT.

Một vài góp ý về tác động của WTO

18-12-2006

Sau khi đọc những nội dung chính của diễn đàn tôi có một vài suy nghĩ như sau: - Nhiều người cho rằng ngành nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí còn suy sụp, tuy nhiên tôi lại có quan điểm khác.

Tọa đàm về chính sách lâm nghiệp

18-12-2006

Một cuộc toạ đàm về chính sách lâm nghiệp đã được tổ chức chiều ngày 15 tháng 12 năm 2006 tại Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường.

Những vấn đề về chỉ số GDP của Việt Nam

18-12-2006

Khi làm việc với ngành kế hoạch đầu tư gần đây, Thủ tướng cũng nói hai ý: một là chất lượng tăng trưởng chưa cao, hai là mức độ tăng trưởng còn dưới mức tiềm năng. Tại sao?

Thông Báo: Ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội thảo “Bảo tồn và phát triển làng nghề”

15-12-2006

Để đẩy nhanh phát triển ngành nghề nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, cần tập trung triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển các làng nghề.