TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội nghị Các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học lần thứ 10

Ngày đăng: 08 | 11 | 2010

Hội nghị Các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học lần thứ 10 (COP10) đã diễn ra trong các ngày 18-29 tháng 10 năm 2010 tại thành phố Nagoya, miền Trung Nhật Bản với sự tham gia của khoảng 15.000 đại biểu đến từ 193 quốc gia thành viên và các tổ chức quốc tế trên toàn cầu. Ths. Huỳnh Thị Mai - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường là đại biểu thuộc đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị này.

Công ước Đa dạng sinh học là một trong 3 công ước Rio được ký tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển, tổ chức tại Rio de Janeiro, Braxin năm 1992. Từ khi có hiệu lực (tháng 12 năm 1993) đến thời điểm hiện tại, Công ước Đa dạng sinh học là công cụ quốc tế chính được dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học. Công ước bao hàm cách tiếp cận độc đáo và tổng thể về bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và chia sẻ công bằng và bình đẳng các lợi ích từ việc sử dụng tài nguyên di truyền. Đến nay đã có 193 nước tham gia Công ước. Việt Nam phê chuẩn Công ước vào ngày 16 tháng 11 năm 1994.

Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự COP10 bao gồm 10 thành viên, đại diện từ các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo.

Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản, ông Ryu Matsumoto, kiêm Chủ tịch COP10 đã khai mạc COP10 vào ngày 18/10.

Mục tiêu của COP10 là hoàn tất đàm phán về Kế hoạch Chiến lược mới về đa dạng sinh học trong 10 năm tới và tầm nhìn đa dạng sinh học đến năm 2050; Cơ chế quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

Hàng loạt vấn đề như tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, đa dạng sinh học các vùng nước nội địa, đa dạng sinh học biển, đảo và ven biển, đa dạng sinh học vùng núi, đa dạng sinh học rừng, các khu bảo tồn, đa dạng sinh học nông nghiệp, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, tài chính và các công cụ kinh tế, mục tiêu đa dạng sinh học 2010, truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức, chuyển giao công nghệ và hợp tác, tiếp cận hệ sinh thái, các loài ngoại lai xâm hại, v.v… đã được thảo luận tại Hội nghị lần này.

Song song với 2 Nhóm thảo luận các vấn đề trên, 320 sự kiện bên lề đã được tổ chức từ ngày 18-29/10 nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về các vần đề liên quan đến đa dạng sinh học giữa các khu vực khác nhau và với các đối tác khác nhau. Trong các ngày 27-29 tháng 10 đã diễn ra phiên họp của các nhà Lãnh đạo cao cấp của các nước thành viên tham gia Công ước

Đoàn đại biểu Việt Nam đã tham gia tích cực vào sự kiện bên lề Đầu tư vào đa dạng sinh học và triển vọng kinh tế do ADB và WWF tổ chức. Tại đây, Ths. Huỳnh Thị Mai, đại diện Việt Nam đã có bài trình bày chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về quá trình xây dựng và thực hiện “Chương trình môi trường trọng điểm và Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS-CEP-BCI)” thông qua chủ đề “Chuyển thách thức thành những cơ hội thực hiện GMS-CEP-BCI”. Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm theo dõi của hơn 60 đại biểu đến từ các châu lục trên thế giới.

Bà Huỳnh Thị Mai tại sự kiện Đầu tư vào đa dạng sinh học và triển vọng kinh tế

Đoàn đại biểu Việt Nam cũng tham gia sự kiện “Hợp tác để phát triển bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” và tiệc chiêu đãi các nhà lãnh đạo cấp cao và cán bộ của 17 quốc gia trong khu vực cùng 4 sáng kiến môi trường trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Phát biểu tại sự kiện, các Bộ trưởng Môi trường và Nông nghiệp Thái Lan, Bhutan và Nêpan đã kêu gọi các nước trong khu vực hợp tác chặt chẽ bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; nỗ lực tìm các giải pháp tốt nhất để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế.

Sau 2 tuần làm việc, Hội nghị đã đạt được 47 quyết định, trong đó có một số quyết định quan trọng: Nghị định thư Nagoya về Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích thu được từ việc sử dụng chúng; Kế hoạch Chiến lược về đa dạng sinh học 2011-2020; Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu; Chính sách khoa học liên quốc gia về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái; Viễn cảnh đa dạng sinh học toàn cầu và Thập kỷ của LHQ về đa dạng sinh học. Ngoài ra, Hội nghị cũng thông qua nhiều tuyên bố và một số kết quả khác cũng đã đạt được tại các sự kiện bên lề.

Hội nghị Các bên tham gia (COP) Công ước Đa dạng sinh học được tổ chức 2 năm 1 lần. Theo dự kiến, Hội nghị COP11 sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm 2012 tại Ấn Độ.


Ban Quản lý Tài nguyên và Đa dạng sinh học

NỘI DUNG KHÁC

Họp khu vực bầu cử của Quỹ Môi trường toàn cầu

8-11-2010

Trong các ngày 04-05 tháng 11 năm 2010, cuộc họp khu vực bầu cử của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) gồm 08 nước: Mông Cổ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Bắc Triều Tiên, Myanmar đã được tổ chức tại Siem Reap, Campuchia. Đại diện GEF Việt Nam, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tham dự cuộc họp này.

Hội thảo Nền kinh tế carbon thấp ở Việt Nam hướng tới năm 2020

17-11-2010

Trong 2 ngày 15-16 tháng 11 năm 2010, Hội thảo Nền kinh tế carbon thấp ở Việt Nam hướng tới năm 2020 đã diễn ra tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dưới sự phối hợp tổ chức của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) và Hội đồng Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (USVTC). PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh, Phó Viện trưởng và một số cán bộ nghiên cứu thuộc Viện đã tham dự Hội thảo.

Tiếp đoàn chuyên gia thuộc Cơ quan Môi trường – Bộ Môi trường Hàn Quốc tại Việt Nam

18-11-2010

Ngày 18 tháng 11 năm 2010, tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, TS. Nguyễn Văn Tài – Viện trưởng, PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh – Phó Viện trưởng và đại diện một số phòng, ban thuộc Viện đã tiếp đoàn chuyên gia từ Cơ quan Môi trường – Bộ Môi trường Hàn Quốc do ông Jung Gun-Young, trưởng Đại diện tại Việt Nam dẫn đầu.

Làm việc với chuyên gia Quỹ Hanns Seidel

24-11-2010

Thứ Tư ngày 24 tháng 11 năm 2010, TS. Nguyễn Văn Tài – Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường đã có buổi làm việc với các chuyên gia của Quỹ Hanns Seidel. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện của Phòng Hợp tác quốc tế, Ban Môi trường và Phát triển Bền vững và Ban Thể chế và Nguồn lực.

Hội thảo tham vấn Xác định phạm vi nghiên cứu của CEP-BCI về nông nghiệp và biến đổi khí hậu

25-11-2010

Ngày 25 tháng 11 năm 2010, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) phối hợp với Trung tâm Hoạt động môi trường (EOC) tổ chức hội thảo tham vấn Xác định phạm vi nghiên cứu của CEP-BCI về nông nghiệp và biến đổi khí hậu, trong khuôn khổ Chương trình Môi trường trọng điểm và Sáng kiến Hành lang Đa dạng sinh học (CEP - BCI).

Hội thảo chuyên gia về đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen ở Việt Nam

27-11-2010

Sáng ngày 27 tháng 11 năm 2010, tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã diễn ra hội thảo chuyên gia góp ý đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen ở Việt Nam. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh - Phó Viện trưởng chủ trì hội thảo.

Cuộc họp bán thường niên Nhóm công tác về môi trường (WGE) lần thứ 5 tại thành phố Hồ Chí Minh

1-12-2010

Trong khuôn khổ hoạt động của Nhóm công tác về môi trường (WGE) của các nước Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS), từ ngày 29 đến 30 tháng 11 năm 2010, Trung tâm Hoạt động môi trường (EOC) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Cuộc họp bán thường niên WGE lần thứ 5 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo quốc gia về Chiến lược phát triển ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011-2020

1-12-2010

Ngày 01 tháng 12 năm 2010, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo quốc gia về Chiến lược phát triển ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011-2020. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chủ trì hội thảo.

Các nước khu vực Tiểu vùng Sông Mê Kông họp đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm về đánh giá hoạt động môi trường và thảo luận về kế hoạch hoạt động năm 2011

10-12-2010

Từ ngày 06 đến ngày 09 tháng 12 năm 2010, đại diện các nước Tiểu vùng Sông Mê Kông - GMS (Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và 02 tỉnh: Quangxi và Yunan của Trung Quốc) đã nhóm họp tại thành phố Kunming, tỉnh Yunan, Trung Quốc để đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện dự án Đánh giá hoạt động môi trường (EPA) và thảo luận về ý tưởng dự án mới cho giai đoạn tiếp theo. Đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tham dự cuộc họp này.

Đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất mô hình, quy trình lượng giá kinh tế thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra phù hợp với điều kiện Việt Nam được bảo vệ thành công ở cấp cơ sở

16-12-2010

Ngày 16 tháng 12 năm 2010, tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã diễn ra buổi bảo vệ cấp cơ sở của đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất mô hình, quy trình lượng giá kinh tế thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra phù hợp với điều kiện Việt Nam. TS. Nguyễn Văn Tài - Viện trưởng là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài.

Văn phòng Viện tổ chức lễ tổng kết hoạt động năm 2010

16-12-2010

Mở đầu chuỗi sự kiện tổng kết hoạt động của năm, chiều ngày 16 tháng 12 năm 2010, Văn phòng đã tổ chức họp tổng kết hoạt động năm 2010 và định hướng hoạt động năm 2011. Viện trưởng Nguyễn Văn Tài, Phó Viện trưởng Nguyễn Thế Chinh đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Báo cáo Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển về các đề tài nghiên cứu phục vụ sửa đổi Luật Đất đai năm 2003

16-12-2010

Vừa qua, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã báo cáo Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển về nội dung và tiến độ thực hiện các đề tài phục vụ sửa đổi Luật Đất đai năm 2003. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện Tổng cục Quản lý đất đai và các đơn vị trực thuộc, cùng đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.