TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu, đề xuất chính sách thực hiện quyền bề mặt trong quản lý nhà nước về đất đai” của ThS Phạm Thị Minh Thủy

Ngày đăng: 30 | 08 | 2022

Ngày 29/8/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu, đề xuất chính sách thực hiện quyền bề mặt trong quản lý nhà nước về đất đai” do ThS Phạm Thị Minh Thủy (Ban Đất Đai) làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thanh Dung làm Chủ tịch Hội đồng và những kết quả nghiên cứu đều được các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao.

Đề tài xây dựng với mục tiêu cung cấp cơ sở pháp lý về chế định quyền bề mặt, cơ sở khoa học về các chính sách thực hiện quyền bề mặt và đề xuất chính sách thực hiện quyền bề mặt trong quản lý nhà nước về đất đai. Quyền bề mặt không phải là vấn đề mới ở Việt Nam, bởi lẽ các biểu hiện, nội hàm của quyền bề mặt đã từng quy định trong pháp luật dân sự thời kỳ Pháp thuộc. Sau khi thống nhất đất nước, non sông thu về một mối, cả nước bắt tay vào kiến thiết xây dựng đất nước XHCN, kinh tế tập thể được đề cao, đất đai được quy định thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Thuật ngữ “Quyền bề mặt” xuất hiện trong Bộ luật Dân sự năm 2015 với tư cách là một chế định riêng với cái tên chưa từng được ghi nhận trong các bộ luật dân sự trước đây. Sau khi quyền bề mặt được ghi nhận là một chế định pháp luật trong Bộ luật Dân sự năm 2015, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu làm rõ các vấn đề về nguồn gốc, khái niệm và các quy định về quyền bề mặt trong Bộ luật dân sự năm 2015.

IMG 8333

Việc quy định quyền bề mặt giúp giải bài toán khó về hoạt động thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, thay vì phải thu hồi quyền sử dụng đất của người dân, thì trong một số dự án, chủ đầu tư có thể thuê quyền bề mặt của người dân trong một thời hạn nhất định trong khi quyền sử dụng đất vẫn là của người dân, quyền sở hữu đối với các công trình xây dựng thuộc về chủ đầu tư, như vậy các bên đều đạt được mục đích và nhà nước không phải tiến hành thủ tục thu hồi, bồi thường, tái định cư phức tạp như hiện nay. Trên thế giới, thuật ngữ quyền bề mặt đã ra đời từ khá sớm và được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận đến ngày nay. Việc các quy định quyền bề mặt trong hệ thống pháp luật xuất hiện từ khá sớm thể hiện rằng pháp luật các nước đã kịp thời luật hoá được các nhu cầu đa dạng phát sinh trên thực tiễn về khai thác, sử dụng đất đai cho các mục đích phát triển, cho thấy vai trò quan trọng trong quản lý đất đai của Nhà nước, góp phần đẩy mạnh các giao dịch về đất đai, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.

Mặc dù chế định về quyền bề mặt đã được pháp luật Việt Nam công nhận, nhưng cho đến nay số lượng các nghiên cứu trong nước, đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu về quyền bề mặt còn khá hạn chế, một số đề tài, bài viết đề cập nêu trên đã khái quát được những vấn đề mang tính lý luận về vật quyền nói chung và quyền bề mặt nói riêng; phân tích, phát hiện những bất cập trong quy định pháp luật dân sự hiện hành về chế định quyền bề mặt, từ đó đề xuất những kiến nghị sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật liên quan, trong đó tập trung vào Bộ luật Dân sự năm 2015. Các đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung, làm rõ nội dung quyền bề mặt trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và một số pháp luật chuyên ngành có liên quan phần lớn mang tính gợi mở, dựa trên các góc nhìn khác nhau của từng tác giả. Hiện chưa có các nghiên cứu trên quy mô lớn mang tính tổng thể, toàn diện và chuyên sâu về quyền bề mặt, đặc biệt chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu về chế định quyền bề mặt trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách đất đai.

Để đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp và người dân, giảm thiểu chi phí về đất đai cho doanh nghiệp, giảm thiểu các trường hợp phải thu hồi đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất thông qua việc khai thác các khoảng không gian cho các mục đích sử dụng đất khác nhau,… Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để tháo gỡ những vướng mắc về tranh chấp đất đai liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản trên đất giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau cũng như với ngân hàng. Do đó, ngoài quyền sử dụng đất, việc bổ sung thêm quyền bề mặt thông qua các quy định pháp luật cụ thể là rất cần thiết. Phạm vi nghiên cứu đề tài sẽ tập trung làm rõ chính sách quyền bề mặt trong pháp luật đất đai, từ đó đề xuất định hướng điều chỉnh, bổ sung các quy định về quyền bề mặt trong pháp luật đất đai (Luật đất đai, văn bản dưới luật có liên quan).

An Bình

NỘI DUNG KHÁC

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về vấn đề trách nhiệm, quyền hạn, yêu cầu năng lực đối với nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp của ThS. Phạm Ánh Huyền

30-8-2022

Ngày 29/8/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng  pháp luật về bảo vệ môi trường sửa đổi về quy định trách nhiệm, quyền hạn, yêu cầu năng lực của bộ phận kỹ thuật môi trường trong doanh nghiệp” do ThS ThS. Phạm Ánh Huyền (Ban Khoáng sản và Tài nguyên nước) làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thanh Dung làm Chủ tịch Hội đồng và những kết quả nghiên cứu đều được các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao.

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho một số lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam” của TS. Dương Thanh An

30-8-2022

Ngày 30/8/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho một số lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam” do TS. Dương Thanh An làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thanh Dung làm Chủ tịch Hội đồng và những kết quả nghiên cứu đều được các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao.

Chương trình “Tiếp bước em đến trường” tại Hòa Bình

5-9-2022

Hòa chung không khí chào mừng kỷ niệm Quốc khánh 2/9 và chào đón năm học mới, thực hiện chương trình công tác năm 2022, Ban chấp hành Chi đoàn Thanh niên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp cùng các đơn vị cơ sở Đoàn trực thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT): Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và bản đồ Việt Nam; Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường và Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức Chương trình “Tiếp bước em đến trường” năm 2022 tại Trường Tiểu học và THCS Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Hội thảo tham vấn về thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải nhựa của doanh nghiệp

27-9-2022

Trong khuôn khổ thực hiện nghiên cứu về thực trạng công nghệ, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tái chế chất thải nhựa, ngày 23/09/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội thảo tham vấn về thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải nhựa của doanh nghiệp. Phó Viện trưởng – TS. Nguyễn Trung Thắng đã chủ trì Hội thảo. Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham dự của đại diện các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia có liên quan.

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phục vụ thẩm định, đánh giá, công bố công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

27-9-2022

Ngày 26/9/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phục vụ thẩm định, đánh giá, công bố công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt do ThS. Nguyễn Thế Thông làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thanh Dung làm Chủ tịch Hội đồng và những kết quả nghiên cứu đều được các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao.

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí, quy trình đánh giá trình độ và năng lực công nghệ một số dịch vụ công ngành tài nguyên và môi trường

28-9-2022

Ngày 26/9/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí, quy trình đánh giá trình độ và năng lực công nghệ một số dịch vụ công ngành tài nguyên và môi trường do ThS. Vũ Đăng Tiếp làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thế Toản làm Chủ tịch Hội đồng và những kết quả nghiên cứu đều được các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao.

Triển lãm đa phương tiện nhằm thúc đẩy tính bền vững với chủ đề “Cân bằng cho thế giới tốt đẹp hơn” (SX 2022-SUSTAINABILITY EXPO 2022)

28-9-2022

Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Queen Sirikit (QSNCC) rộng trên 40.000 mét vuông, Thái Lan, đã diễn ra triển lãm đa phương tiện nhằm thúc đẩy tính bền vững với chủ đề “Cân bằng cho thế giới tốt đẹp hơn”. Đây là triển lãm về phát triển bền vững lớn nhất ở ASEAN, có sự tham gia từ các tổ chức phát triển bền vững hàng đầu trên khắp thế giới, mang lại sự khám phá các giải pháp tìm kiếm sự cân bằng cho trái đất, cho một thế giới tốt đẹp hơn. Việt Nam đã tham gia sự kiện với gian trưng bày giới thiệu với thế giới các hoạt động mang tính giải pháp của Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam (CE HUB). Triển lãm có Lễ hội Thực phẩm với các đầu bếp hàng đầu, chợ trưng bày các sản phẩm thủ công và Khu dành cho trẻ em... Triển lãm diễn ra trong 07 ngày (26/9 đến 02/10/2022) với hơn 100 diễn giả khách mời từ 50 tổ chức và mạng lưới 200 doanh nghiệp bền vững.

Làm việc với Đoàn công tác của Bộ Môi trường Campuchia

29-9-2022

Ngày 29/09/2022, tại Trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Phó Viện trưởng – TS. Mai Thế Toản cùng Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường thuộc Viện đã tiếp và làm việc với Đoan công tác của Bộ Môi trường Campuchia.

Hội thảo tham vấn về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chí môi trường và xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, trái phiếu xanh

7-10-2022

Ngày 07/10/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo tham vấn về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chí môi trường và xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, trái phiếu xanh. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân đã đến dự và khai mạc Hội thảo. Ngoài ra, Hội thảo có sự góp mặt của đại diện các cơ quan, tổ chức và các chuyên gia, nhà nghiên cứu có liên quan.

Hội thảo khởi động xây dựng văn kiện dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực”

12-10-2022

Ngày 11/10/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội thảo khởi động xây dựng văn kiện dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực”. PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng đã chủ trì Hội thảo. Ngoài ra, Hội thảo có sự tham dự của các đại diện các cơ quan, tổ chức và chuyên gia quan tâm đến Dự án.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức chào mừng cán bộ, nghiên cứu viên nữ nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10

20-10-2022

Hòa chung không khí tưng bừng chào mừng 92 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2022) và 12 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2020 – 20/10/2022), Công đoàn và Đoàn Thanh niên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã phối hợp tổ chức buổi gặp g ỡ và chúc mừng các chị em nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10. Đây là hoạt động thường xuyên đầy ý nghĩa của Viện nhằm tôn vinh và ca ngợi chị em phụ nữ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Dự buổi gặp mặt có Lãnh đạo Viện, đại diện Công đoàn, Đoàn Thanh niên và tất cả chị em phụ nữ thuộc Viện.

Hội nghị Tham vấn Kế hoạch tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.

21-10-2022

Trong khuôn khổ Dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” (LSPP) được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ - USAID, ngày 21/10/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT), Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị Tham vấn Kế hoạch tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030. Phó Viện trưởng – TS. Nguyễn Trung Thắng đã dự và phát biểu tại Hội nghị. Ngoài ra, Hội nghị có sự tham dự của đại diện các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia, nhà khoa học có liên quan.