TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phục vụ thẩm định, đánh giá, công bố công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Ngày đăng: 27 | 09 | 2022

Ngày 26/9/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phục vụ thẩm định, đánh giá, công bố công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt do ThS. Nguyễn Thế Thông làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thanh Dung làm Chủ tịch Hội đồng và những kết quả nghiên cứu đều được các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao.

Đề tài xây dựng với mục tiêu xác lập được cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí phục vụ thẩm định, đánh giá, công bố công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Xây dựng và thử nghiệm thành công bộ tiêu chí phục vụ thẩm định, đánh giá, công bố công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và dự thảo được tài liệu hướng dẫn kỹ thuật triển khai bộ tiêu chí thẩm định, đánh giá, công bố công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Cả nước hiện có 1.322 cơ sở xử lý CTRSH, gồm 381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ và 904 bãi chôn lấp (trong đó chỉ có chưa đến 20% bãi chôn lấp hợp vệ sinh, số còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, các bãi tập kết chất thải cấp xã). Như vậy, công nghệ chôn lấp đang được áp dụng phổ biến nhất tại Việt Nam với phần lớn các bãi chôn lấp tiếp nhận CTRSH chưa được phân loại tại nguồn.

IMG 8414

Xử lý chất thải rắn là giai đoạn cuối cùng trong công tác quản lý chất thải rắn (thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý, kể cả tái sử dụng và tái chế). Xử lý chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong BVMT - PTBV, bởi nó không chỉ ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ CTR (nếu không xử lý hoặc xử lý không hiệu quả, không đúng quy trình, yêu cầu), mà còn có thể thu hồi vật liệu, sản phẩm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Hiệu quả xử lý chất thải rắn phụ thuộc chủ yếu vào loại hình công nghệ được áp dụng. Hiện nay, các loại hình công nghệ xử lý CTRSH tại Việt Nam đã được quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 38 bao gồm (1) Công nghệ chế biến phân hữu cơ, (2) Công nghệ đốt, (3) Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, (4) Các công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng, sản xuất sản phẩm từ các thành phần có ích trong CTRSH, (5) Các công nghệ thân thiện khác với môi trường. Các công nghệ xử lý CTRSH đang áp dụng ở nước ta (kể cả các công nghệ có xuất xứ từ nước ngoài) ngày càng đa dạng, nhưng hiệu quả thực tế chưa được đánh giá một cách đầy đủ, khách quan. Một số công nghệ trong nước khi nghiên cứu áp dụng bước đầu đã đem lại hiệu quả, nhưng khi triển khai ứng dụng trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn để nhân rộng; một số phát sinh thứ cấp cần phải xử lý nhưng chưa đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trong khi đó, công nghệ nước ngoài khi sử dụng tại Việt Nam gặp khó khăn do phần lớn CTRSH chưa được phân loại tại nguồn, độ ẩm cao, điều kiện nhiệt đới, lượng chất thải tiếp nhận thấp hơn công suất thiết kế hoặc không ổn định, đầu tư khá cao… dẫn đến chi phí vận hành lớn.

Trên cơ sở thực tế đó, việc thẩm định, đánh giá mức độ đạt yêu cầu của các loại hình công nghệ xử lý CTRSH để đầu tư phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội và an toàn về môi trường của các địa phương là vấn đề cấp thiết. Việc ban hành được bộ tiêu chí cụ thể kèm theo hướng dẫn kỹ thuật cụ thể, phương pháp đánh giá và thẩm định có thể giúp các cơ quan quản lý đánh giá chính xác chất lượng công nghệ được áp dụng. Ngoài ra, bộ tiêu chí có thể hỗ trợ các doanh nghiệp và chủ đầu tư lựa chọn chính xác công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp nhất đối với mình, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường, giá thành hợp lý và hiệu quả xử lý mong muốn, hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của cư dân gần địa bàn đặt thiết bị công nghệ.

An Bình

NỘI DUNG KHÁC

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí, quy trình đánh giá trình độ và năng lực công nghệ một số dịch vụ công ngành tài nguyên và môi trường

28-9-2022

Ngày 26/9/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí, quy trình đánh giá trình độ và năng lực công nghệ một số dịch vụ công ngành tài nguyên và môi trường do ThS. Vũ Đăng Tiếp làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thế Toản làm Chủ tịch Hội đồng và những kết quả nghiên cứu đều được các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao.

Triển lãm đa phương tiện nhằm thúc đẩy tính bền vững với chủ đề “Cân bằng cho thế giới tốt đẹp hơn” (SX 2022-SUSTAINABILITY EXPO 2022)

28-9-2022

Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Queen Sirikit (QSNCC) rộng trên 40.000 mét vuông, Thái Lan, đã diễn ra triển lãm đa phương tiện nhằm thúc đẩy tính bền vững với chủ đề “Cân bằng cho thế giới tốt đẹp hơn”. Đây là triển lãm về phát triển bền vững lớn nhất ở ASEAN, có sự tham gia từ các tổ chức phát triển bền vững hàng đầu trên khắp thế giới, mang lại sự khám phá các giải pháp tìm kiếm sự cân bằng cho trái đất, cho một thế giới tốt đẹp hơn. Việt Nam đã tham gia sự kiện với gian trưng bày giới thiệu với thế giới các hoạt động mang tính giải pháp của Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam (CE HUB). Triển lãm có Lễ hội Thực phẩm với các đầu bếp hàng đầu, chợ trưng bày các sản phẩm thủ công và Khu dành cho trẻ em... Triển lãm diễn ra trong 07 ngày (26/9 đến 02/10/2022) với hơn 100 diễn giả khách mời từ 50 tổ chức và mạng lưới 200 doanh nghiệp bền vững.

Làm việc với Đoàn công tác của Bộ Môi trường Campuchia

29-9-2022

Ngày 29/09/2022, tại Trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Phó Viện trưởng – TS. Mai Thế Toản cùng Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường thuộc Viện đã tiếp và làm việc với Đoan công tác của Bộ Môi trường Campuchia.

Hội thảo tham vấn về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chí môi trường và xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, trái phiếu xanh

7-10-2022

Ngày 07/10/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo tham vấn về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chí môi trường và xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, trái phiếu xanh. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân đã đến dự và khai mạc Hội thảo. Ngoài ra, Hội thảo có sự góp mặt của đại diện các cơ quan, tổ chức và các chuyên gia, nhà nghiên cứu có liên quan.

Hội thảo khởi động xây dựng văn kiện dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực”

12-10-2022

Ngày 11/10/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội thảo khởi động xây dựng văn kiện dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực”. PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng đã chủ trì Hội thảo. Ngoài ra, Hội thảo có sự tham dự của các đại diện các cơ quan, tổ chức và chuyên gia quan tâm đến Dự án.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức chào mừng cán bộ, nghiên cứu viên nữ nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10

20-10-2022

Hòa chung không khí tưng bừng chào mừng 92 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2022) và 12 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2020 – 20/10/2022), Công đoàn và Đoàn Thanh niên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã phối hợp tổ chức buổi gặp g ỡ và chúc mừng các chị em nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10. Đây là hoạt động thường xuyên đầy ý nghĩa của Viện nhằm tôn vinh và ca ngợi chị em phụ nữ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Dự buổi gặp mặt có Lãnh đạo Viện, đại diện Công đoàn, Đoàn Thanh niên và tất cả chị em phụ nữ thuộc Viện.

Hội nghị Tham vấn Kế hoạch tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.

21-10-2022

Trong khuôn khổ Dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” (LSPP) được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ - USAID, ngày 21/10/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT), Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị Tham vấn Kế hoạch tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030. Phó Viện trưởng – TS. Nguyễn Trung Thắng đã dự và phát biểu tại Hội nghị. Ngoài ra, Hội nghị có sự tham dự của đại diện các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia, nhà khoa học có liên quan.

Chương trình truyền thông “Nghìn năm rác nhựa” truyền tải thông điệp thay đổi hành vi để giảm ô nhiễm chất thải nhựa

7-11-2022

Ngày 5/11/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT) phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam tổ chức Chương trình truyền thông “Nghìn năm rác nhựa” tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long. Sự kiện “Nghìn năm rác nhựa” kết hợp trình diễn nghệ thuật sắp đặt và nghệ thuật múa sẽ tái hiện lại những hành vi tiêu dùng các sản phẩm nhựa dùng một lần không hợp lý sẽ tạo ra những tác hại nghiêm trọng đối với con người và môi trường.

Hội thảo Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ

8-11-2022

Vừa qua, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã phối hợp với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thực hiện nghiên cứu về cơ chế thải bỏ phương tiện giao thông theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ngày 8/11/2022, trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ, được sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về cơ chế thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ. Hội thảo do Phó Viện trưởng – TS. Nguyễn Trung Thắng chủ trì, đã thu hút đại biểu đến từ các cơ quan quản lý, chuyên gia đến từ các Viện nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước, cơ quan thông tấn báo chí.

Hội thảo Tham vấn tiêu chí đánh giá kinh tế biển xanh bền vững

9-11-2022

Ngày 09/11/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, quỹ Hanns Seidel Foundation, Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức Hội thảo tham vấn tiêu chí đánh giá kinh tế biển xanh bền vững. Phó Viện trưởng – TS. Mai Thanh Dung đã phát biểu khai mạc Hội thảo. Ngoài ra, Hội thảo có sự tham dự của đại diện các Bộ/ngành, các chuyên gia quan tâm đến lĩnh vực.

Lễ công bố nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau và Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An và giới thiệu nghiên cứu cơ chế tài chính tư nhân cho bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái

17-11-2022

Ngày 17/11/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Dragon Capital Việt Nam tổ chức Lễ công bố nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau và Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An và giới thiệu nghiên cứu cơ chế tài chính tư nhân cho bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Viện trưởng – Nguyễn Đình Thọ đã đến dự và phát biểu khai mạc tại sự kiện. Bên cạnh đó, sự kiện có sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ các Bộ/ngành, Viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và khối tư nhân.

Hội thảo nâng cao năng lực về nền kinh tế biển xanh

24-11-2022

Ngày 24/11/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Chương trình Môi trường Liên hợp quốc tổ chức Hội thảo nâng cao năng lực về nền kinh tế biển xanh. Viện trưởng – PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ đã chủ trì Hội thảo. Bên cạnh đó, Hội thảo có sự tham dự của các đại diện cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học quan tâm đến vấn đề.