TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đúng - Đủ - Sạch trong chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường

Ngày đăng: 08 | 05 | 2024

Bộ TN&MT đã thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số theo tinh thần “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin, số hoá các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số. Về tình hình, kết quả ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến Quý I/2024, Bộ TN&MT đã ban hành 8 quyết định về chuyển đổi số (CĐS), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong ngành TN&MT; đang tiếp tục triển khai hoàn thiện, trình Bộ trưởng Bộ TN&MT xem xét, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật bảo đảm cơ sở pháp lý phục vụ CĐS, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số ngành TN&MT. Cùng với đó, thực hiện xây dựng, hoàn thiện các nội dung về CĐS, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL), dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử… trong các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các Luật mới được ban hành.

Chuyển đổi số trong quy trình quản lý, điều hành

Trong việc triển khai vận hành Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Bộ đã xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT, hạ tầng số tại Bộ sử dụng chung, quản lý tập trung tại các Trung tâm dữ liệu, đã từng bước được nâng cấp, phục vụ khai thác sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng an toàn, an ninh thông tin và nhu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, hỗ trợ Sở TN&MT các địa phương.

Bộ đã triển khai chữ ký số, chứng thư số, chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; thực hiện thay đổi thông tin chứng thư số cho các tổ chức, cá nhân thuộc Bộ. Đồng thời, hoàn thành triển khai Chương trình Ipv6 for Gov (giai đoạn 1) theo Quyết định số 1096/QĐ – BTTTT ngày 23/6/2023.

1chuyendoiso2524
Chuyển đổi số ngành TN&MT hoàn thành cập nhật chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

Nâng chất lượng phục vụ

Bộ TN&MT đã và đang tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp, triển khai, vận hành các nền tảng số đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, trong đó, đã triển khai, vận hành tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ (LGSP), bảo đảm an toàn thông tin, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân và các hệ thống thông tin của Bộ với 248 dịch vụ, tổng số giao dịch trong Quý I/2024 là 2.549.164 giao dịch, số lượng văn bản điện tử (ký số) gửi, nhận là 32.595 văn bản.

Tính đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai xây dựng CSDL đất đai với 455/705 đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành; thực hiện kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về dân cư với dữ liệu của 461/705 đơn vị hành chính cấp huyện; 6.198/10.599 đơn vị hành chính cấp xã và đang được tiếp tục thực hiện.

Ngoài ra, Bộ TN&MT đã hoàn thành xây dựng CSDL nền địa lỹ quốc gia và thành lập bản đồ địa hình quốc gia các tỷ lệ 1:25.000; 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000,1:1.000.000 phần đất liền và CSDL nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình đáy biển trên vùng biển Việt Nam, góp phần giúp các Bộ, ngành, địa phương phục vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ đang tiếp tục vận hành, cung cấp 88 Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), trong đó 36 DVCTT mức độ toàn trình (chiếm tỷ lệ 40,91%); kết nối với các CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, dân cư và Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và DVCTT (hệ thống EMC).

Đồng thời, tích hợp, cung cấp 86 DVCTT trên Cổng dịch vụ công quốc gia, đạt tỷ lệ 97,7% trên tổng số 88 DVC đã triển khai; Thực hiện số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP, dự kiến số hoá các hồ sơ và giải quyết TTHC hoàn thành 100% trong năm 2024.

Về tình hình triển khai thực hiện Đề án 06/CP, Bộ TN&MT đã hoàn thành nhiệm vụ ban hành các Thông tư có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác của địa phương nơi cư trú, đã ban hành 3 thông tư thay thế, sửa đổi 4 thông tư liên quan.

Trong đó, Bộ đã hoàn thành tái cấu trúc quy trình, thực hiện kết nối, tích hợp, công bố, cung cấp DVCTT “Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận” trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, kết nối với CSDLQG về dân cư, đến nay đã có 63 tỉnh thành triển khai; trong tháng 3/2024 phát sinh 3.282 hồ sơ, nâng tổng hồ sơ phát sinh năm 2024 là 10.974 hồ sơ.

Dịch vụ công tại danh mục được phê duyệt tại Quyết định số 422/QĐ-TTg, Bộ đã hoàn thành việc rà soát, chuẩn hoá, tái cấu trúc quy trình và cung cấp DVCTT “Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặn cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tập trung của Bộ, Cổng Dịch vụ công quốc gia và tích hợp với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

Hiện tại, đã có 60/63 tỉnh phố triển khai, trong tháng 3/2024, phát sinh thêm 9.017 hồ sơ, nâng tổng hồ sơ phát sinh năm 2024 là 36.100 hồ sơ, riêng qua hệ thống Bộ TN&MT là 14.170 hồ sơ.

2chuyendoiso2524
Người dân đang từng bước tiến tới “số hoá” trong mọi lĩnh vực cuộc sống

Ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số

Tuy vẫn còn một số vướng mắc về TTHC, định mức kinh tế - kỹ thuật và nhân lực triển khai CĐS hạn chế, song, Bộ TN&MT vẫn đang tích cực xây dựng các chính sách, cơ chế khắc phục, tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý, giải pháp công nghệ kỹ thuật cho CĐS, phát triển Chính phủ số quốc gia nói chung.

Đồng thời đưa ra một số đề xuất, trong đó, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện quy định pháp lý, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá để tạo thuận lợi cho CĐS, số hoá, bảo đảm dữ liệu “đúng - đủ - sạch - sống”; ưu tiên các điều kiện về thể chế, quy định, nguồn lực để hoàn thành xây dựng, duy trì vận hành các CSDL/hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia, các nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

Nghiên cứu, xây dựng ban hành cơ chế chính sách về tổ chức, vị trí việc làm, chế độ đãi ngộ đặc thù đối với công chức, viên chức nhằm thu hút, khuyến khích, sử dụng nhân lực có chất lượng về công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, ATTT.

Cùng với đó, có cơ chế thực tế để ưu tiên bố trí nguồn thu từ đất, tài nguyên, nhằm thực hiện số hoá, chuẩn hoá, hoàn thiện, vận hành CSDL quốc gia về đất đai, tài nguyên và môi trường; đẩy mạnh việc triển khai rộng rãi các nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số phục vụ người dân và doanh nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thiết thực hiện đại hoá đất nước.

Theo Monre

NỘI DUNG KHÁC

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường làm việc với Ngân hàng Thế giới về Tăng trưởng Xanh của Việt Nam

14-5-2024

Ngày 10/5/2024, tại trụ sở Viện, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã có buổi làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) về Tăng trưởng Xanh của Việt Nam. Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ cùng các cán bộ thuộc Viện - đại diện ISPONRE tiếp đại diện của WB. Về phía WB có ông Muthukumara S. Mani, Chuyên gia Kinh tế môi trường cao cấp, bà Dorsati Madani, Chuyên gia Kinh tế cao cấp cùng một số chuyên gia tư vấn cao cấp và nhà phân tích kinh tế. Ngân hàng Thế giới đã và đang tiến hành các hoạt động hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong tiến trình thực hiện cơ chế, chính sách và đầu tư nhằm giúp chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và đạt được vị thế thu nhập cao vào năm 2045. Điều này bao gồm những hỗ trợ trong việc xây dựng và thực hiện các Chiến lược và Kế hoạch hành động liên quan tới tăng trưởng xanh; hỗ trợ thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (được công bố tại COP26 năm 2021); và Chiến lược và Kế hoạch tổng thể của Chính phủ nhằm phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (theo Nghị quyết số 36-NQ/TW năm 2018).

Tọa đàm Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5: Phát triển thị trường các bon để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” ở Việt Nam

14-5-2024

Ngày 14/5/2024, nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Tọa đàm “Phát triển thị trường các-bon để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” ở Việt Nam”. Tọa đàm do PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng và TS. Mai Thanh Dung -  Phó Viện trưởng đồng chủ trì cùng với sự tham gia của toàn thể nghiên cứu viên đang công tác tại Viện. Khách mời tham dự Tọa đàm có PGS.TS. Phạm Thị Thanh Ngà Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, TS. Nguyễn Thanh Hương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ và đại diện Viện Khoa học Tài nguyên nước, Viện Khoa học Môi trường, Biển và Hải đảo, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam…  Ngày KH&CN Việt Nam được Quốc hội thống nhất thông qua và được ghi trong Luật KH&CN năm 2013. Đây là dịp để tôn vinh quá trình lao động, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức KH&CN, đồng thời nêu cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khơi dậy sự đam mê sáng tạo của đội ngũ khoa học và công nghệ Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ. Đồng thời để các tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN trình diễn, giới thiệu thành tựu nghiên cứu, sáng tạo KH&CN với công chúng, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách mới về KH&CN, giới thiệu rộng rãi về thành tựu ở trong và ngoài nước…

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024

20-5-2024

Với chủ đề “Be part of the Plan” - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học”, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 (ngày 22 tháng 5) là lời kêu gọi các bên liên quan hãy cùng đóng góp vào việc thực hiện Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal (GBF) nhằm ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học trong thập kỷ “Phục hồi hệ sinh thái”. Ngày 9/5/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2693/BTNMT-TTTT gửi các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024. Theo đó, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 (ngày 22 tháng 5) được Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Be part of the Plan” - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học”, là lời kêu gọi các bên liên quan hãy cùng đóng góp vào việc thực hiện Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal (GBF) nhằm ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học trong thập kỷ “Phục hồi hệ sinh thái”. Thông điệp này cũng nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan về Khung GBF và Hội nghị các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (COP16) sẽ diễn ra từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 01 tháng 11 năm 2024 tại Thành phố Cali, Colombia.

Phát triển mạnh mẽ hơn thị trường các-bon

20-5-2024

Thị trường các-bon tồn tại theo hai hình thức, thị trường tự nguyện và thị trường bắt buộc. Giá giao dịch tín chỉ trên thị trường tự nguyện thường thấp hơn so với thị trường bắt buộc. Đối với thị trường các-bon tự nguyện phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp, trên thực tế từ giữa những năm 2000 đến nay đã có nhiều doanh nghiệp cung cấp tín chỉ ra thế giới trên thị trường tự nguyện, đặc biệt là tín chỉ các-bon từ các chương trình, dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM). Đối với thị trường các-bon tuân thủ phục vụ mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, hiện nay Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ liên quan đang triển khai các nhiệm vụ xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện pháp lý, quy định kỹ thuật và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ thí điểm thị trường từ năm 2025 và tiến tới vận hành chính thức. Các hoạt động trao đổi tín chỉ các-bon hay kết quả giảm phát thải, hấp thụ khí nhà kính ra nước ngoài từ năm 2021 trở đi có thể ảnh hưởng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia cam kết với cộng đồng quốc tế theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), đặc biệt là các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính sử dụng ngân sách Nhà nước hay các biện pháp tăng hấp thụ các-bon từ rừng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

Mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa

20-5-2024

Theo cử tri tỉnh Tây Ninh, hiện nay, Luật Đất đai 2013 quy định cán bộ, công chức là những đối tượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên sẽ không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Tuy nhiên, mức lương của cán bộ, công chức hiện nay khá thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Vì vậy, cần mở rộng đối tượng được sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể là cán bộ công chức để họ có thể tăng gia sản xuất nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống. Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, để tháo gỡ khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên đất trồng lúa trong thời gian qua, Nghị quyết số 18-NQ/TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Hội nghị lần thứ năm khóa XIII đã thể hiện rõ quan điểm về mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, địa phương, với việc chuyển đổi nghề, việc làm, lao động ở nông thôn. Cùng với đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch, Luật Đất đai 2024 đã bỏ quy định hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Tọa đàm chính sách: Sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

22-5-2024

Ngày 22/5/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Tọa đàm chính sách về sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam. Tọa đàm do PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì. Tọa đàm đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học và doanh nghiệp cùng cơ quan thông tấn, báo chí, đồng thời đạt được nhiều ý kiến tâm huyết, khách quan của các bên liên quan đối với kết quả của nghiên cứu. Đô thị hóa cùng với gia tăng dân số và phát triển kinh tế mạnh mẽ đang khiến khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ở Việt Nam gia tăng nhanh, ước tính đã tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm qua. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, tổng lượng CTRSH phát sinh trên cả nước khoảng 44.400 tấn/ngày. Đến năm 2023, con số này đã tăng lên 67.877,34 tấn CTRSH/ngày, trong đó khu vực đô thị phát sinh 38.143,05 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ 56,19 %; khu vực nông thôn phát sinh 29.734,30 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ 43,81 %. Để đối mặt với đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, lĩnh vực chất thải rắn cần được hiện đại hóa. Nhu cầu xử lý chất thải rắn (CTR) tại Việt Nam đang gia tăng đáng kể khi khối lượng CTR tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống quản lý chất thải rắn (QLCTR) hiện tại đang gặp phải khó khăn do các nguyên nhân gồm thiếu các bãi chôn lấp CTR hợpp vệ sinh; thiếu phương pháp xử lý CTR tiên tiến và phù hợp và nguồn lực phân bổ cho công tác quản lý CTR vẫn còn hạn chế.

Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2027

24-5-2024

Ngày 23/5/2024, Chi Đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT) đã tổ chức Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM) lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2027. Đến dự và chỉ đạo đại hội, về phía Đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có đồng chí Đặng Quốc Khánh – Bí thư Đoàn Bộ TN&MT. Về phía Chi ủy, Lãnh đạo Viện có đồng chí PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ – Phó Bí thư Chi bộ, Viện trưởng, đồng chí Lại Văn Mạnh – Chi ủy viên, đại diện Công đoàn Viện – Chủ tịch, Chánh Văn Phòng Nguyễn Ngọc Tú. Ngoài ra, Đại hội vinh dự có sự góp mặt của đại diện một số đơn vị Đoàn thuộc Bộ như: Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ và đặc biệt là sự có mặt đông đủ của toàn thể các đoàn viên thanh niên trong Viện. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của đoàn viên, thanh niên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thể hiện tinh thần đoàn kết, sáng tạo, bày tỏ khát vọng và quyết tâm cống hiến sức trẻ, trí tuệ cùng với tuổi trẻ góp phần vào quá trình phát triển Viện ngày càng vững mạnh. Tính đến hết tháng 05/2024, Chi đoàn Viện có tổng số 29 đoàn viên gồm cả trong biên chế và hợp đồng lao động (trong đó có 16 đoàn viên nam và 13 đoàn viên là nữ), 100% đoàn viên có trình độ từ Đại học trở lên, 17 đồng chí có trình độ thạc sĩ (chiếm 56,67%). Chi đoàn hiện có 9 đồng chí được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ban chấp hành (BCH) Chi đoàn trong nhiệm kỳ gồm 05 đồng chí, trong đó có 01 đồng chí Bí thư, 01 đồng chí Phó Bí thư và 03 đồng chí Ủy viên.

Bộ TN&MT hướng dẫn triển khai Luật Tài nguyên nước

30-5-2024

Bộ TN&MT vừa ban hành Văn bản số 3263/BTNMT-TNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyên nước. Để triển khai Luật Tài nguyên nước, Chính phủ đã Nghị định số 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 03 Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật (Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Thông tư số 04/2024/TT-BTNMT quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; Thông tư số 05/2024/TT-BTNMT quy định việc di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất). Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên có hiệu lực đồng thời với thời điểm Luật Tài nguyên nước có hiệu lực, ngày 01/7/2024.

Báo động an ninh nguồn nước Đồng bằng sông Cửu Long

30-5-2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa mưa năm 2024 đến muộn, tổng lượng mưa trên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 5/2024 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 20%. Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các tổ chức quốc tế dự báo lượng mưa trong tháng 5/2024 trên lưu vực sông Mê Công thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 - 30%. Trong khi đó, diễn biến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công. Do đó, việc mùa mưa đến muộn cộng với nguồn nước sông Mê Công về ngày càng ít, đã đưa ra lời cảnh báo về nguồn cung cấp nước cho Đồng bằng sông Cửu Long trở nên đáng báo động và các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng này đang trở nên cấp thiết.

Seminar khoa học với chuyên gia môi trường về chủ đề ứng phó với ô nhiễm nhựa và Hiệp ước Nhựa toàn cầu

30-5-2024

Ngày 28/5/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Seminar khoa học về chủ đề ứng phó với ô nhiễm nhựa và Hiệp ước Nhựa toàn cầu. Khách mời của buổi Seminar là Tiến sĩ Jorge Emmanuel là một nhà khoa học môi trường, nhà hóa học, kỹ sư hóa học và chuyên gia y tế công cộng. Ông là giảng viên nghiên cứu, giáo sư phụ trợ về khoa học môi trường tại Viện Khoa học Môi trường và Hàng hải, đồng thời là giáo sư phụ trợ về kỹ thuật tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật & Thiết kế thuộc Đại học Silliman ở Philippines. Tại buổi trao đổi, Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ đã chia sẻ về ISPONRE và những hoạt động ISPONRE đã và đang triển khai. Tiến sĩ Jorge Emmanuel đã có những chia sẻ về dự án Zero Waste ở Philippines với ISPONRE.  Sau thời gian duy trì thành công các nỗ lực Không Rác thải, Đảo Apo ở Negros Oriental, Philippines hiện được công nhận là Đảo Không Rác thải đầu tiên của đất nước. Đảo Apo là một địa điểm du lịch ở Philippines được biết đến với những bãi biển trắng, điểm lặn và khu bảo tồn biển. Nó cũng là phòng thí nghiệm sinh vật biển cho một số trường đại học trong và ngoài nước.

Bảo vệ trẻ em trước những nguy hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

2-6-2024

Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) năm nay có chủ đề Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”. Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh Ngày Thế giới Không Thuốc lá 2024 là diễn đàn để giới trẻ trên toàn thế giới yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá ngừng việc nhắm tới các em bằng các sản phẩm có hại cho sức khỏe, kêu gọi chính phủ các nước áp dụng các chính sách bảo vệ các em khỏi các hành vi lôi kéo sử dụng thuốc lá, bao gồm cả việc tiếp thị. Theo Bộ Y tế những thành tựu trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đặc biệt là trong giới trẻ. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023. Theo tổ chức Y tế thế giới, thuốc lá nung nóng tạo ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường. Dù được nung ở nhiệt độ thấp hơn nhưng vẫn tạo ra những hoá chất tương tự trong khói thuốc lá thông thường, như: Acrolein (gây kích ứng đường hô hấp mạnh), glycidol, formaldehyde và acetaldehyde (gây ung thư), carbon monoxide, hydrocarbon thơm đa vòng và các kim loại (nhôm, titan, stronti, molypden, thiếc và antimon). Cũng theo Tổ chức này, có mối liên quan rõ ràng giữa việc gia tăng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong giới trẻ với việc tiếp cận giới trẻ thông qua quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá, đặc biệt trên các nền tảng kỹ thuật số.

Trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/8/2024

2-6-2024

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét nội dung điều chỉnh hiệu lực Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở ngay tại Kỳ họp thứ 7. Sáng 30/5, Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Trình bày tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết ngày 27/5/2024, Chính phủ có Tờ trình số 289/TTr-CP đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Các tổ chức tín dụng vào Chương trình xây dựng luật, pháp luật năm 2024. Nội dung trình theo hướng điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành sớm hơn (từ ngày 1/8/2024) đối với Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, qua xem xét hồ sơ đề nghị xây dựng Luật và ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành các luật nêu trên nhằm tháo gỡ các vướng mắc, đưa các chính sách mới đã được Quốc hội quyết định vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.