TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sản xuất, nhập khẩu HFC: Sẽ thiết lập hạn ngạch

Ngày đăng: 22 | 02 | 2023

Dự kiến từ năm 2024, Việt Nam sẽ thiết lập hạn ngạch phân bổ cho các nhà sản xuất, nhập khẩu các chất HFC (hydrofluorocarbon), thường được dùng trong sản xuất thiết bị lạnh, điều hòa không khí ô tô, thiết bị dập cháy... Đây là bước đi đầu tiên trong lộ trình quản lý, loại trừ dần HFC tại Việt Nam, tiến tới loại trừ 80% lượng tiêu thụ vào năm 2045.

Giới hạn lượng tiêu thụ ở mức gần 8 nghìn tấn/năm

Để hiểu rõ hơn thực trạng tiêu thụ HFC tại Việt Nam, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) cùng đơn vị tư vấn đã tổ chức khảo sát tiêu thụ HFC giai đoạn 2018 - 2021 từ các doanh nghiệp, hải quan và các nguồn liên quan khác cần thiết cho việc tính toán, xác định mức giảm tiêu thụ HFC. Kết quả cho thấy, trong 3 năm gần đây, lượng tiêu thụ HFC ổn định ở mức trên dưới 5,5 nghìn tấn, tương đương phát thải hơn 10 triệu tấn CO2.

Theo Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 04/9/2019 của Chính phủ về phê duyệt Bản sửa đổi, bổ sung Kigali về quản lý các chất HFC trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal, Việt Nam sẽ bắt đầu thực hiện lộ trình loại trừ dần các chất HFC từ năm 2024, với mục tiêu không gia tăng lượng tiêu thụ các chất HFC giai đoạn 2024 - 2028 ở mức tiêu thụ cơ sở. Giảm dần lượng tiêu thụ ở mức 10% trong giai đoạn 2029 - 2034, giảm 30% trong giai đoạn 2035 - 2039, giảm 50% trong giai đoạn 2040 - 2044, và giảm 80% mức tiêu thụ cơ sở từ năm 2045.

Tính riêng năm 2021, lĩnh vực tiêu thụ lớn nhất là chiller và điều hòa không khí trung tâm (36,6%), tiếp đó là điều hòa không khí và bơm nhiệt (19,7%), lạnh công nghiệp (15,3%), dập cháy (15%). Còn lại các lĩnh vực khác như điều hòa không khí trong vận tải, lạnh dân dụng, lạnh thương mại, lạnh trong vận tải, sản xuất xốp, sol khí - dung môi và các nhu cầu khác.

Theo lộ trình quản lý, loại trừ HFC, trong giai đoạn năm 2024 - 2028, Việt Nam sẽ chỉ tiêu thụ HFC ở mức cơ sở - tạm tính dựa trên các số liệu báo cáo là gần 8 nghìn tấn, quy đổi tương đương phát thải khoảng 14 triệu tấn CO2. Bà Nguyễn Đặng Thu Cúc - Phó Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và Bảo vệ tầng ô-dôn (Cục Biến đổi khí hậu) cho biết, năm 2022, Cục Biến đổi khí hậu phối hợp cùng Tổng cục Hải quan đã tổ chức tuyên truyền các quy định trong Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/01/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn và khuyến khích các tổ chức đăng ký sử dụng, phân bổ hạn ngạch trên Cổng dịch vụ công của Bộ TN&MT.

Theo quy định, hạn ngạch sẽ được xác định theo yêu cầu quản lý hạn ngạch, nhu cầu sử dụng và lượng sử dụng trung bình của tổ chức trong 3 năm gần nhất. Hạn ngạch cũng chỉ được sử dụng trong năm được phân bổ, không vượt tổng lượng tiêu thụ quốc gia. Tổ chức được phân bổ hạn ngạch sau đó xuất khẩu được xem xét bổ sung hạn ngạch nhập khẩu không vượt quá lượng đã xuất khẩu. Việc điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch thực hiện trên cơ sở đề   nghị của tổ chức, tình hình sử dụng và cân đối trên tổng hạn ngạch quốc gia.

Xây dựng Kế hoạch quản lý, loại trừ các chất HFC

Theo ông Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, trong thời gian vừa qua, nắm bắt được tình hình tiêu thụ HFC tại Việt Nam là một trong các hoạt động nhằm xây dựng Kế hoạch quản lý, loại trừ các chất HFC của Việt Nam giai đoạn 1, từ đó, dự báo xu hướng tăng trưởng về nhu cầu sử dụng. Đây là cơ sở nhằm xác định các biện pháp can thiệp về cơ chế, chính sách, đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để đạt được mức giảm tiêu thụ HFC theo cam kết quốc tế; đồng thời đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế và các ngành công nghiệp, phát triển lực lượng lao động và tăng cường các hành động giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Dựa trên mức tiêu thụ HFC của Việt Nam theo từng lĩnh vực, các chuyên gia sẽ đề xuất biện pháp can thiệp tập trung loại trừ những môi chất gây hiệu ứng nhà kính có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao, các chất có sản phẩm thay thế trên thị trường và giảm dần việc sử dụng đối với những ngành có lượng tiêu thụ HFC lớn trong tổng mức tiêu thụ của Việt Nam. Các ngành có giải pháp thay thế khả thi sẽ được ưu tiên giảm dần hơn các ngành không có giải pháp thay thế.

Để có căn cứ thiết lập hệ thống hạn ngạch và cấp phép HFC, các cơ quan liên quan phải quản lý, kiểm soát tại biên giới, theo dõi và báo cáo thống kê thương mại (nhập khẩu/xuất khẩu) kĩ càng hơn. Ông Pipat Poopeerasupong - Cán bộ quản lý chương trình về ô-dôn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cho rằng, một trong những thách thức là phải có thống kê theo dõi lượng xuất nhập khẩu của từng môi chất HFC riêng biệt theo quy định của Kigali, trong khi đó, không phải tất cả các hỗn hợp HFC đều có thể được kiểm tra bằng thiết bị. Cán bộ hải quan sẽ cần được đào tạo nghiệp vụ về vấn đề này và cách thức lồng ghép với cơ chế làm việc hiện hành để nâng cao năng lực kiểm soát.

Theo ông Ashraf El-Arini - đại diện Ngân hàng Thế giới, Quỹ Đa phương có cơ chế tài chính hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện các hoạt động tuân thủ lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị định thư Montrel. Tại Việt Nam, Quỹ sẽ tập trung cho hỗ trợ kỹ thuật nhằm phân bổ hạn ngạch công bằng, minh bạch; hỗ trợ phía hải quan triển khai cấp mã nhập khẩu mới cho HFC và hỗn hợp HFC, cũng như các hoạt động chuyển đổi trong các ngành dịch vụ tiêu thụ nhiều HFC.

Tỷ lệ thất thoát HFC trong quá trình sử dụng tại Việt Nam lên tới 15%. Điều này cho thấy sẽ có nhiều cơ hội giảm lượng tiêu thụ bị rò rỉ trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị thông qua đào tạo cán bộ kỹ thuật. Doanh nghiệp cũng có thể bắt đầu chuyển đổi từ một chủng loại, một mẫu sản phẩm rồi sau đó chuyển dần các mẫu khác chứ không phải tất cả cùng chuyển đổi một lúc. Đây cũng là điều mà Thái Lan và Malaysia đang làm.

(Theo baotainguyenmoitruong.vn) 

NỘI DUNG KHÁC

Hội nghị “Lấy ý kiến các tổ chức, nhà khoa học về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”

22-2-2023

Ngày 21/02/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị “Lấy ý kiến các tổ chức, nhà khoa học về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”. Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Chủ tịch Liên Hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng chủ trì Hội nghị. Đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, PGS.TS – Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ đã tham dự Hội nghị.

Hội thảo xây dựng Luật Địa chất khoáng sản (phần địa chất)

22-2-2023

Sáng ngày 22/02/2023, tại Hà Nội, Cục Địa chất Việt Nam tổ chức Hội thảo xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản đối với nội dung về địa chất. Đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, PGS.TS – Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ đã tham dự Hội thảo.

Không khuyến khích khai thác, sử dụng khoáng sản làm phá vỡ cảnh quan, môi trường

23-2-2023

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030 (Quy hoạch), tầm nhìn đến năm 2050, chiều 22/2.

VWSA tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2023 với chủ đề: Nước vì chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững

24-2-2023

Ngày 21/02/2023, VWSA đã công bố tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2023 với chủ đề “Nước vì chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững” sẽ diễn ra từ ngày 28/09/2023 đến 30/09/2023.

Xây dựng bản đồ đa dạng sinh học bằng công nghệ viễn thám

24-2-2023

Các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái học Miền Nam đã hoàn thành việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS kết hợp với dữ liệu sinh khí hậu trong nghiên cứu và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Đây là đề tài quan trọng góp phần cung cấp luận cứ và dữ liệu khoa học cho việc xác lập và quy hoạch bảo tồn các ‘điểm nóng’ ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường báo cáo Kế hoạch tổ chức thực hiện tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của BCHTW Đảng khóa XI

24-2-2023

Ngày 23/02/2023, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã có buổi báo cáo Kế hoạch tổ chức thực hiện tổng kết thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc.

Thẩm định dự thảo Thông tư quy định về quản lý, cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường

24-2-2023

Ngày 24/02/2023, tại Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ được giao và căn cứ quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp chế tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Thông tư quy định về quản lý, cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường. Bà Hà Thu Trang – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã chủ trì cuộc họp.

UN – Habitat ưu tiên hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường trong ứng phó với biến đổi khí hậu

13-3-2023

Ngày 10/03/2023, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa tiếp và làm việc với ông Laxman Perera – đại diện Chương trình Định cư Con người của Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Hội thảo Tham vấn đề cương Kế hoạch hành động quốc gia và lĩnh vực trọng tâm trong thực hiện kinh tế tuần hoàn

14-3-2023

Ngày 14/03/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT) phối hợp với Quỹ Hanns Seidel Foundation (HSF) Việt Nam tổ chức Hội thảo Tham vấn đề cương Kế hoạch hành động quốc gia và lĩnh vực trọng tâm trong thực hiện kinh tế tuần hoàn. PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện CLCSTN&MT đã chủ trì Hội thảo. Ngoài ra, Hội thảo có sự tham dự của đại diện của các cơ quan, tổ chức quan tâm đến lĩnh vực.

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảo đảm quyền tiếp cận đất đai công bằng của mọi người dân

15-3-2023

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, yêu cầu đặt ra của Luật Đất đai (sửa đổi) là phải phù hợp với điều kiện lịch sử, tự nhiên, văn hoá của các vùng, miền; vừa bảo đảm tính đa dạng, sự giao thoa trong chính sách quản lý, phân bổ đất đai, vừa bảo đảm quyền tiếp cận dất đai công bằng của mọi người dân.

Huy động trí tuệ chuyên gia trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước

15-3-2023

Ngày 11/03/2023, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo góp ý Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn đồng chủ trì hội thảo. Đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Viện trưởng – PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ đã tham dự Hội thảo.

IPCC sẽ công bố tài liệu quan trọng giúp giải quyết biến đổi khí hậu

16-3-2023

​​​​​​​Từ ngày 13-17/3, tại Interlaken, Thụy Sĩ, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) tổ chức cuộc họp để thông qua Báo cáo tổng hợp cho Báo cáo đánh giá lần thứ sáu về biến đổi khí hậu.