TIN TỨC-SỰ KIỆN

Không khuyến khích khai thác, sử dụng khoáng sản làm phá vỡ cảnh quan, môi trường

Ngày đăng: 23 | 02 | 2023

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030 (Quy hoạch), tầm nhìn đến năm 2050, chiều 22/2.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy hoạch khai thác khoáng sản phải bảo vệ cảnh quan, môi trường; tuyệt đối không để ảnh hưởng, tác động đến những khu vực cần bảo tồn về thiên nhiên, văn hoá, lịch sử - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Theo báo cáo tại phiên họp, Bộ Xây dựng đã tiến hành lập Quy hoạch phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Quy hoạch bảo đảm nhu cầu sử dụng trong nước, cung cấp nguyên liệu có các dự án chế biến, đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội, gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng, hài hoà lợi ích quốc gia, địa phương và doanh nghiệp; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, khoáng sản, phát triển bền vững; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Theo đó, trong giai đoạn 2021-2030, Quy hoạch khai thác hơn 800 khu vực khoáng sản trên địa bàn 41 tỉnh, thành phố để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Trong đó tập trung khai thác khu vực khoáng sản đã được cấp giấy phép khai thác, bổ sung khai thác mới các khu mỏ đáp ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến mới. Ngoài nguyên liệu sản xuất xi măng, tập trung vào các loại khoáng sản: Cao lanh, felspat thạch anh, quartzit, cát trắng, đá hoa trắng, đá vôi làm vôi để sản xuất các sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Quy hoạch việc triển khai thăm dò 364 khu vực khoáng sản khác nhau, để xác định trữ lượng các loại khoáng sản chuẩn bị cho khai thác, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Trong đó, tập trung thăm dò cao lanh, felspat cho sản xuất gốm sứ; thạch anh, quartzit cho sản xuất đá nhân tạo và cát trắng, đá hoa, đá vôi.

Các chuyên gia phản biện, thành viên hội đồng thẩm định đánh giá Bộ Xây dựng đã tiếp thu, giải trình đầy đủ những ý kiến, đóng góp trong quá trình xây dựng Quy hoạch - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tuy nhiên, quá trình thực hiện lập Quy hoạch vẫn còn một số nội dung vướng mắc như: Chồng lấn với quy hoạch các khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, rừng tự nhiên hay khu vực địa phương cấp phép khai thác vật liệu xây dựng thông thường,…

Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên hội đồng thẩm định cho ý kiến về cơ sở pháp lý, độ tin cậy của dữ liệu, dự báo trong quy hoạch; giải pháp công nghệ để xem xét mở rộng, khai thác tối đa những khu vực mỏ trước đây chưa thực hiện được; cân đối nhu cầu sử dụng khoáng sản của địa phương và liên vùng; các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn; sử dụng vật liệu tái chế làm vật liệu xây dựng, nhằm giảm thiểu tác động, tổn hại đến cảnh quan môi trường, giữ gìn địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học, hệ sinh thái quý hiếm,…

Các chuyên gia phản biện, thành viên hội đồng thẩm định đánh giá, tài liệu hồ sơ trong dự thảo Quy hoạch đã được chuẩn bị, tiếp thu, giải trình, đăng tải theo đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch. Quy hoạch đã nêu đúng, đầy đủ hiện trạng, tồn tại, hạn chế của việc thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020.

Cùng với việc giải trình, tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp 19 bộ, ngành, 61 tỉnh, thành phố, 36 thành viên Hội đồng thẩm định, Bộ Xây dựng cũng thực hiện tích hợp, cập nhật nội dung liên quan trong Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch bảo vệ môi trường và các quy hoạch khác liên quan đến lĩnh vực khoáng sản.

Qua các báo cáo, ý kiến tại phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá Bộ Xây dựng đã bám sát các quy định pháp luật về quy hoạch, luật chuyên ngành, quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.

Bộ Xây dựng cũng hết sức cầu thị, khoa học, quán triệt một số quan điểm mới về kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên khoáng sản; bước đầu áp dụng phương pháp mới trong dự báo, đánh giá nhu cầu và tiềm năng, trữ lượng khoáng sản để đưa ra tính toán ban đầu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu bổ sung, làm rõ quan điểm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đa mục đích tài nguyên khoáng sản theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong Quy hoạch - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tuy nhiên, Quy hoạch cần cập nhật đầy đủ, chính xác các số liệu, bảo đảm kết quả phương pháp tính toán, dự báo nhu cầu sát với thực tế; xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất phục vụ công tác quản lý, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

"Quy hoạch cần bổ sung, làm rõ quan điểm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đa mục đích tài nguyên khoáng sản theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, trong đó công nghệ khai thác, chế biến hết sức quan trọng, và bảo đảm hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ cảnh quan, môi trường", Phó Thủ tướng lưu ý.

Về việc chồng lấn với các quy hoạch khác ở địa phương, Phó Thủ tướng nêu rõ: Tài nguyên khoáng sản là tài sản quốc gia nên chúng ta phải có trách nhiệm khai thác, sử dụng, bảo vệ. Đối với những khu vực có trữ lượng khoáng sản không đáng kể, không phải quy mô công nghiệp thì ưu tiên cho các hoạt động kinh tế-xã hội, kinh tế xanh. Khu vực có trữ lượng khoáng sản lớn, quy mô công nghiệp thì ưu tiên khai thác khoáng sản, không để lãng phí, sau đó thực hiện các hoạt động kinh tế-xã hội khác, trừ những khu vực có trữ lượng rất lớn, hoặc các hoạt động kinh tế-xã hội không ảnh hưởng đến mỏ/quặng khoáng sản.

"Quy hoạch khai thác khoáng sản phải bảo vệ cảnh quan, môi trường; tuyệt đối không để ảnh hưởng, tác động đến những khu vực cần bảo tồn về thiên nhiên, văn hoá, lịch sử", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Đối với việc phân cấp cho địa phương thăm dò, khai thác mỏ khoáng sản sử dụng làm vật liệu xây dựng trên địa bàn, nếu phát hiện những loại khoáng sản đi kèm có giá trị cao hơn nhiều lần, Phó Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo bổ sung, tránh tình trạng lợi dụng, khai thác trái phép.

Phó Thủ tướng đề nghị không đưa vào Quy hoạch những khu vực mới chỉ có thông tin ban đầu, chưa điều tra, khảo sát, thăm dò; không gắn Quy hoạch với những dự án chi tiết, cụ thể; việc điều chỉnh Quy hoạch phải tuân theo quy định của pháp luật, Luật Quy hoạch;…

"Không nên khuyến khích việc khai thác, sử dụng khoáng sản làm phá vỡ cảnh quan, môi trường, vì vậy, khi đánh giá trữ lượng, cấp phép khai thác phải kèm theo giải pháp công nghệ, giải pháp môi trường, không để lãng phí tài nguyên khoáng sản", Phó Thủ tướng nhắc lại.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến, đóng góp trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

(Theo baotainguyenmoitruong.vn) 

NỘI DUNG KHÁC

VWSA tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2023 với chủ đề: Nước vì chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững

24-2-2023

Ngày 21/02/2023, VWSA đã công bố tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2023 với chủ đề “Nước vì chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững” sẽ diễn ra từ ngày 28/09/2023 đến 30/09/2023.

Xây dựng bản đồ đa dạng sinh học bằng công nghệ viễn thám

24-2-2023

Các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái học Miền Nam đã hoàn thành việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS kết hợp với dữ liệu sinh khí hậu trong nghiên cứu và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Đây là đề tài quan trọng góp phần cung cấp luận cứ và dữ liệu khoa học cho việc xác lập và quy hoạch bảo tồn các ‘điểm nóng’ ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường báo cáo Kế hoạch tổ chức thực hiện tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của BCHTW Đảng khóa XI

24-2-2023

Ngày 23/02/2023, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã có buổi báo cáo Kế hoạch tổ chức thực hiện tổng kết thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã chủ trì buổi làm việc.

Thẩm định dự thảo Thông tư quy định về quản lý, cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường

24-2-2023

Ngày 24/02/2023, tại Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ được giao và căn cứ quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp chế tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Thông tư quy định về quản lý, cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường. Bà Hà Thu Trang – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã chủ trì cuộc họp.

UN – Habitat ưu tiên hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường trong ứng phó với biến đổi khí hậu

13-3-2023

Ngày 10/03/2023, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa tiếp và làm việc với ông Laxman Perera – đại diện Chương trình Định cư Con người của Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Hội thảo Tham vấn đề cương Kế hoạch hành động quốc gia và lĩnh vực trọng tâm trong thực hiện kinh tế tuần hoàn

14-3-2023

Ngày 14/03/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT) phối hợp với Quỹ Hanns Seidel Foundation (HSF) Việt Nam tổ chức Hội thảo Tham vấn đề cương Kế hoạch hành động quốc gia và lĩnh vực trọng tâm trong thực hiện kinh tế tuần hoàn. PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện CLCSTN&MT đã chủ trì Hội thảo. Ngoài ra, Hội thảo có sự tham dự của đại diện của các cơ quan, tổ chức quan tâm đến lĩnh vực.

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảo đảm quyền tiếp cận đất đai công bằng của mọi người dân

15-3-2023

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, yêu cầu đặt ra của Luật Đất đai (sửa đổi) là phải phù hợp với điều kiện lịch sử, tự nhiên, văn hoá của các vùng, miền; vừa bảo đảm tính đa dạng, sự giao thoa trong chính sách quản lý, phân bổ đất đai, vừa bảo đảm quyền tiếp cận dất đai công bằng của mọi người dân.

Huy động trí tuệ chuyên gia trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước

15-3-2023

Ngày 11/03/2023, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo góp ý Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn đồng chủ trì hội thảo. Đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Viện trưởng – PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ đã tham dự Hội thảo.

IPCC sẽ công bố tài liệu quan trọng giúp giải quyết biến đổi khí hậu

16-3-2023

​​​​​​​Từ ngày 13-17/3, tại Interlaken, Thụy Sĩ, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) tổ chức cuộc họp để thông qua Báo cáo tổng hợp cho Báo cáo đánh giá lần thứ sáu về biến đổi khí hậu.

Hội đồng EPR quốc gia tổ chức phiên họp lần thứ nhất

16-3-2023

Sáng 15/3, Hội đồng EPR quốc gia tổ chức phiên họp thứ nhất để ra mắt Hội đồng và xem xét thông qua các văn bản quan trọng nhằm thiết lập nền tảng pháp lý triển khai thực hiện các quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) theo Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

16-3-2023

Chiều 15/3/2023, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.

Giao lưu thể thao chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

18-3-2023

Hòa chung không khí thi đua sôi nổi triển khai Kế hoạch hoạt động Tháng Thanh niên năm 2023 của Đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 18/03/2023, Chi đoàn thanh niên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Đoàn thanh niên của 4 đơn vị (Cục chuyển đổi số và thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường, Cục đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam, Viện Khoa học đo đạc và bản đồ, Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường Việt Nam) tổ chức Chương trình Giao lưu thể thao chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.