TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội thảo Tham vấn đề cương Kế hoạch hành động quốc gia và lĩnh vực trọng tâm trong thực hiện kinh tế tuần hoàn

Ngày đăng: 14 | 03 | 2023

Ngày 14/03/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT) phối hợp với Quỹ Hanns Seidel Foundation (HSF) Việt Nam tổ chức Hội thảo Tham vấn đề cương Kế hoạch hành động quốc gia và lĩnh vực trọng tâm trong thực hiện kinh tế tuần hoàn. PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện CLCSTN&MT đã chủ trì Hội thảo. Ngoài ra, Hội thảo có sự tham dự của đại diện của các cơ quan, tổ chức quan tâm đến lĩnh vực.

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là cách tiếp cận phát triển kinh tế thay tế cho cách tiếp cận kinh tế tuyến tính trước đây. Kể từ năm 2020, khái niệm KTTH đã được Chính phủ Việt Nam quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Luật BVMT 2020) (Điều 142) và trong Điều 139 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dưng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia (KHHĐQG) thực hiện KTTH trước ngày 31 tháng 12 năm 2023. Viện CLCSTN&MT là đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ này.

Thúc đẩy áp dụng KTTH đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới; sáng kiến này đang nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức. Thống kê sơ bộ trên thế giới cho thấy, đến nay ước tính có khoảng hơn 30 quốc gia/vùng lãnh thổ đã, đang và dự kiến sẽ xây dựng các lộ trình thực hiện KTTH dưới các tên gọi khác nhau như kế hoạch, chiến lược, lộ trình như Kế hoạch hành động KTTH lần thứ 2 của Liên minh Châu Âu ban hành lần thứ 2 kèm theo khung giám sát và các chỉ tiêu về kinh tế tuần hoàn để định hướng chung cho toàn khối. Đặc biệt, năm 2021, Ủy ban ASEAN ban hành Khung KTTH cho Cộng đồng kinh tế ASEAN. Khung KTTH cho Cộng đồng kinh tế ASEAN đặt ra tầm nhìn dài hạn với các tham vọng về KTTH dựa trên các sáng kiến hiện có và xác định các trọng tâm ưu tiên để hành động với các yếu tố để đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa nền KTTH trong khối ASEAN.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Đình Thọ cho biết, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 đã đưa ra quy định về KTTH (Điều 142); hướng dẫn chi tiết về tiêu chí, cách thức áp dụng, phân công trách nhiệm và cơ chế khuyến khích áp dụng KTTH trong Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Ngoài ra, nhiều công cụ chính sách, quan trọng có vai trò điều chỉnh hành vi của người sản xuất, tiêu dùng trong nền kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện KTTH một cách toàn diện, hiệu lực và hiệu quả. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh việc công nhận và thể chế hóa khái niệm, quy định về KTTH vào trong hệ thống khuôn khổ chính sách, pháp luật Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, đồng thuận của giới khoa học và đã có những tín hiệu ủng hộ hưởng ứng bằng hành động cụ thể của cộng đồng doanh nghiệp đối với mô hình kinh tế nhiều tiềm năng này.

Ông Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện CLCSTN&MT phát biểu tại Hội thảo 

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được lắng nghe lần lượt các báo cáo về: “Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về KTTH” do TS. Arpit Bhutani – Tổ chức Circular Innovation Lab; “Kinh nghiệm của Nhật Bản trong xây dựng lộ trình KTTH” do TS. Ichiro Adachi – Cố vấn quản lý môi trường của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Bộ Tài nguyên và Môi trường; “Lựa chọn lĩnh vực triển khai kinh tế tuần hoàn – Góc nhìn từ Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam” do ông Nguyễn Thành Trung – Đại diện Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam; “Giới thiệu Đề cương Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH tại Việt Nam” do TS. Lại Văn Mạnh – Viện CLCSTN&MT.

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Viện CLCSTN&MT đã xây dựng dự thảo Đề cương KHHĐQG về thực hiện KTTH. Tại phiên thảo luận diễn ra trong buổi Hội thảo, các đại biểu tham dự đã trao đổi, đóng góp các ý kiến về các nội dung trong Đề cương theo hai chủ đề bao gồm: (1) Đề cương Kế hoạch hành động quốc gia và Lĩnh vực trọng tâm trong thực hiện KTTH; (2) Tiêu chí KTTH phù hợp cho Việt Nam.

IMG 0375 (2)

Kết thúc Hội thảo, nhóm biên soạn cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp và tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện KHHĐQG thực hiện KTTH nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, kịp thời trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2023 theo quy định.

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảo đảm quyền tiếp cận đất đai công bằng của mọi người dân

15-3-2023

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, yêu cầu đặt ra của Luật Đất đai (sửa đổi) là phải phù hợp với điều kiện lịch sử, tự nhiên, văn hoá của các vùng, miền; vừa bảo đảm tính đa dạng, sự giao thoa trong chính sách quản lý, phân bổ đất đai, vừa bảo đảm quyền tiếp cận dất đai công bằng của mọi người dân.

Huy động trí tuệ chuyên gia trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước

15-3-2023

Ngày 11/03/2023, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo góp ý Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn đồng chủ trì hội thảo. Đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Viện trưởng – PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ đã tham dự Hội thảo.

IPCC sẽ công bố tài liệu quan trọng giúp giải quyết biến đổi khí hậu

16-3-2023

​​​​​​​Từ ngày 13-17/3, tại Interlaken, Thụy Sĩ, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) tổ chức cuộc họp để thông qua Báo cáo tổng hợp cho Báo cáo đánh giá lần thứ sáu về biến đổi khí hậu.

Hội đồng EPR quốc gia tổ chức phiên họp lần thứ nhất

16-3-2023

Sáng 15/3, Hội đồng EPR quốc gia tổ chức phiên họp thứ nhất để ra mắt Hội đồng và xem xét thông qua các văn bản quan trọng nhằm thiết lập nền tảng pháp lý triển khai thực hiện các quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) theo Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

16-3-2023

Chiều 15/3/2023, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.

Giao lưu thể thao chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

18-3-2023

Hòa chung không khí thi đua sôi nổi triển khai Kế hoạch hoạt động Tháng Thanh niên năm 2023 của Đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 18/03/2023, Chi đoàn thanh niên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Đoàn thanh niên của 4 đơn vị (Cục chuyển đổi số và thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường, Cục đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam, Viện Khoa học đo đạc và bản đồ, Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường Việt Nam) tổ chức Chương trình Giao lưu thể thao chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Công văn số 1663/BTNMT-TTTT về hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Chiến dịch Giờ trái đất năm 2023

18-3-2023

Ngày 16/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 1663/BTNMT-TTTT về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ trái đất năm 2023.

Ngày Khí tượng Thế giới 23 tháng 3 năm 2023 - Tương lai của thời tiết, khí hậu và nước qua các thế hệ

20-3-2023

(Theo WMO) - Ngày Khí tượng Thế giới 23 tháng 3 năm 2023 diễn ra trong dịp kỷ niệm 150 năm thành lập Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), càng làm nổi bật những thành tựu từ quá khứ, tiến bộ hiện nay và tiềm năng trong tương lai - từ điện báo và dự báo hàng hải vào cuối thế kỷ 19 cho đến những siêu máy tính và công nghệ vũ trụ.

Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

20-3-2023

Ngày 18/3/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 164/CĐ-TTg  của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong thời gian qua các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức và Nhân dân đã khẩn trương tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).  

Hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 sắp diễn ra với thông điệp “Tiết kiệm điện – thành thói quen”

20-3-2023

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 được Bộ Công Thương phát động nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm, ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Với thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường kêu gọi người lao động thuộc Viện cùng góp sức trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu bằng những hành động nhỏ, thiết thực nhưng đầy ý nghĩa như tự nguyện tắt các đèn chiếu sáng, đèn trang trí, quảng cáo, các thiết bị điện không cần thiết.

Báo cáo mới của Ủy ban toàn cầu về Kinh tế tài nguyên nước “Đảo ngược tình thế: Lời kêu gọi chung tay hành động”

20-3-2023

Mới đây, Ủy ban toàn cầu về Kinh tế tài nguyên nước (GCEW) đã công bố báo cáo “Đảo ngược tình thế: Lời kêu gọi chung tay hành động”, trong đó nêu bật quan điểm cho rằng một tương lai bền vững và công bằng về nước là có thể đạt được, nhưng điều này đòi hỏi phải chuyển đổi nền kinh tế và tái cấu trúc quản trị nước.

Ngành Tài nguyên và Môi trường cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh

20-3-2023

Phát biểu tại phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) sáng 19/3, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên khẳng định: Ngành tài nguyên và môi trường cam kết luôn lắng nghe, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để hoàn thiện cơ chế chính sách, nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.