TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội thảo Đối thoại đa bên về thị trường các-bon ngành nông nghiệp

Ngày đăng: 21 | 09 | 2023

Lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Sử dụng đất (AFOLU) có vai trò rất quan trọng đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngoài đảm bảo an ninh lương thực, các giá trị môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học thì lĩnh vực AFOLU còn có vị trí quan trọng trong chiến lược giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ các-bon đảm bảo cho lộ trình thực hiện cam kết Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC, 2022); cam kết cắt giảm 30% khí mê-tan so với lượng phát thải khí mê-tan 2020 và cam kết đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Việt Nam tại COP 26. Những cam kết này đòi hỏi Việt Nam phải tham gia sâu và thực chất hơn nữa vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính chung của toàn cầu.

 

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường 2020 thì chi phí cho ứng phó BĐKH ngày càng tăng (chiếm tương ứng từ 3-5% GDP), trong khi ngân sách mới chỉ đáp ứng được gần 30%. Trên phạm vi thế giới, nguồn lực từ các nguồn tài chính công mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/30 – 1/10 nhu cầu nguồn lực cần thiết để đầu tư cho giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển. Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam đang phải đối mặt với khoảng trống nhu câu tài chính và thực tế thực hiện các biện pháp NDC, chuyển đổi nông nghiệp, hệ thống nông-lương-thực phẩm các-bon thấp. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cơ chế tài chính các-bon, với các quy định tiếp cận khác nhau nhằm bổ sung thêm cho tiến trình thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính nhưng đồng thời phải đảm bảo được ổn định tăng trưởng, tăng thu nhập và cải thiện sinh kế cho người nông dân.

Trao đổi tín chỉ giảm phát thải các-bon gần đây đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và cả thị trường các-bon tự nguyện và các cơ chế giao dịch các-bon bắt buộc với yêu cầu khung pháp lý và quy trình vận hành tiêu chuẩn. Để cung cấp kiến thức và hiểu biết tốt hơn nhằm chuẩn bị cho ngành nông nghiệp sẵn sàng tham gia vào các dự án tín chỉ các-bon và thị trường các-bon trong nước và quốc tế. Thông qua đối thoại, đã giúp các đại biểu nắm bắt được quy trình ngắn hạn tiềm năng cho các dự án và chương trình tín chỉ các-bon; các công cụ đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) nhằm hỗ trợ xác định tín chỉ các-bon, quy trình vận hành và tiêu chuẩn thị trường tín chỉ các-bon trong nông nghiệp. Ngoài ra hội thảo cũng thảo luận về xây dựng hướng dẫn ngắn hạn giúp các bên liên quan tham gia thị trường các-bon trong nông nghiệp (ví dụ: đăng ký thực hiện dự án tín chỉ các-bon ở đâu và như thế nào, quy mô dự án được phép, lượng tín chỉ được phép trao đổi (mua/bán), cấp phép, cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án các-bon đã đăng ký, tránh tính trùng lặp với các cam kết trong NDC và xây dựng lộ trình chiến lược để phát triển khung pháp lý chính thức cho cả thị trường các-bon tự nguyện và thị trường các-bon bắt buộc, đặc biệt là các dự án liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo.

Lê Trọng Hải/ Ipsard

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển khoa học, đổi mới, sáng tạo và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại tỉnh Sơn La

22-9-2023

Trong giai đoạn 2013-2023, tỉnh Sơn La đã có nhiều nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và sản phẩm hàng hóa chủ lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2022, tỉnh đã duy trì phát triển 235 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn, 241 vùng trồng với diện tích là 3600ha. Thông qua nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, tỉnh đã lựa chọn được nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên và sản xuất của tỉnh. Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, mở rộng diện tích tại chỗ và nhân rộng sang các vùng lân cận. Nhiều sản phẩm được xây dựng thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường tạo nên các vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hội thảo quốc tế Luật Hợp tác xã 2023 và những định hướng chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã

22-9-2023

Ngày 19/9/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Tổ chức Liên đoàn Hợp tác xã Raiffeisen, Cộng hòa liên bang Đức (DGRV) tổ chức Hội thảo quốc tế “Luật Hợp tác xã năm 2023 và những định hướng chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã” dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Đỗ Thành Trung.

Đề nghị sửa một số văn bản của Trung ương về xây dựng nông thôn mới

20-9-2023

Đại diện các sở, ngành cũng đề nghị Trung ương xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ Hà Tĩnh nguồn kinh phí để thực hiện Đề án thí điểm tỉnh đạt chuẩn NTM theo Quyết định 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Lúa gạo và vấn đề an ninh lương thực tại Việt Nam

14-9-2023

Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Trần Công Thắng nêu bật vai trò của lúa gạo đối với an ninh lương thực tại Việt Nam.

TỌA ĐÀM “PHÁT HUY VAI TRÒ CỘNG ĐỒNG TRONG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN”

16-8-2023

Báo Nông nghiệp Việt Nam truyền trực tiếp buổi Tọa đàm “Phát huy vai trò cộng đồng trong thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn” dưới sự điều hành của Bộ trưởng Lê Minh Hoan; Ông Cao Đức Phát, Chủ tịch Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) cùng Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các Tổ chức quốc tế: JICA, UNDP, Ngân hàng Thế giới, FAO, ACIAR, IFAD, ADB, CIAT, IRRI, Helvetas, Quỹ Saemaul, ICRAF…

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phục hồi sinh kế cho hộ nông dân trồng xoài ở ĐBSCL trong bối cảnh đại dịch COVID-19

29-3-2023

Sản xuất trái cây là một ngành hàng chiến lược của nông nghiệp Việt Nam. Trong 5 năm qua, sản xuất và xuất khẩu trái cây đã tăng liên tục, đóng góp đáng kể vào giá trị xuất khẩu nông sản, giúp đa dạng sinh kế cho nông dân và đặc biệt góp phần vào thành công của tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Hoạt động chào mừng Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3

8-3-2023

Tháng 3 - ngân vang khúc giao mùa, mang theo những cảm xúc mới của mùa xuân rực rỡ cũng như không khí hân hoan chào đón ngày lễ 8/3, ngày của chị em trên khắp mọi miền đất nước cũng như trên toàn thế giới. oà chung không khí vui tươi, rộn ràng ấy, ngày 7/3/2023, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3; tiến tới Đại hội Công đoàn Viện 17/3/2023 và Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931 - 26/3/2023. Chương trình diễn ra hết sức sôi nổi với sự góp mặt của toàn thể Ban Lãnh đạo Viện, các cán bộ, viên chức và người lao động. Dưới sự quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể cán bộ, Chương trình đã thành công rực rỡ.

Đại hội Công đoàn Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, nhiệm kỳ 2023-2028

28-3-2023

Ngày 28/3/2023, Công đoàn Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Đại hội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023-2028.

Tin Hội nghị IPSARD Tổng kết công tác năm 2022

5-1-2023

Ngày 04/01/2023, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội nghị “Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023”.

Phiếu thu thập thông tin đánh giá hiệu quả áp dụng TCVN, QCVN

11-7-2022

Thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá giai đoạn 2021-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/08/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn chủ trì thực hiện nhiệm vụ đánh giá hiệu quả áp dụng của hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực trồng trọt, thủy sản.