TIN TỨC-SỰ KIỆN

Lúa gạo và vấn đề an ninh lương thực tại Việt Nam

Ngày đăng: 14 | 09 | 2023

Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Trần Công Thắng nêu bật vai trò của lúa gạo đối với an ninh lương thực tại Việt Nam.

Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Ảnh: Bảo Thắng.

Ngành trồng trọt nói chung và ngành hàng lúa gạo nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực của mỗi quốc gia, đặc biệt là ở Việt Nam nơi nông nghiệp vẫn được xem là trụ đỡ của nền kinh tế.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, Báo Nông nghiệp Việt Nam phỏng vấn ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

Trước tiên, xin ông làm rõ về khái niệm an ninh lương thực?

Theo Tổ chức nông lương Thế giới (FAO), an ninh lương thực được đảm bảo khi mọi hộ gia đình đều được tiếp cận lương thực thực phẩm (LTTP) an toàn và đầy đủ dinh dưỡng ở cả hai mặt thể chất và kinh tế, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sinh hoạt và sức khỏe.

Đảm bảo an ninh lương thực gồm 4 yếu tố, đầu tiên là sự sẵn có về LTTP (sản xuất đủ yêu cầu tiêu dùng LTTP của xã hội). Yếu tố thứ hai là sự ổn định cung cấp LTTP (cung cấp, lưu thông, phân phối LTTP thường xuyên, ổn định).

Thứ ba là khả năng tiếp cận, chi trả của các hộ gia đình (khả năng kinh tế người dân để tiếp cận, mua LTTP). Yếu tố cuối cùng là đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (tính đa dạng hoá các loại LTTP trong bữa ăn hàng ngày của người dân để đảm bảo dinh dưỡng và đảm bảo chất lượng, sự an toàn vệ sinh thực phẩm của các loại LTTP).

Để đảm bảo an ninh lương thực không chỉ là đề cập đến đủ lượng lúa gạo mà còn bao gồm các sản phẩm lương thực thực phẩm khác như thịt cá, rau quả, cây lương thực khác.

Tuy nhiên, gạo có vai trò rất lớn trong đảm bảo an ninh lương thực, là nguồn cung cấp lương thực, dinh dưỡng chính gồm cơm và các sản phẩm có nguồn gốc từ gạo. Gạo là lương thực chính của gần một nửa trong số 8 tỷ người trên thế giới, và trên 90% số gạo này được tiêu thụ ở châu Á, nơi mà gạo là lương thực thiết yếu cho phần lớn dân số.

Việt Nam có dân số gần 100 triệu và bình quân mỗi người tiêu thụ khoảng 83kg/năm và như vậy tổng lượng gạo cho tiêu dùng của hộ là khoảng 8,5 triệu tấn gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việt Nam có dân số gần 100 triệu và bình quân mỗi người tiêu thụ khoảng 83kg/năm và như vậy tổng lượng gạo cho tiêu dùng của hộ là khoảng 8,5 triệu tấn gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vậy cụ thể vai trò của gạo trong đảm bảo an ninh lương thực được thể hiện thế nào đối với các hộ tiêu dùng Việt Nam thưa ông?

Hiện nay mặc dù có nhiều sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng của các hộ khi kinh tế ngày càng phát triển, khi người dân có nhiều lựa chọn cho bữa ăn của mình.

Chính vì thế lượng gạo tiêu dùng trong bữa ăn của hộ cũng có xu hướng giảm xuống. Chỉ tính trong 5 năm gần đây, lượng gạo tiêu dùng bình quân đầu người/tháng có xu hướng giảm dần từ 8,8 kg/người/tháng năm 2016 xuống còn 6,9 kg/người/tháng năm 2022, giảm bình quân 4%/năm.

Các hộ gia đình sống ở vùng nông thôn thường tiêu thụ nhiều gạo hơn (7,7 kg/người/tháng) so với các hộ gia đình thành thị (5,7 kg/người/tháng). Những hộ gia đình nhóm nghèo nhất có lượng gạo tiêu thụ cao hơn so với những hộ gia đình thuộc nhóm giàu nhất (7,8 so với 6,1kg/người/tháng).

Lương thực thực phẩm chủ yếu của người dân Việt Nam gồm nhóm chính là gạo, lương thực quy gạo, các loại thịt, tôm cá, rau, quả, trứng, sữa, đồ uống (rượu, bia, đồ uống khác), mỡ dầu ăn, nước mắm, nước chấm, lạc, vừng, đỗ các loại,…

Theo số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2022 (VHLSS), khối lượng LTTP tiệu thụ bình quân đầu người Việt Nam là 20,2kg/người/tháng. Do thu nhập và mức sống người dân được cải thiện, sở thích tiêu dùng thay đổi dần theo hướng giảm lượng gạo, tăng các thức ăn có dinh dưỡng cao hơn như thịt, trứng, sữa, hải sản.

Giai đoạn 2016-2022, Khối lượng tiêu dùng thịt và quả có xu hướng tăng lên (VHLSS, 2016-2022), lượng thịt tiêu dùng bình quân tăng từ 2,1kg/người/tháng lên 2,6kg/người/tháng (tăng 23,8% so với năm 2016); lượng quả tăng từ 0,9kg/người/tháng lên 1,2kg/người/tháng (tăng 33,3% so với năm 2016).

Mặc dù lượng gạo tiêu dùng có xu hướng giảm nhưng tính về số lượng, gạo vẫn chiếm hơn 1/3 tổng khối lượng lương thực thực phẩm chủ yếu. Tiếp đến mới là nhóm thịt, nhóm rau và nhóm quả.

Năm 2022, khối lượng tiêu dùng gạo chung cả nước chiếm 34,2% tổng khối lượng tiêu dùng LTTP, tỷ lệ này đối với nhóm người dân nông thôn là 37,2% và nhóm nghèo nhất (20% người dân có thu nhập thấp nhất) là 43,9%. Như vậy xét về tổng thể, lúa gạo vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực các hộ gia đình.

Nếu duy trì mức sản xuất như hiện nay và không xảy ra bão lũ, mất mùa trên diện rộng, Việt Nam sẽ đảm bảo các nhu cầu tiêu dùng trong nước và vẫn có thể xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo mỗi năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nếu duy trì mức sản xuất như hiện nay và không xảy ra bão lũ, mất mùa trên diện rộng, Việt Nam sẽ đảm bảo các nhu cầu tiêu dùng trong nước và vẫn có thể xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo mỗi năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đấy là xét về mặt lượng, vậy xét trên khía cạnh về giá trị thì chi cho tiêu dùng gạo và LTTP của người dân Việt Nam hiện nay chiếm bao nhiêu % trong tổng chi tiêu của hộ?

Theo VHLSS 2022, về mặt giá trị, trung bình chi tiêu cho gạo của người dân Việt Nam khoảng 120.000 đồng/người/tháng, chỉ chiếm 9,4% tổng chi tiêu cho lương thực thực phẩm và chiếm khoảng 4,3% tổng chi tiêu bình quân đầu người/tháng.

Đối với nông thôn, bình quân 1 tháng, người dân nông thôn chi khoảng 135.000 đồng/người cho gạo, chiếm khoảng 11,5% tổng chi cho LTTP và 5,4% tổng chi tiêu chung. Đối với thành thị, người dân chi khoảng gần 100.000 đồng/người/tháng cho gạo, chiếm khoảng 6,8% tổng chi cho LTTP bình quân đầu người/tháng và 3,1% tổng chi tiêu chung bình quân đầu người/tháng.

Tỷ lệ chi tiêu cho gạo thì thấp nhưng chi cho tiêu dùng LTTP của người Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi tiêu của hộ gia đình. Theo số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2022, chi tiêu bình quân của hộ gia đình xấp xỉ 2,8 triệu đồng/người/tháng, trong đó chi cho ăn uống LTTP xấp xỉ 1,3 triệu đồng, chiếm 46%. Tỷ trọng chi tiêu cho LTTP của người dân nông thôn chiếm 47% tổng chi tiêu, cao hơn của người dân thành thị (45% chi tiêu cho LTTP).

Với mức tiêu dùng gạo như vậy có thể nói sản xuất lúa gạo Việt Nam luôn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, kể cả trong thời gian tới khi dân số tăng lên và thế giới có nhiều biến động?

Hiện nay, Việt Nam có dân số gần 100 triệu và bình quân mỗi người tiêu thụ khoảng 83kg/năm và như vậy tổng lượng gạo cho tiêu dùng của hộ là khoảng 8,5 triệu tấn gạo.

Bên cạnh tiêu dùng của hộ gia đình, gạo còn được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm khác, làm bánh bún, dự trữ và có một phần thóc để làm giống.

Việt Nam đủ khả năng đảm bảo an ninh lương thực với sản lượng lúa gạo hiện nay. Ảnh: Tùng Đinh.

Việt Nam đủ khả năng đảm bảo an ninh lương thực với sản lượng lúa gạo hiện nay. Ảnh: Tùng Đinh.

Hiện nay, theo tính toán của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thì các nhu cầu này mỗi năm vào khoảng 16-17 triệu tấn gạo. Sản xuất gạo đáp ứng nhu cầu trong nước và hàng năm Việt Nam còn xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo/năm. Như năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn.

Dự báo đến những năm 2030, dân số Việt Nam tăng lên khoảng 105 triệu người. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu dùng gạo bình quân đầu người cũng sẽ giảm nên ước tính lượng gạo đáp ứng nhu cầu của LTTP của người dân ở mức tối đa khoảng 10 triệu tấn gạo.

Lượng gạo dùng để chế biến và các nhu cầu tiêu thụ nội địa khác (thức ăn chăn nuôi, dự trữ trong dân, dự trữ quốc gia, làm giống...) khoảng 8-9 triệu tấn gạo. Nếu duy trì mức sản xuất như hiện nay và không xảy ra bão lũ, mất mùa trên diện rộng, Việt Nam sẽ đảm bảo các nhu cầu tiêu dùng trong nước và vẫn có thể xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo mỗi năm.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên thì khi đề cập đến vấn đề sản xuất lúa gạo, chúng ta mới chủ yếu đề cập đến yếu tố thứ nhất và thứ hai của “An ninh lương thực”. Ngoài ra còn hai yếu tố nữa rất quan trọng là khả năng chi trả và đảm bảo dinh dưỡng cho người dân thì cần phải đảm bảo họ luôn có tiền để mua được LTTP và các thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng.

Xin cảm ơn ông!

nongnghiep.vn

NỘI DUNG KHÁC

TỌA ĐÀM “PHÁT HUY VAI TRÒ CỘNG ĐỒNG TRONG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN”

16-8-2023

Báo Nông nghiệp Việt Nam truyền trực tiếp buổi Tọa đàm “Phát huy vai trò cộng đồng trong thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn” dưới sự điều hành của Bộ trưởng Lê Minh Hoan; Ông Cao Đức Phát, Chủ tịch Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) cùng Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các Tổ chức quốc tế: JICA, UNDP, Ngân hàng Thế giới, FAO, ACIAR, IFAD, ADB, CIAT, IRRI, Helvetas, Quỹ Saemaul, ICRAF…

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phục hồi sinh kế cho hộ nông dân trồng xoài ở ĐBSCL trong bối cảnh đại dịch COVID-19

29-3-2023

Sản xuất trái cây là một ngành hàng chiến lược của nông nghiệp Việt Nam. Trong 5 năm qua, sản xuất và xuất khẩu trái cây đã tăng liên tục, đóng góp đáng kể vào giá trị xuất khẩu nông sản, giúp đa dạng sinh kế cho nông dân và đặc biệt góp phần vào thành công của tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Hoạt động chào mừng Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3

8-3-2023

Tháng 3 - ngân vang khúc giao mùa, mang theo những cảm xúc mới của mùa xuân rực rỡ cũng như không khí hân hoan chào đón ngày lễ 8/3, ngày của chị em trên khắp mọi miền đất nước cũng như trên toàn thế giới. oà chung không khí vui tươi, rộn ràng ấy, ngày 7/3/2023, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3; tiến tới Đại hội Công đoàn Viện 17/3/2023 và Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931 - 26/3/2023. Chương trình diễn ra hết sức sôi nổi với sự góp mặt của toàn thể Ban Lãnh đạo Viện, các cán bộ, viên chức và người lao động. Dưới sự quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể cán bộ, Chương trình đã thành công rực rỡ.

Đại hội Công đoàn Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, nhiệm kỳ 2023-2028

28-3-2023

Ngày 28/3/2023, Công đoàn Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Đại hội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023-2028.

Tin Hội nghị IPSARD Tổng kết công tác năm 2022

5-1-2023

Ngày 04/01/2023, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội nghị “Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023”.

Phiếu thu thập thông tin đánh giá hiệu quả áp dụng TCVN, QCVN

11-7-2022

Thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá giai đoạn 2021-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/08/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn chủ trì thực hiện nhiệm vụ đánh giá hiệu quả áp dụng của hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực trồng trọt, thủy sản.

Đổi mới mô hình tăng trưởng – vì một Việt Nam thịnh vượng, sánh vai thế giới

10-2-2022

Sau thời kỳ phát triển nhanh đầu thập kỷ 1990, Việt Nam đã 2 lần gặp phải các giai đoạn khó khăn kinh tế 1997 và 2007, lần sau thời gian hồi phục dài hơn và mức độ tăng trưởng lại thấp hơn trước, để khắc phục tình trạng này và nâng tốc độ tăng trưởng kinh tế lên, Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đã đề ra nhiệm vụ “đổi mới mô hình tăng trưởng”. Các nền kinh tế châu Á trước đây vượt khỏi thu nhập trung bình phải nâng tốc độ tăng trưởng GDP lên 8,2 - 10,5%/năm trong 5 - 9 năm liên tục. Việt Nam trong tương lai, nếu vẫn giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế 6%/năm như thời gian gần đây thì sẽ không đạt cả 2 mục tiêu Đại hội XIII đề ra (đưa đất nước lên mức thu nhập trung bình cao năm 2030 và mức thu nhập cao đến năm 2045); tăng 7%/năm sẽ đạt một nửa mục tiêu và nếu tăng 8%/năm sẽ về sớm hơn cả 2 mục tiêu.

Hội nghị “Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022” và đón nhận Huân chương lao động hạng nhì

28-12-2021

Ngày 27/12/2021, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội nghị “Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022” và đón nhận Huân chương lao động Hạng nhì. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Nghiên cứu trường hợp điển hình Lao động trẻ em trong hộ gia đình nông nghiệp tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam

4-12-2021

Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu thảo luận đề chính sách từ “Nghiên cứu trường hợp điển hình Lao động trẻ em trong hộ gia đình nông nghiệp tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược PTTTNT (IPSARD) phối hợp cùng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) tổ chức đã diễn ra ngày 30/11/2021 tại Hà Nội.

HỘI THẢO TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI TỚI NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM

16-1-2021

Ngày 16 tháng 01 năm 2021, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT phối hợp với Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam tổ chức Hội thảo chia sẻ Tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tới ngành cà phê Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).