TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nghiên cứu trường hợp điển hình Lao động trẻ em trong hộ gia đình nông nghiệp tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam

Ngày đăng: 04 | 12 | 2021

Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu thảo luận đề chính sách từ “Nghiên cứu trường hợp điển hình Lao động trẻ em trong hộ gia đình nông nghiệp tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược PTTTNT (IPSARD) phối hợp cùng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) tổ chức đã diễn ra ngày 30/11/2021 tại Hà Nội.

Lao động trẻ em là một thách thức toàn cầu, với 152 triệu lao động trẻ em trên toàn thế giới, và phần lớn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm khoảng 71% tương đương 108 triệu trẻ). Ở châu Á và Thái Bình Dương, có khoảng 62 triệu lao động trẻ em, chỉ đứng sau khu vực có số lao đông trẻ em nhiều nhất là châu Phi. Tại Việt Nam, Khảo sát quốc gia về Lao động trẻ em gần nhất (2018) cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực về tình hình lao động trẻ em thời gian qua. Quy mô và xu hướng lao động trẻ em đã giảm mạnh (từ 9,6% năm 2012 xuống 5,4% năm 2018) nhưng Việt Nam hiện vẫn có trên 1 triệu lao động trẻ em.  Trẻ em tham gia lao động ở cả 3 khu vực của nền kinh tế nhưng so với kết quả điều tra năm 2012, lao động trẻ em tập trung nhiều hơn vào khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ và giảm mạnh ở khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, khu vực nông nghiệp vẫn thu hút một lượng lớn lao động trẻ em tham gia (chiếm khoảng 53,6% tổng số lao động trẻ em tại Việt Nam năm 2018).

Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Phó Viện trưởng IPSARD phát biểu tại Hội thảo

Nghiên cứu trường hợp điển hình Lao động trẻ em trong hộ gia đình nông nghiệp tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam, tập trung vào hai chuỗi cung ứng thủy sản và trái cây được Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT triển khai năm 2021, tiếp theo nghiên cứu tương tự đã được tiến hành tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ phổ biến, tình trạng trẻ em tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại miền Bắc và miền Trung thấp hơn so với trẻ em tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trẻ em tại các vùng miền núi, trẻ em người dân tộc thiểu số có xu hướng bắt đầu tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp ở lứa tuổi nhỏ hơn, thời gian kéo dài hơn và công việc nặng nhọc hơn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em và phụ huynh, thầy cô giáo đều cho rằng công việc các em tham gia không ảnh hưởng tới sự tiếp cận giao dục, hoạt động thể chất, sức khỏe của các em. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhận thức, kiến thức của trẻ em cũng như hầu hết phụ huynh trong mẫu khảo sát về vấn đề lao động trẻ em, các quy định có liên quan hay ảnh hưởng của việc tham gia lao động sớm tới sự phát triển lâu dài của trẻ em đều rất hạn chế. Lý do học nghề, làm quen với công việc là nguyên nhân chính dẫn tới trẻ em tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu đưa ra đề xuất về nâng cao nhận tức, năng lực và trách hiệm của chính quyền các cấp, các tổ chức có liên quan, giáo viên,  người sử dụng lao động và cộng đồng về các quy định, nguyên nhân, ảnh hưởng của lao động trẻ em trong sự phát triển lâu dài và bền vững cùa trẻ em cũng như của địa phương. Ngoài ra, cần có các điều chỉnh đối với các chương trình dạy nghề trong các trường học theo tính hiệu quả, thực tiễn.

 

Ông Phạm Ngọc Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản phát biểu tại Hội thảo

Theo Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Phó Viện trưởng IPSARD, Chủ trì hội thảo,

Việt Nam vừa tham gia một loạt các Hiệp định Thương mại tự do (CPTPP, EVFTA, RCEFT...) và một trong các điều kiện thương mại của các nước là loại bỏ lao động trẻ em tham gia chuỗi cung ứng. Vấn đề lao động trẻ em có thể ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu các ngành hàng nông sản. Để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng này, ngành nông nghiệp Việt Nam cần có đánh giá, rà soát lại thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm dần loại bỏ lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng nông sản..

Hội thảo được tổ chức kết hợp cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của động đảo các các đại biểu đến từ nhiều cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đại diện một số  tỉnh thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung, các tổ chức trong và ngoài nước khác như Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Tổ chức lao động quốc tế, Tổ chức cứu trợ trẻ em.

 

NỘI DUNG KHÁC

HỘI THẢO TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI TỚI NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM

16-1-2021

Ngày 16 tháng 01 năm 2021, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT phối hợp với Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam tổ chức Hội thảo chia sẻ Tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tới ngành cà phê Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).

Hội nghị cán bộ công chức, viên chức và người lao động Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2020

25-12-2020

Ngày 25/12/2020, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (PTNNNT) đã tổ chức "Hội nghị cán bộ công chức, viên chức và người lao động năm 2020". Tham dự hội nghị có các đồng chí Lãnh đạo Viện cùng toàn thể cán bộ viên chức và người lao động của Viện.

Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ giải pháp năm 2021 của Đảng bộ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

23-12-2020

Ngày 23/12/2020, Đảng bộ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Đảng bộ Viện) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đảng năm 2020, đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2021. Chủ trì Hội nghị đồng chí Trần Công Thắng - Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng cùng với sự có mặt của toàn thể các đảng viên trong Đảng bộ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan làm việc với Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

26-11-2020

Sáng ngày 26/11/2020, Đ/c Lê Minh Hoan, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT có buổi làm việc với Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT. Tham dự buổi làm việc có Đ/c Nguyễn Văn Việt - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Đ/c Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ HTQT, Đ/c Viện trưởng Trần Công Thắng, các Phó Viện trưởng, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và viên chức, người lao động thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT.

Vượt đại dịch Covid-19, nông nghiệp biến khó khăn thành cơ hội

23-11-2020

Dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, ngành nông nghiệp Việt Nam đã biết cách biến khó khăn thành cơ hội để tiếp cận những thị trường vô cùng tiềm năng.

Đại hội Đảng bộ Bộ NN-PTNT lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025 với phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển”

12-8-2020

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, sáng ngày 11/8 tại Hà Nội, Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và PTNT chính thức khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025, với sự tham dự 249 đại biểu chính thức, đại diện cho 59 đảng bộ, chi bộ trực thuộc với gần 4.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ Bộ NN-PTNT.

Phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng Nhãn hiệu chứng nhận Cà phê Việt Nam chất lượng cao

12-8-2020

Sáng ngày 12/08/2020, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT đã phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản và Hiệp hội Cà phê Ca Cao Việt Nam tổ chức Lễ phát động “Cuộc thi sáng tác biểu trưng Nhãn hiệu chứng nhận Cà phê Việt Nam chất lượng cao”.

Hội nghị sơ kết công tác thi đua khen thưởng 6 tháng đầu năm và tổng kết phong trào thi đua giai đoạn 2015-2020 của Khối Thi đua các Viện trực thuộc Bộ NN&PTNT

17-7-2020

Ngày 17/7/2020, Khối I - Khối Nghiên cứu các Viện trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã long trọng tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thi đua khen thưởng 6 tháng đầu năm 2020 và tổng kết các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020 tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (Thành phố Hồ Chí Minh).

Tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025

22-6-2020

Ngày 22/06/2020, tại Hà Nội, Đảng bộ Viện Chính sách và Chiến Lược PTNNNT đã long trọng tổ chức đại hội Đảng Bộ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn lần thứ II, nhiệm kỳ 2020-2025.

Chuyển hướng để bứt phá

8-5-2020

Nhiều doanh nghiệp đã cùng nhà nông xây dựng cánh đồng mẫu lớn, thực hiện quy trình sản xuất an toàn và tạo dựng chuỗi giá trị hàng hóa. Tuy đạt một số kết quả đáng khích lệ nhưng thẳng thắn nhìn nhận thì chưa đạt yêu cầu tái cơ cấu ngành kinh tế...

Cần số hóa dữ liệu ngành chăn nuôi để tăng tính dự báo

8-5-2020

Trong khi thịt lợn khan hiếm, giá cao, gia cầm lại dồi dào giá thấp, từ đó đặt ra cho ngành chăn nuôi bài toán dự báo cần phải đi trước một đến hai bước.

Ấn tượng từ rau quả chế biến xuất khẩu

8-5-2020

Xuất khẩu rau quả trong 4 tháng qua bị giảm đáng kể do Covid-19, nhưng rau quả chế biến lại tăng trưởng rất ấn tượng.