TIN TỨC-SỰ KIỆN

TT PTNT

Ngày đăng: 13 | 11 | 2006

GIỚI THIỆU

Kể từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Phát triển Nông thôn, trực thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, luôn bám sát cơ sở để nắm bắt nhu cầu chính sách của nông dân và các tác nhân nông thôn, cùng họ thử nghiệm những mô hình phát triển nông thôn, ngành hàng, thể chế nông thôn, v.v... Bên cạnh đó, Trung tâm luôn cố gắng làm tốt công tác tham mưu phục vụ Đảng và Nhà nước, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Với đội ngũ cán bộ nghiên cứu và phát triển đa ngành, trẻ, năng động, có đào tạo bài bản tại nhiều nước phát triển, Trung tâm đang từng bước vươn lên là một tổ chức nghiên cứu công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nghị định 115 của Chính phủ, có uy tín với các địa phương và tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

TỔ CHỨC

LIÊN HỆ

Địa chỉ: Tầng 4, Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Điện thoại: 04 37624190/ 91
Fax: 04 37624193
Email: Phòng Hành Chính: hanhchinhrudec@gmail.com
Phòng Khoa học: rudec.ipsard@fpt.vn

Website: www.ipsard.gov.vn

NỘI DUNG KHÁC

BM CL và CS

13-11-2006

Doanh nghiệp nông nghiệp trước thềm hội nhập WTO

10-11-2006

Ngày 25 tháng 10 năm 2006, tại Trung tâm hội nghị Quốc tế, Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tổ chức “Hội nghị toàn thể ISG 2006” về chủ đề “Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam và WTO”. Chủ trì hội thảo là TS. Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, và Ông Michael W.Marine, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.

Công bố toàn văn cam kết WTO

8-11-2006

Báo cáo của Ban Công tác, Biểu cam kết về hàng hoá và Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam với WTO (bản tiếng Anh) vừa được Bộ Thương mại công bố cách đây ít phút, ngay khi có tin WTO chính thức kết nạp Việt Nam.

Chương trình công tác tháng 10 năm 2006

6-11-2006

- Theo dõi sát sao tình hình sản xuất vụ mùa ở miền Bắc, miền Trung, thu hoạch lúa Hè Thu và gieo cấy lúa Thu Đông ở miền Nam; vụ đông ở các tỉnh phái Bắc. Xây dựng cơ cấu giống, lịch thời vụ cho các tỉnh vùng ĐBSCL vụ Đông Xuân 2007. 2 - Chỉ đạo các cơ sở giống gốc thuộc Bộ quản lý và các địa phương triển khai chương trình giống vật nuôi năm 2007. Phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo chăn nuôi bò sữa. 3 - Tiếp tục chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chỉ thị 30/2006/CT/TTg ngày 11/8/2006 của Thủ tướng chính phủ, tổ chức phòng trừ rầy nâu, tiêu huỷ triệt để đối với diệnt tích bị bệnh VL, LXL ở ĐBSCL và Đông Nam Bộ

Lễ ký kết Biên bản hợp tác MALICA

2-11-2006

Nhóm nghiên cứu mang tên Quan hệ giữa thị trường và nông nghiệp ở các thành phố Châu á - MALICA, được thành lập năm 2002 là tập hợp các Viện nghiên cứu của Pháp và Việt Nam bao gồm Trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu phát triển nông nghiệp Pháp (CIRAD); Viện xã hội học (IOS) thuộc Viện khoa học xã hội Việt nam; Viện nghiên cứu rau quả (RIFAV); Bộ môn Hệ thống nông nghiệp thuộc Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (VASI) trên cơ sở văn bản ghi nhớ giữa CIRAD và Bộ NN và PTNT.

Hoạch định chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn Kết nối nghiên cứu với thực tiễn

1-11-2006

Trong các ngày từ 19-25/10/2006, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Viện CS&CL PTNNNT) đã cử cán bộ nghiên cứu đi thực tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, phối hợp với các cán bộ lãnh đạo và chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho công tác hoạch định chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn của địa phương trong thời gian tới.

Phát triển nông nghiệp Lào Cai sau hội nhập WTO

30-10-2006

Ngày 20/10/2006, UBND Tỉnh Lào Cai tổ chức Hội thảo “Phát triển sản xuất nông nghiệp Lào Cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, với mục đích thu nhận những thông tin mới nhất về những tác động có thể của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO tới sự phát triển của Lào Cai nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng.

Chế biến xuất khẩu đồ gỗ: Đột phá sau hội nhập?

26-10-2006

Ngành chế biến xuất khẩu đồ gỗ đang hướng đến mục tiêu đến năm 2010 phải đạt kim ngạch xuất khẩu (XK) 5,5 tỷ USD. Liệu mục tiêu này có đạt được, khi hiện nay vấn đề nguyên liệu và nhân lực vẫn còn nhiều chuyện phải bàn…