TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cùng giải quyết khó khăn với các doanh nghiệp công nghệ cao

Ngày đăng: 18 | 01 | 2018

Đó là khẳng định cũng như chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đối với các địa phương, ban ngành liên quan tại hội nghị “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong các HTX DVNN”.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu tại hội nghị

Hội nghị do Bộ NN-PTNT phối hợp với UBDN tỉnh Lào Cai tổ chức vào ngày 17/1 tại tỉnh Lào Cai.  

Hiệu quả rõ rệt

Báo cáo tại hội nghị, ông Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) cho biết, đến hết tháng 12/2017, toàn quốc có 11.668 HTX DVNN. Các đơn vị này chủ yếu hoạt động tổng hợp (chiếm 60%) với hơn 4,1 triệu thành viên.

Hiện nay cả nước có tổng số 193 HTX DVNN có ứng dụng CNC vào sản xuất. Trong đó, có 155 HTX trồng trọt, lâm nghiệp (chiếm 85,49%), 18 HTX chăn nuôi (chiếm 9,33%), 20 HTX thủy sản (5,18%). Lĩnh vực sản xuất phổ biến nhất của các HTX này là rau, trái cây, hoa, chăn nuôi gà, lợn và thủy sản.

"Sau khi ứng dụng CNC vào phát triển nông nghiệp, nhiều HTX đã cho thấy hiệu quả rất rõ rệt. Đơn cử như HTX nho Evergreen (Ninh Thuận) đã áp dụng kỹ thuật bao trái bằng túi ni lông trên diện tích 100ha; HTX Tân Nông Phát (Bình Dương) áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, nhà lưới đã tiết kiệm được nguồn nước, giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thu lãi gần tỷ đồng”, ông Trung thông tin.

Tại tỉnh Lào Cai, nhiều HTX cũng bắt đầu tham gia SX ứng dụng công nghệ cao. Điển hình như dự án chăm sóc rau, hoa bằng hệ thống tưới nhỏ giọt của HTX Hoa Đào tại huyện Sa Pa.

Bà Đỗ Thị Liên, GĐ HTX Hoa Đào khẳng định, dù mới áp dụng hệ thống tưới, song hiệu quả kinh tế mang lại rất rõ rệt, không chỉ giảm được nhiều nhân công mà còn giúp tăng được năng suất lên nhiều lần so với trước đây.  

Có khoảng 2/3 tỉnh thành trong cả nước có các HTX ứng dụng CNC vào sản xuất. Nhiều vùng có nhiều HTX nông nghiệp ứng dụng CNC vào sản xuất nhất như Tây Nguyên (57 HTX), đồng bằng sông Cửu Long (35 HTX), trung du miền núi phía Bắc (22 HTX).

Chung tay giải quyết khó khăn

Bên cạnh những hiệu quả ban đầu, tình trạng chung của việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất là gặp nhiều khó khăn.

Ông Ma Quang Trung thừa nhận, hiện nay các mô hình ứng dụng CNC trong sản xuất của HTX còn nhỏ lẻ, phân tán và hiệu ứng nhân rộng chưa cao. Đặc biệt, việc liên kết chuyển giao CNC giữa các HTX và doanh nghiệp còn yếu. Hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho nông sản công nghệ cao còn mờ nhạt.

Tại hội nghị này, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, đối với HTX, hiện nay Bộ NN-PTNT xác định có 3 vấn đề cần phải tập trung. Một là tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực quản trị của các HTX. Thứ hai là phải hướng dẫn HTX ứng dụng CNC để tăng chất lượng, giá trị và năng suất của các sản phẩm. Đồng thời, triển khai liên kết sản xuất giữa các HTX, hộ nông dân, doanh nghiệp. Từ đó tạo ra chuỗi sản xuất có giá trị cao lại giảm chi phí sản xuất.

Thứ trưởng Nam cũng khẳng định, việc các HTX ứng dụng CNC là hoàn toàn hợp lý. Quan niệm ứng dụng CNC là phải nhà kính, nhà lưới hiện đại hay công nghiệp hiện đại là chưa đúng.

"Hiện nay, mới chỉ có 193 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm tỷ lệ rất thấp, dưới 1%. Do vậy, Bộ NN-PTNT mong muốn, trong thời gian tới đẩy mạnh để nhiều HTX có thể ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tăng năng suất, giá trị của sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của xã hội và cũng là đáp ứng yêu cầu của xuất khẩu", Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

Mô hình nuôi cá nước lạnh tại Lào Cai

Chiều cùng ngày, tại Sa Pa, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cũng tổ chức hội nghị tổng kết năm 2017, đề ra phương hướng nhiệm vụ cho năm 2018.

Trong năm qua, đơn vị này đã thực hiện tốt các nhiệm vụ trong nhiều lĩnh vực như kinh tế hợp tác, giảm nghèo, an sinh xã hội hay quy hoạch bố trí dân cư, xây dựng, hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn. Bên cạnh đó, công tác thanh tra chuyên ngành, phòng chống tham nhũng, lãng phí cũng được triển khai thực hiện bài bản, có hiệu quả.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết như bất cập về nhận thức cơ chế chính sách, sự yếu kém nột tại của các HTX. Trong công tác giảm nghèo, việc triển khai chương trình “Không còn nạn đói” tương đối chậm so với yêu cầu. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho các dự án sắp xếp dân cư đặc biệt là các dự án sắp xếp dân cư cấp bách triển khai chậm dẫn đến các địa phương thiếu kinh phí để triển khai

Năm 2018, Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cho biết, sẽ khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Phát triển 15.000 HTX và liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020”. Với các mục tiêu: Giải thể 769 HTX yếu kém đã ngừng hoạt động; duy trì củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của 3.600 HTX. Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của 5.400 HTX hoạt động trung bình và yếu, thành lập mới 6.000 HTX.

Mới đây, Chính phủ giao Bộ NN-PTNT xây dựng một đề án về HTX ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Thông qua hội nghị này, cũng là một cơ hội để Bộ NN-PTNT lắng nghe, lấy ý kiến góp ý của các HTX, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để hoàn thiện đề án.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

“Bệ phóng” vững chắc cho tăng trưởng kinh tế 2018

11-1-2018

Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và nền tảng kinh tế vĩ mô dần được cải thiện sẽ là cơ sở để duy trì tốc độ tăng trưởng cho năm 2018.

Xuất khẩu năm 2018 khó đột phá nếu dựa chỉ vào sản phẩm chủ lực

11-1-2018

Xuất khẩu năm 2018 được nhận định sẽ tăng trưởng tích cực, tập trung vào những nhóm hàng chủ lực nhưng sự gia tăng khó mang tính đột biến.

Gỡ nút nào để doanh nghiệp phát triển?

9-1-2018

Để trả lời câu hỏi mà title bài đặt ra thực sự tốn rất nhiều giấy mực, tuy nhiên, có 2 rào cản lớn nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển của doanh nghiệp (DN) là vốn và thể chế. Nếu như vốn là điều kiện cần thì thể chế không chỉ là điều kiện đủ mà còn tiên quyết. Việc dỡ bỏ rào cản, gỡ nút thắt thể chế đòi hỏi hành động cụ thể và nỗ lực rất lớn từ phía các cơ quan thực thi, mà trước hết là từ Chính phủ và các bộ ngành.

Thủ tướng khẳng định vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp

8-1-2018

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2017 của ngành NN&PTNT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay năm 2017, ngành nông nghiệp đã hoàn thành và vượt những mục tiêu quan trọng. Đặc biệt so với năm 2016 là vượt cao. Ngành nông nghiệp đã đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, thông tin về xuất khẩu tôm, về thị trường nông sản phục vụ Tết cũng khiến nông dân thêm phấn khởi.

Điều - Ngoạn mục vượt mốc 3,5 tỷ đô

4-1-2018

Đầu năm 2017, các chuyên gia ngành điều dự báo năm nay XK nhân điều vẫn thuận lợi và sẽ lần đầu tiên vượt mốc 3 tỷ USD và ước đạt khoảng 3,3 tỷ USD (tính cả các sản phẩm phụ từ điều).

Đổi mới tư duy, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp thông minh

4-1-2018

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ 2018 ngành NN&PTNT vào sáng 4/1. Đầu cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì hội nghị.

Một năm tổng lực hỗ trợ doanh nghiệp

1-1-2018

Thủ tướng biểu dương các Bộ đã “dũng cảm cắt bỏ quyền lực của mình” để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh tốt hơn, đồng thời cảnh báo nếu “cắt thủ tục này mà lại mọc ra thủ tục khác vì quyền lợi của vụ mình, sở mình... là vấn đề nguy nan”.

Nông nghiệp 4.0 và một số gợi ý chính sách

2-1-2018

Việt Nam bước đầu phát triển nền nông nghiệp 4.0 với những thuận lợi sau: Đến năm 2016, Việt Nam có 53% dân số tiếp cận được internet, công nghệ số, nhất là công nghệ internet.

Nông sản và những con số ấn tượng

2-1-2018

Theo Bộ NN-PTNT, tổng giá trị XK nông lâm thủy sản cả nước năm 2017 ước đạt 36,37 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016.

Ngành nông nghiệp 2017: An toàn thực phẩm tiếp tục được kiểm soát chặt

2-1-2018

Năm 2017 khép lại, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn về thiên tai và thị trường đầu ra nhưng ngành nông nghiệp đã về đích ngoạn mục với mức tăng trưởng đạt 2,94%, xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản toàn ngành đạt con số 36,37 tỷ USD. Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.

2018: Xuất khẩu nông sản hướng đến con số 36 - 37 tỷ USD

2-1-2018

Đó là thông tin Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và PTNT Hà Công Tuấn đưa ra tại cuộc họp báo năm 2017. Theo đó, ngành nông nghiệp hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững có khả năng cạnh tranh cao; tăng thu nhập và cải thiện đời sống của dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Kinh tế Việt Nam 2018: Lạc quan thận trọng, hành động tự tin

2-1-2018

Bức tranh kinh tế Việt Nam 2017 không thiếu màu xanh, bất chấp phục hồi chậm chạp của kinh tế thế giới và khu vực.