THỊ TRƯỜNG

Giá gà giảm, người chăn nuôi lao đao

Ngày đăng: 12 | 06 | 2013

Trong 2 tháng trở lại đây, giá gà thịt, gà giống trên địa bàn Bình Định liên tục giảm mạnh, khiến người chăn nuôi thua lỗ, nhiều trang trại, gia trại phải bỏ trống chuồng.

Giá gà “lao dốc” 
Ông Bùi Văn Tám, người nuôi gà nhiều năm ở thôn Công Chánh, thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước) than thở: “Tôi nuôi gà đã hơn 15 năm nhưng chưa bao giờ thấy giá gà hạ thấp như hiện nay. Trong 10 ngày gần đây, tôi xuất 3 lứa gà Lương Phượng, đợt đầu còn bán được giá 40.000 đồng/kg, đợt sau giảm còn 38.000 đồng/kg, mới đây chỉ còn 36.000 đồng/kg. Với mức giá này, lứa gà 300 con (trọng lượng từ 1,2-2kg/con), tôi chịu lỗ hơn 4 triệu đồng”.
Theo khảo sát, không chỉ gà Lương Phượng đang rớt giá mạnh mà gà ta thả vườn cũng giảm từ 85.000 đồng/kg xuống còn 52.000 đồng/kg. Gà siêu thịt lông trắng hiện chỉ đạt 16.000 - 18.000 đồng/kg, giảm một nửa so với vài tháng trước. Với mức giá này, người chăn nuôi lỗ từ 10.000 - 20.000 đồng/kg.
Giá các loại gà thịt giảm mạnh khiến nhiều trang trại, gia trại không dám nhập gà giống để tái đàn. Thêm vào đó, theo tính toán của người chăn nuôi, nếu bây giờ thả gà giống, thì lứa gà xuất chuồng sẽ rơi vào tháng 7 âm lịch - là thời điểm người dân ăn chay nhiều, vì thế đầu ra của gà thịt rất khó khăn. Do đó, giá gà thịt có thể tiếp tục ở mức thấp, vì thế, nhiều trang trại, gia trại trên địa bàn quyết định bỏ trống chồng. Điều này làm giá gà giống rơi vào cảnh ế ẩm, giá giảm gần một nửa. Hiện, gà giống thả vườn từ 22.000 đồng/con tụt xuống còn 12.000 đồng/con; gà giống Lương Phượng từ 13.500 đồng/con giảm còn 6.000 đồng/con. 
Ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh (huyện Tuy Phước) cho biết: “Với giá 12.000 đồng/con gà ta giống, trừ chi phí, cơ sở của tôi bị lỗ 4.000 - 5.000 đồng/con”. 
Cần nhiều giải pháp đồng bộ
Nhiều hộ chăn nuôi cho rằng, chưa năm nào sức mua của thị trường yếu như năm nay. Thông tin về dịch cúm A/H5N1 và H7N9 trong thời gian qua đã khiến người tiêu dùng e ngại khi tiêu thụ thịt gà, khiến người nuôi khó khăn chồng chất.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định cho biết: Giá gia cầm tại địa phương giảm mạnh là do ảnh hưởng của tình hình chung, khi nguồn cung thịt gia cầm đang vượt cầu. Để chia sẻ một phần khó khăn cho người nuôi, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia cầm, hỗ trợ tiêm phòng các loại dịch bệnh nguy hiểm, thường xuyên tiêu độc sát trùng chuồng trại, đảm bảo không để dịch bệnh bùng phát, lây lan. Đồng thời, tăng cường kiểm tra tại các chốt kiểm dịch nhằm phát hiện kịp thời việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, góp phần bảo vệ đàn gia cầm trong tỉnh.
Về giải pháp căn cơ và lâu dài, ông Hổ đề xuất, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần cơ cấu lại ngành chăn nuôi gà, quy hoạch lại các khu chăn nuôi tập trung, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học, đảm bảo sản phẩm chăn nuôi sạch bệnh; cần tăng cường công tác dự báo thông tin thị trường, tăng cường việc kiểm soát gia cầm nhập lậu, kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm…
Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Tiêu thụ lúa hè thu ở ĐBSCL: Bán nhiều, mua ít

12-6-2013

Từ đầu tháng 6-2013 đến nay, vấn đề tiêu thụ lúa hè thu ở ĐBSCL nóng lên từng ngày khi nông dân đã thu hoạch hàng ngàn ha lúa nhưng giá đang giảm mạnh và khó bán. Trước thực trạng lúa rớt giá, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa) vụ hè thu. Song, nhiều người vẫn lo âu trong bối cảnh xuất khẩu gạo khó khăn, còn nông dân lo mất vốn…

Lúa mọc mầm, thương lái bặt tăm

3-6-2013

Những ngày này lúa hè thu ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang đã chín rục nhưng không có người mua. Ngày 2-6, giá lúa tươi được thương lái đưa ra chỉ có 3.500 đồng/kg, tức dưới giá thành sản xuất gần 1.000 đồng/kg.

"Bí ẩn" thanh tra phân bón

3-6-2013

Sản xuất, kinh doanh phân bón luôn bát nháo, thanh tra ngành NN- PTNT mỗi năm có “trảm” 1-2 lần nhưng kết quả xử lý thế nào rất ít người biết, báo cáo thì chung chung kiểu “ngại” đụng chạm đến DN. Tại sao vậy?

Tôm tươi Việt Nam bị nhiều nước cấm nhập

7-5-2013

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ trong quý I/2013, nhiều nước ra quyết định cấm nhập khẩu sản phẩm tôm tươi, sống của Việt Nam.

Giá phân bón bị thao túng?

7-5-2013

Trong Hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam” được tổ chức mới đây tại Cần Thơ, một số chuyên gia cho rằng, giá các loại phân bón trong nước hiện nay, nhất là phân đạm, đang bị thao túng bởi các nhà sản xuất lớn.

Đa dạng hóa và chế biến sâu sản phẩm cao su: Nhu cầu bức thiết

7-5-2013

Xuất khẩu (XK) cao su trong 4 tháng đầu năm 2013 đã suy giảm mạnh cả về khối lượng và giá bán, kim ngạch giảm tới 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất săm lốp phải chi tới 243 triệu USD để nhập khẩu cao su nguyên liệu, khiến thặng dư thương mại của ngành chỉ còn chưa tới 370 triệu USD. Có lẽ chưa khi nào, yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm cao su trở nên bức thiết như hiện nay.

Xuất khẩu hồ tiêu quý I: Lượng tăng, giá giảm

20-4-2013

Theo Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh, XK hồ tiêu năm 2012 và quý I của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), từ đầu năm đến nay cả nước XK được khoảng hơn 38.300 tấn hồ tiêu, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2012 (trong đó tiêu đen chiếm 86,3%, tiêu trắng chiếm 13,7%).

Cần có đội ngũ quản lý hiểu về phân bón

15-4-2013

Sau khi đăng loạt bài “Chung tay triệt phân bón giả”, Báo NTNN đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc, doanh nghiệp, nhà quản lý hiến kế giải quyết tình trạng này.

Trái cây tăng giá từng ngày

10-4-2013

Gần đây, nhiều bà nội trợ phát “hoảng” mỗi khi mua trái cây vì nhiều loại, nhất là trái cây thông dụng như bưởi, cam, thanh long, dưa hấu…, tăng giá chóng mặt.

Nông sản Việt bị chê vì giá cao

10-4-2013

3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu (XK) nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam đã sụt giảm mạnh. Một trong những nguyên nhân là do bị thị trường nhập khẩu “quay lưng”...

Kết thúc mua tạm trữ lúa gạo: Không như mong đợi

5-4-2013

Theo Hiệp Hội lương thực Việt Nam (VFA), việc triển khai cho các DN thành viên thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, tức tương đương khoảng 2 triệu tấn lúa đã hoàn thành, góp phần tiêu thụ khoảng 20% sản lượng lúa vụ ĐX ở ĐBSCL, thế nhưng chẳng cải thiện được giá lúa.

Hàng xuất khẩu thủy sản bị trả về: Tổn thất 14 triệu USD/năm

3-4-2013

Thủy sản đã trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta, với kim ngạch hơn 6,1 tỷ USD năm 2012. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là nước đứng thứ hai (sau Trung Quốc) về số lô hàng thủy sản bị trả về, tổn thất 14 triệu USD/năm.