TIN TỨC-SỰ KIỆN

GDP ngành nông nghiệp xu hướng giảm

Ngày đăng: 05 | 04 | 2013

Sau 5 năm gia nhập WTO, nông sản xuất khẩu giảm giá, thường xuyên bị kiện, áp thuế chống bán phá giá, và đối mặt với hàng rào kỹ thuật ngày càng cao.

Tại hội thảo thường niên về Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp năm 2013, Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách Viện Chiến lược và Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) cho biết tăng trưởng ngành nông nghiệp của Việt Nam đang có xu hướng suy giảm. Số liệu thống kê cũng cho thấy tăng trưởng các tiểu ngành đều chậm lại, (trừ lâm nghiệp). Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cà phê, ca cao có tăng trưởng nhưng chủ yếu là do mở rộng diện tích.
Nông nghiệp Việt Nam không còn ổn định như giai đoạn trước khi gia nhập WTO.
 
Cụ thể, tốc độ tăng GDP nông nghiệp giai đoạn 1996 - 2000 đạt 4% một năm, giảm xuống còn 3,83% trong thời gian 2001 - 2005 và 3,3% từ 2006-2010. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm. Cụ thể, theo giá thực tế, tỷ lệ này giảm từ 66,35% năm 2000 xuống 58,8% năm 2010. Nếu theo giá so sánh, tỷ lệ cũng giảm lần lượt từ 45,6% xuống còn 38,8%.
Đại diện IPSARD cũng nhận định hiện hệ thống khoa học công nghệ nông nghiệp phát triển chậm, thiếu sự phối hợp với các tổ chức xã hội nghề nghiệp và doanh nghiệp. Tỷ trọng đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp trong GDP ngành còn thấp, chưa bằng một nửa so với nhiều quốc gia có thu nhập trung bình khác.
Theo thống kê, năm 2012, ngành nông nghiệp có thặng dư xuất khẩu ròng đạt trên 10 tỷ USD. Tuy nhiên, mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chủ yếu do tăng khối lượng. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu năm 2012 đều giảm so với 2011. Trong khi các chi phí đầu vào đều tăng hoặc giảm chậm hơn giá đầu ra.
Các chuyên gia cho rằng, năm 2012, những khó khăn chung về vĩ mô đã có những tác động không nhỏ đến ngành nông nghiệp. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với các ngành nghề khác, tỷ lệ các doanh nghiệp nông lâm thủy sản đang hoạt động thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, năm 2012, tỷ lệ đang hoạt động của ngành nông nghiệp chỉ là 79%, trong khi ngành công nghiệp, dịch vụ lần lượt đạt 90,5% và trên 92%. Tính chung tất cả các ngành, tỷ lệ này cũng đạt trên 91,5%.
Về tỷ lệ công ty ngừng hoạt động, chờ giải thể, sáp nhập năm 2012 của ngành nông nghiệp cũng đạt mức khá cao với 3,12%, trong khi một số khối khác dưới 2%.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên, theo ông Tuấn là do việc tiếp cận tín dụng còn khó khăn, lãi suất cao. Điều này khiến giá đầu vào tăng, trong khi giá đầu ra không được cải thiện nên ngành nông nghiệp gặp khó. Chuyên gia này cho rằng, về lâu dài, nếu phát triển sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn thì nên tăng cường áp dụng kiểu hợp đồng tín dụng theo chuỗi, từ nuôi trồng, đến khai thác, chế biến...
Theo VnExpress

Nguồn:http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/vi-mo/2013/04/gdp-nganh-nong-nghiep-xu-huong-giam/

NỘI DUNG KHÁC

Không hạn chế số lượng doanh nghiệp xuất khẩu gạo

3-4-2013

Đó là ý kiến của Bộ Công thương tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 1.4. Theo Bộ này, đến ngày 23.2 năm nay Bộ đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho 99 doanh nghiệp (DN). Ngoài ra còn có 36 DN khác đang xin cấp phép.

Cắm biển, ghi tên có thành cánh đồng mẫu lớn?

3-4-2013

Phá bỏ bờ ruộng của từng hộ để tạo ra thửa ruộng rộng tới hàng trăm hecta, dễ dàng đưa máy móc vào làm thay sức người, sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân là mục tiêu của cánh đồng mẫu lớn (CĐML). Thế nhưng, do thiếu kinh nghiệm, cộng với tư duy, cách làm chưa phù hợp, nhiều mô hình ở phía Bắc đang triển khai theo kiểu... nửa vời.

Mâu thuẫn đất đai giữa lâm trường và người dân diễn biến phức tạp

3-4-2013

Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 28/NQ-TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh (N-LTQD), đến nay tình trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng của các LTQD vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là mâu thuẫn đất đai giữa LT và người dân địa phương còn khá phổ biến. Nếu không sớm có hướng giải quyết thỏa đáng, tình trạng mâu thuẫn này sẽ ngày càng lan rộng và gay gắt.

Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Nông nghiệp luôn thể hiện vai trò trụ đỡ

3-4-2013

Sau 5 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng rõ ràng những yếu kém nội tại của nền kinh tế đòi hỏi Chính phủ, các địa phương, ngành chức năng phải triển khai mạnh mẽ các giải pháp tổng thể để cải thiện môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động hội nhập sâu rộng.

20.000 tỷ đồng và 35 triệu USD đầu tư vào Tây Bắc

3-4-2013

Hôm nay (3.4), Hội nghị Xúc tiến đầu tư và An sinh xã hội vùng Tây Bắc được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Tăng cường kiểm soát gia cầm ở biên giới phía Bắc

3-4-2013

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa có công điện khẩn về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua các tỉnh biên giới phía Bắc.

7 giải pháp tái cơ cấu nền nông nghiệp

3-4-2013

Trước thềm Hội thảo Triển vọng nông nghiệp (NN) Việt Nam 2013, do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN nông thôn (Ipsard) tổ chức, các nhà khoa học thuộc Viện đã công bố vắn tắt bản đề án về tái cơ cấu ngành NN.

5 năm gia nhập WTO: Nông nghiệp vẫn yếu kém

3-4-2013

Sau hơn 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của VN vẫn chưa đủ mạnh để thay đổi tình trạng yếu kém của sản xuất nông nghiệp.

HỘI THẢO TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2013

26-3-2013

Trong năm 2012, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục là một điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng 3,4% và xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục 27 tỷ USD. Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu có ba mặt hàng đạt kim ngạch hơn 3 tỷ USD (gạo, cà phê, đồ gỗ) và 5 mặt hàng đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD (cao su, cá tra, tôm, hạt điều, sắn). Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều bất ổn, nông nghiệp tiếp tục là ngành cứu cánh cho toàn bộ nền kinh tế.

190 đại biểu về dự Hội thảo triển vọng ngành hàng cà phê 2013 với chủ đề: Giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng.

11-3-2013

Sáng 10/3, tại khách sạn Sài Gòn Ban Mê – Thành phố Buôn Ma Thuột, Viện Chính sách và Chiến lược – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên tổ chức Hội thảo triển vọng ngành hàng cà phê 2013 với chủ đề: Giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng.

Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ an toàn

4-3-2013

Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), khẳng định chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn bền vững là xu thế tất yếu, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của ngành chăn nuôi trong nước.

Khơi dòng tín dụng cho tôm và cá tra

1-3-2013

Theo báo cáo tổng hợp, năm 2012 có 30 địa phương nuôi tôm nước lợ với diện tích 655.000 ha, đạt sản lượng 487.960 tấn. Diện tích thả nuôi tương đương nhưng sản lượng giảm 1,6% so với niên vụ trước do có hơn 100.000 ha tôm bị thiệt hại do dịch bệnh.