TIN TỨC-SỰ KIỆN

5 năm gia nhập WTO: Nông nghiệp vẫn yếu kém

Ngày đăng: 03 | 04 | 2013

Sau hơn 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của VN vẫn chưa đủ mạnh để thay đổi tình trạng yếu kém của sản xuất nông nghiệp.

Hỗ trợ nông nghiệp quá ít...
Ngày 11.1.2007, Việt Nam (VN) chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Tuy nhiên từ đó đến nay, "những gì đã làm để thúc đẩy ngành nông nghiệp (NN) phát triển và tận dụng cơ hội do WTO đưa lại của VN vẫn là quá ít" - ông Lưu Đức Khải- Trưởng ban Chính sách NN (CIEM-Bộ KHĐT) nói.
Bằng chứng là sau 5 năm, sản xuất NN của VN tăng giảm thất thường, với tỷ lệ chỉ từ 5-6%/năm giảm còn 3,5% vào năm 2009; tăng trưởng GDP của ngành còn thấp hơn nữa, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực này bình quân thời kỳ 2007 - 2011 chỉ tăng trên 2,59%/năm, trong đó năm 2009 tăng 1,83%, năm 2010 tăng 2,78% và năm 2011 ước tăng 3%.
GDP của Việt Nam giảm dần kể từ năm 2007- thời điểm gia nhập WTO.
 
Về mặt tích cực, thể hiện rõ ở việc nhờ tác động của WTO, thị trường xuất khẩu nông sản được mở rộng, các loại thuế bán phá giá mang tính áp đặt như trước đây bị bãi bỏ hoặc hạn chế, chất lượng nông sản tăng lên nên nhiều mặt hàng xuất khẩu VN đã đứng vững trên các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU...
Nhưng mặt trái là năng lực sản xuất và cạnh tranh của nhiều sản phẩm lại không tận dụng được như các sản phẩm chăn nuôi, mía đường... Trong nhiều năm qua VN đã phải trả giá khá đắt khi đầu tư, ưu đãi vào ngành mía đường mà chưa chứng minh được hiệu quả của nó, người tiêu dùng VN luôn phải trả mức giá cao hơn gần gấp đôi người tiêu dùng thế giới. Ngay xuất khẩu gạo được tác động tích cực bởi gia nhập WTO song vẫn chưa đáp ứng được mong muốn gia tăng lợi ích của người sản xuất lúa vì đại bộ phận nông dân làm lúa của VN còn nghèo và rất nghèo. Tương tự là với các sản phẩm khác như cà phê, cao su... Còn các sản phẩm chăn nuôi kéo theo đó cũng phát triển ì ạch và gặp nhiều khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh và giá cả đầu vào.
"Dịch vụ nông nghiệp - một lĩnh vực được cho là sẽ có sự bứt phá sau gia nhập WTO thì cũng chưa tận dụng được những lợi thế do gia nhập WTO tạo ra. Có thể nói, hoạt động dịch vụ nông nghiệp đã và đang là điểm hạn chế của ngành nông nghiệp VN, chưa thể hiện vai trò tích cực đối với chăn nuôi, trồng trọt và vào quá trình nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp". - Ông Lưu Đức Khải
Thay đổi căn bản các chính sách nông nghiệp
"Muốn tận dụng được các cơ hội do hội nhập WTO đem lại, ngành NN VN phải thay đổi căn bản các cơ chế chính sách"- đó là khuyến nghị của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh. Theo ông Doanh, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất NN sau gia nhập WTO của VN chưa đủ mạnh để làm thay đổi tình trạng yếu kém của sản xuất NN hiện nay.
Trong khi đó, khủng hoảng của thế giới càng gây tổn thương cho sản xuất và xuất khẩu nông sản của VN. Sự bảo hộ của thế giới ngày càng thắt chặt sẽ còn tác động mạnh và tiêu cực tới NN VN; đi theo đó là giá nhiên liệu vật tư biến động.
Chuyên gia phân tích chính sách NN Phạm Quang Diệu cũng cho rằng, chúng ta không nên ảo tưởng rằng khi hội nhập WTO, cơ hội để hàng nông sản VN thâm nhập thị trường thế giới sẽ trở nên dễ dàng. Thực tế, nhiều mặt hàng nông sản của ta như tôm, cá... phải đương đầu với rất nhiều thách thức của hàng rào kỹ thuật hay các chương trình bài hàng nhập khẩu được dựng lên một cách vô tình hay cố ý.
Những bài học của hội nhập WTO thời gian qua cho thấy VN cần phải có những điều chỉnh cả về mặt thể chế và chính sách. Giảm thuế trong NN phải được sử dụng mềm dẻo.
Nhà nước cần tăng đầu tư dịch vụ công về thông tin giám sát thị trường (trong nước và quốc tế) cho các doanh nghiệp nông sản, phổ biến thông tin về WTO cho doanh nghiệp, nông dân không chỉ có các cam kết của VN mà cả các dự báo tác động nhập khẩu và cơ hội về mở rộng thị trường - giảm thuế thị trường nhập khẩu của các nước đối với hàng VN.
Còn nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển thì đề nghị: Để tránh những "cú sốc" cho NN VN, ngay lúc này VN cần sớm đưa ra các biện pháp phòng ngừa khi phải cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản xuống thấp theo cam kết. Người nông dân phải được hỗ trợ để ngoài kiến thức nông học còn phải biết hợp tác, liên kết sản xuất, phối hợp với các tổ chức kinh doanh nông sản để cùng sản xuất-chế biến-tiêu thụ sản phẩm khép kín. Cuối cùng, VN cần định hướng chính sách nâng cao năng lực hội nhập WTO của các ngành sản phẩm NN, từ trồng trọt, chăn nuôi, đến dịch vụ NN.
Theo Dân Việt

Nguồn:http://danviet.vn/131657p1c25/5-nam-gia-nhap-wto-nong-nghiep-van-yeu-kem.htm

NỘI DUNG KHÁC

HỘI THẢO TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2013

26-3-2013

Trong năm 2012, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục là một điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng 3,4% và xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục 27 tỷ USD. Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu có ba mặt hàng đạt kim ngạch hơn 3 tỷ USD (gạo, cà phê, đồ gỗ) và 5 mặt hàng đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD (cao su, cá tra, tôm, hạt điều, sắn). Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều bất ổn, nông nghiệp tiếp tục là ngành cứu cánh cho toàn bộ nền kinh tế.

190 đại biểu về dự Hội thảo triển vọng ngành hàng cà phê 2013 với chủ đề: Giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng.

11-3-2013

Sáng 10/3, tại khách sạn Sài Gòn Ban Mê – Thành phố Buôn Ma Thuột, Viện Chính sách và Chiến lược – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên tổ chức Hội thảo triển vọng ngành hàng cà phê 2013 với chủ đề: Giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng.

Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ an toàn

4-3-2013

Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), khẳng định chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn bền vững là xu thế tất yếu, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của ngành chăn nuôi trong nước.

Khơi dòng tín dụng cho tôm và cá tra

1-3-2013

Theo báo cáo tổng hợp, năm 2012 có 30 địa phương nuôi tôm nước lợ với diện tích 655.000 ha, đạt sản lượng 487.960 tấn. Diện tích thả nuôi tương đương nhưng sản lượng giảm 1,6% so với niên vụ trước do có hơn 100.000 ha tôm bị thiệt hại do dịch bệnh.

Nông dân vẫn chưa vui

4-3-2013

Đến chiều 3-3, nông dân ở ĐBSCL vẫn tỏ ra chưa vui vì đã thu hoạch xong nhưng giá bán lúa lại không cao. “Thương lái mua lúa hạt dài tại ruộng với giá 4.600 đồng/kg, lúa IR 50404 giá 4.400 đồng/kg, tăng từ 300 - 400 đồng/kg so với cách đây 1 tuần” - nông dân Điền Văn Bảnh, ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang, cho biết. Đây cũng là giá mua lúa phổ biến ở ĐBSCL.

Tăng mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cho hộ cận nghèo

2-3-2013

Đó là một trong những nội dung tại Quyết định 358/QĐ-TTgsửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Vực dậy ngành thủy sản

28-2-2013

Không phải đến bây giờ mà từ 5 năm trước, chúng ta đã thấy những bất cập của ngành thủy sản. Nhiều hội nghị nói về nguyên nhân và giải pháp khắc phục, thế nhưng cuối cùng vẫn đâu vào đấy.

Kiến nghị tăng giá sàn mua lúa tạm trữ

28-2-2013

Sau gần một tuần triển khai thu mua tạm trữ, người dân đã bắt đầu trữ lúa lại không bán ra nữa.

Miền Trung - Tây Nguyên đối mặt hạn hán khốc liệt: Cắt giảm lúa, trồng cây ưa cạn

27-2-2013

Đây là khuyến cáo được đưa ra tại hội nghị trực tuyến sơ kết sản xuất vụ đông xuân 2012- 2013, triển khai kế hoạch vụ hè thu 2013 các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên, do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 26.2.

Mua dự trữ 40 triệu liều vắc xin cúm gia cầm

27-2-2013

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa giao cho Bộ NNN&PTNT mua dự trữ 40 triệu liều vắc xin cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây khẩn cấp khi có dịch xảy ra.

10.800 tỷ đồng cho hộ cận nghèo vay ưu đãi

27-2-2013

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định (QĐ) 15 ngày 23.2 về tín dụng đối với hộ cận nghèo.

Tín hiệu đáng mừng với ngành chăn nuôi và người tiêu dùng

27-2-2013

Tại Hà Nội, gà nhập lậu đã được kiểm soát tới 95%, nguy cơ nhiễm cúm gia cầm đã kiểm soát được 100%.