TIN TỨC-SỰ KIỆN

Vụ đông xuân lạ và hành động của chúng ta

Ngày đăng: 11 | 01 | 2013

Ông Quách Ngọc Ân - nguyên Phó Cục trưởng Cục Khuyến nông Khuyến lâm đã bày tỏ với NNVN những đối sách ứng phó cho một vụ đông xuân có nhiều diễn biến lạ như năm nay…

Tương quan giữa thời tiết và vụ lúa đông xuân ở miền Bắc như thế nào thưa ông?
Ông Quách Ngọc Ân
Đây là một tương quan chặt nhưng đáng tiếc chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào để trả lời chính xác cả. Trước đây khi những tiến bộ kỹ thuật còn có mức độ, thời tiết quyết định 90% năng suất và sản lượng lúa, còn giờ đây khoa học phát triển, thời tiết vẫn quyết định đến 70%.
Tác động đầu tiên của thời tiết là ảnh hưởng đến diện tích lúa như rét quá gây chết mạ không đủ cấy hoặc hạn quá không thể cấy được. Thời tiết cũng rất quan trọng lúc lúa trỗ, nếu trỗ gặp gió tây hay rét nàng Bân đều hỏng. Thời tiết lúc lúa sau trỗ 20 ngày tác động mạnh đến khả năng quang hợp của cây, lúc đó lượng bức xạ càng lớn càng có lợi và ngược lại.
Theo kinh nghiệm của tôi, vụ đông xuân ấm khó làm hơn vụ đông xuân rét. Thời tiết ấm dễ gây tình trạng mạ già, thời gian sinh trưởng của cây lúa bị rút ngắn nên năng suất thấp còn rét khó cho việc làm mạ, cấy nhưng thời gian sinh trưởng của cây lúa dài, năng suất sẽ cao.
Rét hay ấm là khái niệm chung chưa thật chính xác vì có nhiều kiểu như rét đầu vụ ấm giữa và cuối vụ, ấm đầu vụ rét giữa và cuối vụ, ấm suốt cả vụ (ấm điển hình), rét suốt cả vụ (rét điển hình)…
Vậy vụ đông xuân này theo xu hướng thế nào?
Bộ NN-PTNT hồi cuối tháng 10 đã tổng kết vụ mùa và triển khai vụ đông xuân theo hướng nhận định là vụ đông xuân ấm nhưng theo tôi không hẳn thế bởi nhiều căn cứ. Căn cứ dân gian “Ăn lúa tháng năm trông trăng rằm tháng tám”, tháng tám năm nay chập tối trăng đục nửa đêm trăng trong (nét). Thêm nữa các cụ nói “Cửu nguyệt lôi phong tứ nguyệt hàn” (tháng chín có gió, sấm sét thì tháng tư sang năm vẫn còn rét). Tháng chín vừa rồi vẫn có sấm nên tháng tư sang năm vẫn còn rét. Suy ra theo kinh nghiệm dân gian xu thế của năm nay là rét muộn.
Căn cứ theo diễn biến khối khí lạnh từ Siberia, năm nào ở đó càng lạnh mùa đông của ta càng rét, năm nay Đông Âu ghi nhận rét kỷ lục trong vòng mấy chục năm, mùa đông của ta cũng bị ảnh hưởng. Căn cứ thứ ba dựa vào quy luật nhiều năm của khí tượng.
Chung quy lại, theo tôi năm nay không phải vụ đông xuân ấm mà là đông xuân rét về cuối vụ, rét kèm hơi ẩm chứ không khô hanh như mọi năm.
Làm đất để sẵn sàng xuống giống vụ ĐX
 
Trước diễn biến thời tiết lạ như thế, với kinh nghiệm lâu năm của ông SXNN chúng ta phải đối phó ra sao?
Về làm đất, “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân” nơi nào chân vàn cao, cày ải được thì cày còn chân thấp phải chuyển sang làm dầm vì thời gian từ nay đến lúc cấy không còn dài nữa. Dầm tức giữ nước trong mặt ruộng rồi cày cho thật nhuyễn. “Ải thâm không bằng dầm ngấu”, phơi ải mà không có nắng như năm nay thì đất vẫn còn màu thâm chứ không chuyển sang màu trắng sẽ không tốt bằng dầm cho thật ngấu. Khi làm dầm chúng ta lưu ý nếu cày lật mà gốc rạ còn dài thì cần bón thêm vôi cho rạ mục nhanh.
Về chỉ đạo xuống mạ nên để tâm ba việc: Dùng giống ngắn ngày, nơi có điều kiện thì sử dụng lúa lai. Che chắn mạ bằng ni lông. Điều tiết nước trên ruộng mạ kết hợp bón tro bếp chống rét (không nên để mức nước sâu, giữ nước ở rãnh luống còn mặt luống chỉ cần đủ ẩm). Làm tốt khâu mạ là chắc thắng đến 70% ở vụ đông xuân.
Về nước, theo thông báo có 3 đợt lấy nước trong đó đợt 1: 25 - 29/1; đợt 2: 4 - 9/2; đợt 3: 19 - 24/2. Phải đón nước, sử dụng nước sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất là đợt 2 lấy nước sát vào những ngày Tết càng phải chăm chút cho đồng áng, tránh lơi là, lãng phí.
Nếu diễn biến thời tiết theo khuynh hướng rét muộn cũng cần đề phòng một số đối tượng sâu bệnh như tháng ba có nắng ấm phòng bọ trĩ phá lúa mới cấy, cuối tháng tư trở đi phòng bệnh đạo ôn.
Tổng quát lại vụ đông xuân năm nay tuy diễn biến phức tạp nhưng tương đối thuận lợi cho SX. Nếu nắm bắt được tình hình, điều chỉnh kịp thời, chỉ đạo tốt chúng ta vẫn có nhiều triển vọng về năng suất.
Xin cảm ơn ông!
Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Đề xuất dừng quy hoạch phát triển kho chứa lúa

11-1-2013

Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NNPTNT) đã đề xuất Bộ NNPTNT dừng cấp phép xây kho chứa trong thời gian tới.

Ưu tiên vốn cho sản xuất nông nghiệp

11-1-2013

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có văn bản chỉ đạo Bộ NNPTNT tập trung thực hiện công tác quy hoạch, tái cơ cấu ngành... để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ngành nông nghiệp.

Đề nghị cho nhập khẩu nội tạng trắng

10-1-2013

Bộ NNPTNT vừa có công văn số 79/BNN-HTQT đề nghị Chính phủ cho phép nhập khẩu trở lại các sản phẩm nội tạng động vật trắng.

Tháo gỡ nghịch lý trong nông nghiệp

10-1-2013

Cho rằng các khâu mắt xích trong nền sản xuất nông nghiệp đều "có vấn đề", từ chính sách, người nông dân, doanh nghiệp đến thị trường xuất khẩu, GS Võ Tòng Xuân bàn giải pháp tái cấu trúc lại.

Vụ đông xuân 2013: Khuyến khích SX-XK gạo cao cấp

9-1-2013

Xuất khẩu gạo trong quý 1/2013 có thể sẽ chững lại tương tự quý 1 năm ngoái. Tuy nhiên, trong năm nay việc mở rộng sản xuất-XK các loại gạo phẩm cấp cao, đặc biệt là gạo thơm sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngành lúa gạo.

Sản xuất lúa thắng lợi

9-1-2013

Trong nông nghiệp ở nước ta, lúa là ngành sản xuất thắng lợi lớn, nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới: Nông dân vẫn nghèo

9-1-2013

Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu gạo kỷ lục với 7,72 triệu tấn đạt giá trị hơn 3,45 tỷ USD. Nước ta xuất khẩu gạo đứng hàng nhất nhì thế giới nhưng nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý này đã và đang tồn tại từ nhiều năm qua.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

17-12-2012

Hội thảo: Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất và kinh doanh rau quả ở quy mô nhỏ.

Thận trọng khi thương mại hóa cây trồng biến đổi gen: Xu thế tất yếu?

21-11-2012

Hiện, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang cân nhắc đưa 3 loại cây biến đổi gen (BĐG) vào trồng trên diện rộng là ngô, bông và đậu tương. Đây là 3 loại sản phẩm Việt Nam phải nhập khẩu với số lượng lớn, khoảng hơn 1 triệu tấn ngô, 2 - 3 triệu tấn đậu tương và khoảng 80-90% nhu cầu sử dụng bông.

Kiểm soát rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc: Cần những điều chỉnh kịp thời để tránh thiệt hại

16-10-2012

Gần đây, rau quả Trung Quốc tiếp tục tràn ngập thị trường Việt Nam với nhiều loại quả như: cam, quýt, nho...không chỉ gây ra mối lo ngại về vệ sinh ATTP mà còn gây nhiều bất ổn của cung cầu nội địa. Trước tình hình đó, một số ý kiến cho rằng bên cạnh tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch tại các cửa khẩu vùng biên, một mặt khác cũng cần xây dựng chính sách hợp lý hơn nhằm hạn chế mặt hàng rau quả trong danh mục hàng hóa nhập khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi giữa cư dân biên giới...

Bộ môn Thể chế nông thôn cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn

30-9-2012

Bộ môn Thể chế nông thôn cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn thực hiện hoạt động “Rà soát chính sách và thu thập tài liệu thứ cấp liên quan đến khuyến khích đầu tư doanh nghiệp khu vực nông thôn”.

Thận trọng khi thương mại hóa cây trồng biến đổi gen

13-11-2012

Những ưu điểm của cây trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crop - GMC) đã được chứng minh, tuy nhiên, việc thương mại hóa loại cây trồng này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, nhất là ở những nước đang bước vào thời kỳ đầu của việc nghiên cứu, ứng dụng GMC như Việt Nam. Đa số nhà khoa học đều nhấn mạnh, cần thận trọng triển khai từng bước, cũng như tiến hành khảo nghiệm trước khi trồng cây biến đổi gen ra đại trà.