TIN TỨC-SỰ KIỆN

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Ngày đăng: 17 | 12 | 2012

Hội thảo: Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất và kinh doanh rau quả ở quy mô nhỏ.

Kính gửi các cơ quan báo chí, truyền thông
Trong khuôn khổ các hoạt động của Diễn đàn An toàn thực phẩm được tài trợ bởi tổ chức VECO Việt Nam và do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) quản trị, ngày 12/10/2012, IPSARD đã tổ chức thành công Hội thảo “Quản lý An toàn thực phẩm đối với rau quả nhập khẩu của Việt Nam” và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cơ quan chuyên ngành, chuyên gia nông nghiệp, cũng như các cơ quan báo chí, truyền hình.
Để tiếp tục trao đổi và thảo luận các kiến nghị về chính sách An toàn thực phẩm, cơ chế quản lý chất lượng rau của các hộ sản xuất quy mô nhỏ và kinh nghiệm trong quản lý an toàn thực phẩm của một số nước trên thế giới, từ đó sẽ đưa ra những kiến nghị, đề xuất về quản lí an toàn thực phẩm đối với sản xuất và kinh doanh rau quả ở quy mô nhỏ, ngày 19 tháng 12 năm 2012, IPSARD sẽ phối hợp với VECO tổ chức Hội thảo Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất và kinh doanh rau quả ở quy mô nhỏ.
Tại Hội thảo này, các đại biểu sẽ được nghe: “Báo cáo Thực trạng và vận động chính sách về quản lí chất lượng chuỗi rau an toàn” do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông nghiệp (CASRAD) trình bày; “Báo cáo Gíam sát tồn dư thuốc BVTV trên một số loại rau quả tại thị trường Hà Nội” do Cục bảo vệ thực vật trình bày; “Báo cáo Kinh nghiệm quản lí ATTP trong thương mại rau quả tại một số nước trên thế giới” do Vụ thương mại miền núi, Bộ Công thương trình bày; “Kiến nghị chính sách ATTP ngành rau” do Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT trình bày, cùng những thảo luận, hỏi-đáp của các đại biểu với các diễn giả tại Hội thảo.
Tham gia Hội thảo có đại diện của: Cục bảo vệ thực vật; Chi cục BVTV Phú Thọ, CASRAD, Bộ Công thương; IPSARD và các cơ quan thông tấn, báo chí.
-      Thời gian: 08h30 – 11h30, ngày Thứ tư, 19/12/2012
-      Địa điểm: Trung tâm Phụ nữ và phát triển, số 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
 Xin trân trọng cảm ơn. /.
IPSARD

NỘI DUNG KHÁC

Thận trọng khi thương mại hóa cây trồng biến đổi gen: Xu thế tất yếu?

21-11-2012

Hiện, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang cân nhắc đưa 3 loại cây biến đổi gen (BĐG) vào trồng trên diện rộng là ngô, bông và đậu tương. Đây là 3 loại sản phẩm Việt Nam phải nhập khẩu với số lượng lớn, khoảng hơn 1 triệu tấn ngô, 2 - 3 triệu tấn đậu tương và khoảng 80-90% nhu cầu sử dụng bông.

Kiểm soát rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc: Cần những điều chỉnh kịp thời để tránh thiệt hại

16-10-2012

Gần đây, rau quả Trung Quốc tiếp tục tràn ngập thị trường Việt Nam với nhiều loại quả như: cam, quýt, nho...không chỉ gây ra mối lo ngại về vệ sinh ATTP mà còn gây nhiều bất ổn của cung cầu nội địa. Trước tình hình đó, một số ý kiến cho rằng bên cạnh tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch tại các cửa khẩu vùng biên, một mặt khác cũng cần xây dựng chính sách hợp lý hơn nhằm hạn chế mặt hàng rau quả trong danh mục hàng hóa nhập khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi giữa cư dân biên giới...

Bộ môn Thể chế nông thôn cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn

30-9-2012

Bộ môn Thể chế nông thôn cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn thực hiện hoạt động “Rà soát chính sách và thu thập tài liệu thứ cấp liên quan đến khuyến khích đầu tư doanh nghiệp khu vực nông thôn”.

Thận trọng khi thương mại hóa cây trồng biến đổi gen

13-11-2012

Những ưu điểm của cây trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crop - GMC) đã được chứng minh, tuy nhiên, việc thương mại hóa loại cây trồng này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, nhất là ở những nước đang bước vào thời kỳ đầu của việc nghiên cứu, ứng dụng GMC như Việt Nam. Đa số nhà khoa học đều nhấn mạnh, cần thận trọng triển khai từng bước, cũng như tiến hành khảo nghiệm trước khi trồng cây biến đổi gen ra đại trà.

Để khoa học và công nghệ là điểm tựa cho nông nghiệp - Tạo giá trị gia tăng tối ưu

13-11-2012

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCH TƯ Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ (KH-CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã nhấn mạnh:

Lời hứa phát triển nông thôn: Vẫn yếu khâu vốn

13-11-2012

Vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; xây dựng nông thôn mới chưa đáp ứng được yêu cầu.

“Giờ là lúc đi thẳng vào nông nghiệp”

13-11-2012

“Có mở tiếp cánh cửa vào tương lai không, câu hỏi đó tùy thuộc chúng ta. Phải coi nông nghiệp là đòn xoay, trụ đỡ, là hạt nhân của công nghiệp, dịch vụ... Nếu bỏ qua, cơ hội sẽ mất”- T.S Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển Nông nghiệp nông thôn - Bộ NN và PTNT trao đổi với Nhân Dân hằng tháng về lúa gạo, đất đai, nông nghiệp... trong tiến trình CNH.

Nhập siêu khổng lồ rau quả nhưng chất lượng chưa an toàn

14-10-2012

Trước thực trạng về tình hình nhập khẩu rau quả tăng mạnh trong thời gian gần đây, cán cân nhập siêu rau quả đang nghiêng về Việt Nam, chủ yếu rau quả được nhập có xuất xứ từ Trung Quốc mà không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, ngày 12/10 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội thảo “An toàn thực phẩm đối với rau quả nhập khẩu tại Việt Nam”.

Công đoàn IPSARD tổ chức Đại hội công đoàn Viện, nhiệm kỳ 2012-2015

4-11-2012

Chiều ngày 02/11/2012 Công đoàn Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã tổ chức thành công Đại hội công đoàn Viện nhiệm kỳ 2012-2015.

Quy mô sử dụng đất nhỏ lẻ gây khó cho mô hình cánh đồng mẫu lớn

25-10-2012

Đó là một trong những kết quả từ cuộc Họp báo công bố “Báo cáo kết qủa Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011” diễn ra ngày 25 tháng 10 năm 2012 tại Hà Nội.

Nới rộng hạn điền mới hết lo

24-10-2012

“Hạn điền nới rộng đồng nghĩa với việc giải phóng tâm lý lo lắng của nông dân, lúc đó họ sẽ có kế hoạch đầu tư dài hạn để đem lại hiệu quả tối ưu nhất”.

Ruộng đồng “khoác áo chật”

24-10-2012

Theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, thời hạn giao đất nông nghiệp được kéo dài đến 50 năm thay vì 20 năm như hiện nay; diện tích được nhận chuyển nhượng cũng tăng. Thế nhưng, với nông dân ĐBSCL, những điều khoản này vẫn... lạc hậu.